Chống tiêu cực trong CSGT: Muốn “dấn thân” nhưng lại hồi hộp… !
Chống tiêu cực trong lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT) sẽ không hiệu quả nếu chỉ hô hào. Biện pháp trực tiếp nhất là phải bắt quả tang, hoặc ít nhất là phải tìm được tang chứng rành rành…
Bộ trưởng Bộ Công an kêu gọi báo chí và người dân cung cấp chứng cứ giúp ngành ngăn chặn, loại bỏ hành vi tiêu cực của CSGT. Vụ việc phóng viên Hoàng Khương của báo Tuổi trẻ TP HCM – một nhà báo khá nổi tiếng chống tiêu cực trong CSGT, bị khởi tố về chính vụ việc mà anh dấn thân, thu thập tài liệu để viết bài khiến người ta phải băn khoăn về thế nào là “dấn thân” cho an toàn, không vi phạm luật…
Nghề CSGT cũng đầy áp lực, nguy hiểm và cám dỗ (ảnh từ một clip quay cảnh người vi phạm hành hung CSGT). Ảnh: TL
Mới đây, trả lời về vấn đề tiêu cực của CSGT, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang khẳng định: “Tuyệt đại đa số CSGT giữ được phẩm chất đạo đức của mình, hoàn thành nhiệm vụ, không nhận hối lộ, không tiêu cực, không vi phạm nhưng vẫn còn một bộ phận không nhỏ CSGT vẫn vi phạm điều lệnh CAND, vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng…”. Thực tế, để người đứng đầu ngành CA chỉ ra được điều này đã là không dễ dàng, bởi muốn xác định được ai vi phạm, bao nhiêu trường hợp tiêu cực thì phải có bằng chứng cụ thể, không thể áng chừng, nói đại.
Theo Bộ trưởng Trần Đại Quang, từ nhiều năm nay, đã có nhiều động thái thể hiện thái độ của Đảng ủy Công an Trung ương và Bộ Công an rất nghiêm túc trong vấn đề chấn chỉnh những “con sâu làm rầu nồi canh” này. Thực tế, đã có những trường hợp vi phạm bị xử lý nghiêm. Tất nhiên, các vụ xử lý hiện mới đang dừng lại ở việc nhân dân, báo chí cung cấp nhiều thông tin, tư liệu về những vụ việc sai phạm. “Gần đây, các cơ quan thông tin đại chúng có đưa về một số vụ việc nổi cộm. Chúng tôi có thái độ xử lý rất nghiêm túc. Chúng tôi đã đình chỉ công tác, khởi tố và đưa ra truy tố trước pháp luật, đồng thời xem xét trách nhiệm của những người trực tiếp quản lý, kể cả trưởng phòng, phó giám đốc, giám đốc có liên quan nếu như công tác quản lý làm không tốt, để cho cán bộ, chiến sĩ tiêu cực” – Bộ trưởng Trần Đại Quang nói.
Người đứng đầu ngành Công an cũng thẳng thắn nhìn nhận rằng, tình hình tiêu cực như vậy có khả năng còn diễn biến, không thể một sớm, một chiều giải quyết cơ bản hay chấm dứt được tình trạng CSGT tiêu cực vi phạm. Vì thế, Bộ Công an đang tiếp tục chỉ đạo triển khai đề án để phòng ngừa tiêu cực trong CSGT. Tuy nhiên, cho rằng những nỗ lực từ trong ngành là không đủ, Thượng tướng Trần Đại Quang kêu gọi nhân dân cả nước và báo chí tiếp tục cung cấp thông tin về những hiện tượng CSGT vi phạm tiêu cực để lãnh đạo Bộ kịp thời xác minh và xử lý. “Chúng tôi cũng kêu gọi mọi người không nên dùng tiền, đưa cho CSGT nếu như mình vi phạm. Nếu CSGT vòi vĩnh và đòi hối lộ thì kiên quyết đấu tranh và tố cáo với cơ quan chức năng để chúng tôi xử lý” – Bộ trưởng Trần Đại Quang đã yêu cầu khá cụ thể như trên khi đề nghị báo chí, nhân dân vào cuộc chống tiêu cực trong lực lượng CSGT.
Video đang HOT
Bộ trưởng Bộ Công an đề nghị người dân không đưa tiền cho CSGT khi vi phạm về giao thông. Ảnh: TL
Về vụ phóng viên Hoàng Khương của báo Tuổi trẻ TP HCM “dấn thân” để thực hiện loạt bài khá sinh động về tiêu cực trong CSGT ở TP HCM khiến 1 CSGT bị khởi tố, bắt giam, vừa qua, VKSND TP HCM đã ra cáo trạng, quyết định truy tố Hoàng Khương về tội “đưa hối lộ” theo khoản 2 Điều 289 BLHS, vì cho rằng việc làm của nhà báo Hoàng Khương xuất phát từ lợi ích cá nhân, vượt quá mục đích tác nghiệp báo chí đơn thuần.
Hồ sơ vụ án này đã được chuyển đến TAND TP. HCM xem xét, nhưng dù kết quả xử lý có thế nào thì vụ án này cũng đang khiến báo giới “nhìn trước, ngó sau” với việc chống tiêu cực trong CSGT. “Dấn thân sao cho an toàn, không bị phạm luật…” – đó đang là băn khoăn của nhiều nhà báo tâm huyết. Về câu chuyện này, theo các luật sư, ở khía cạnh pháp lý, chỉ có thể truy tố một người về hành vi đưa hối lộ nếu người đó dùng tiền, lợi ích vật chất để yêu cầu người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc gì đó vì lợi ích cá nhân của mình. Đối với phóng viên báo chí, nếu tòa soạn có kế hoạch và phân công phóng viên tiến hành các hoạt động nghiệp vụ thu thập tài liệu, chứng cứ để viết bài phản ánh tiêu cực của CSGT thì cần coi đây là trường hợp thi hành công vụ, các biện pháp nghiệp vụ được áp dụng chỉ để nhằm có chứng cứ rõ ràng về ý thức và hành vi tiêu cực của CSGT, đặc biệt là báo chí lại cần sự dấn thân nhập cuộc tìm được bằng chứng rõ ràng để chuyển tải tới bạn đọc một cách sinh động.
Ở một số vụ “bắt quả tang CSGT”, đã có ý kiến cho rằng: Chính vì người dân chủ động đưa tiền “làm hư” CSGT, nếu anh không đưa tiền thì CSGT sẽ không vi phạm. Thực ra, đây là cách bào chữa rất gượng gạo, bởi một người CSGT trong sạch sẽ không bao giờ nhận hối lộ, dù ai đó có gợi ý, hay thậm chí ép buộc phải nhận tiền để bỏ qua cho vi phạm. Việc nhà báo nhập vai, tham gia vào nhóm người đưa hối lộ (để có bằng chứng xác thực về tiêu cực của CSGT, đáp ứng nhiệm vụ cơ quan giao) không làm thay đổi bản chất sự việc, bởi nếu không có sự tham gia của nhà báo đó thì việc “đưa” và “nhận” sẽ vẫn diễn ra bình thường.
Thực tế, có trường hợp do người vi phạm chủ động đưa tiền, nhưng cũng có những trường hợp CSGT gợi ý, ép người vi phạm hối lộ.
Theo các luật sư, pháp luật hình sự cũng quy định miễn truy cứu khi người hối lộ chủ động khai báo về sự việc (khoản 6 Điều 289 BLHS). Vậy nếu người đưa hối lộ để thực hiện một nhiệm vụ công tác với mục đích trong sáng thì càng miễn phải bàn. Do đó, nếu phóng viên tác nghiệp theo sự phân công của tòa soạn và có kế hoạch phản ánh sự việc trên báo thì rõ ràng không thể cho rằng, phóng viên đã vi phạm pháp luật.
Mặc khác, thông thường trong các vụ việc chống tiêu cực, cách xử lý luôn theo hướng bảo vệ, khuyến khích người tố cáo, người cung cấp bằng chứng vi phạm dù người này có vô tình hay cố ý thực hiện hành vi vi phạm. Đó là hướng xử lý đúng đắn, nhằm động viên, khuyến khích việc phòng, chống tiêu cực, tham nhũng. Mới đây nhất, ở vụ việc tiêu cực trong thi tốt nghiệp THPT ở trường Đồi Ngô (Bắc Giang), dù thí sinh quay clip rõ ràng đã vi phạm quy chế thi, nhưng em không bị xử lý kỷ luật, kết quả thi vẫn được công nhận. Ai cũng nhận thấy, ở những trường hợp như vậy, xử lý người chống tiêu cực là “lợi bất cập hại”. Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng cần có thái độ rõ ràng trong những sự việc tương tự, tránh để xảy ra tình trạng những người tâm huyết chùn chân hoặc vừa “dấn thân” vừa hồi hộp…!
Tội đưa hối lộ
(Điều 289 BLHS)
…
6. Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.
Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.
Theo PLXH
Đề xuất lắp camera ở phòng thi, hoặc bỏ kỳ thi tốt nghiệp
"Tôi thấy rằng công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT cần nghiêm hơn. Nếu cần thiết thì phải có hệ thống camera tại các phòng thi" - đó là một trong những giải pháp chống tiêu cực. Trong khi đó không ít người đưa ra ý kiến nên bỏ kỳ thi này.
Hình ảnh thí sinh sử dụng tài liệu, giám thị ném phao thi ở Bắc Giang đang gióng lên hồi chuông về chất lượng thi cử tại Việt Nam.
Vụ việc clip giám thị ném phao thi, thí sinh quay cóp tại trường THPT Dân lập Đồi Ngô (Bắc Giang) giờ đây không chỉ là câu chuyện xử lý thế nào đối với những người liên quan mà là hồi chuông về sự tiêu cực, bệnh thành tích trong giáo dục. Trong số những ý kiến gửi về tòa soạn xung quanh vấn đề này, độc giả ở địa chỉ email Nguyenminh20...@yahoo.com đã đưa ra ý kiến về việc nên lắp camera trong phòng thi.
Độc giả này lý giải: "Bởi vì, nếu có thanh tra đi kiểm tra cũng không thể kiểm soát được. Vì theo tôi chứng kiến, không chỉ có trường hợp trên (quá công khai) mà còn có nhiều trường hợp tiêu cực khác nữa chưa được phát hiện. Trên thực tế, ở các trường cuối năm học gần thi tốt nghiệp các thí sinh phải nộp một khoản tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng, tùy từng nơi (từ thời tôi thi năm 2006 đến bây giờ) với mục đích là để cho các thầy cô coi thi dễ hơn, canh chừng thanh tra cho các thí sinh xem tài liệu.
Thực tế này diễn ra ở rất nhiều trường. Có những học sinh có kết quả học tập rất tệ vẫn đỗ tốt nghiệp, và tỷ lệ đỗ rất cao, có thể tới 90 đến 99%. Đây thực sự là một con số ảo. Bản thân tôi rất bức xúc.Vì tôi muốn nền giáo dục Việt Nam phát triển cao về chất, như thế mới xứng tầm với thế giới. Còn nếu thế này thì rất là khó. Mà giáo dục là tiền đề để phát triển kinh tế cho đất nước".
Thí sinh căng thẳng trước khi bước vào môn thi tốt nghiệp THPT tại Hà Nội.
Trong khi đó, vào ngày hôm nay (8/6), trên các phương tiện truyền thông đại chúng, nhiều bậc tri thức đã đưa ra vấn đề có nên tổ chức kỳ thi tốt nghiệp nữa hay không, vì nó quá tốn kém, quá phức tạp và hàng chục năm trôi qua tiêu cực trong thi cử vẫn còn.
Trả lời trên Thanh Niên, ông Trịnh Ngọc Thạch - Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng: "Tôi tin rằng còn nhiều nơi có tiêu cực mà chúng ta chưa phát hiện ra thôi". Ông Thạch cũng cho rằng: "Đánh giá 12 năm học bằng một kỳ thi dứt khoát sẽ có lỗ hổng và tôi đảm bảo rằng không thể chính xác".
Trên VnExpress, Đại biểu Quốc hội, nhà sử học Dương Trung Quốc cũng ủng hộ phương án bỏ kỳ thi tốt nghiệp. Ông nói: "Tôi cho rằng, thi tốt nghiệp phổ thông thì chỉ cần đạt ngưỡng điểm nhất định, khác với thi đại học phải đạt điểm cao để được tuyển. Cần phải thay đổi nhận thức về kỳ thi này. Ngay chuyện học nhiều quá hiện nay tôi cho là không bình thường.
Theo tôi, có thể làm tốt đánh giá trong quá trình học của học sinh chứ không phải trong một kỳ thi. Các cụ bảo "học tài thi phận", tôi chia sẻ cái đó. Thi cử tạo áp lực, dẫn đến kết quả mà chính mình không mong muốn. Tôi tán thành làm tốt việc đánh giá trong quá trình quản lý, quá trình học các cháu và làm nghiêm kỳ thi đại học".
THỦY NGUYÊN
(tổng hợp)
Theo Infonet
Công an cử người bảo vệ thí sinh quay clip gian lận thi cử Sáng nay 8.6, Công an H.Lục Nam cho biết công an đã bố trí người bảo vệ thí sinh quay clip tiêu cực ở Hội đồng thi Trường THPT dân lập Đồi Ngô (H.Lục Nam, Bắc Giang) để tránh trường hợp xấu nhất xảy ra. Trước đó, Công an H.Lục Nam đã mời thí sinh này lên làm việc. Về phần thí sinh...