Chồng thử nghiệm cơn đau đẻ để chứng minh vợ “chỉ làm quá” nhưng không ngờ…
Chỉ khi tự mình trải nghiệm, đàn ông mới có thể hiểu nỗi đau đớn một người phụ nữ phải chịu đựng khi sinh con khủng khiếp đến mức nào.
Phụ nữ thường nói “không có gì trên cuộc đời này đau bằng đau đẻ”. Vậy nhưng thật khó để đàn ông biết được cơn đau đó khủng khiếp đến mức nào.
Trên thực tế, nhiều ông chồng còn cho rằng, mang thai, sinh con vốn là trách nhiệm, nghĩa vụ của người phụ nữ. Đó không phải vấn đề lớn và thực chất những bà vợ chỉ muốn làm quá lên.
Trước khi bước vào thử thách, một trong 4 người cảm thấy hoang mang khi hỏi bác sỹ: “Chị có nghĩ rằng chúng tôi sẽ chết không?”.
- Cơn đau mức độ 1: Nhìn chung họ đều có cảm giác là đau râm ran ở vùng bụng, các cơ quan trong bụng đang rung lên. Cả 4 chàng trai đều trải qua cơn đau ở mức độ nhẹ không quá khó khăn.
“Có cảm giác như một triệu con kiến và mũi kim đâm xuyên qua da thịt tôi”, một anh chàng cho hay.
- Cơn đau mức độ 2: Cả 4 người đều có cảm giác rất đau. Họ la hét liên tục.
“Cảm giác như có ai đó đang cào cấu trong dạ dày”, một chàng chia sẻ.
- Cơn đau mức độ 3: Với mức độ này thì một trong 4 chàng trai đã bỏ cuộc ngay từ những giây phút đầu. Anh ấy hét lên rằng muốn được gây tê màng cứng: “Nó rất đau, cơn đau làm bạn không thể tập trung xem điều gì đang xảy ra nữa”.
- Cơn đau mức độ 4: Cả 3 người đàn ông còn lại đều phải thú nhận đây là cơn đau khủng khiếp nhất. Một người đàn ông tiếp theo đã bỏ cuộc: “Phần lưng của tôi đau khủng khiếp. Tôi không thể diễn tả bằng lời”.
- Cơn đau mức độ 5: Cả 2 người đàn ông còn lại cùng lên tiếng bỏ cuộc ngay ở những giây phút đầu của cơn đau.
Hai người đàn ông tự trải nghiệm cơn đau đẻ để chứng minh vợ chỉ làm quá lên.
Để chứng minh cho quan điểm của mình, hai tình nguyện viên đã tự mình thử nghiệm cơn đau đẻ mô phỏng nhưng mọi việc đã không diễn ra như họ mong đợi.
Một người trong số họ không biết rằng những gì họ đang trải qua thậm chí chỉ tương đương với cơn đau khi phụ nữ bắt đầu chuyển dạ. Ngay khi cơn đau dồn dập hơn, cả hai người bắt đầu đau quằn quại không kiểm soát được cơ thể và một trong hai còn hét lên rằng anh ấy sắp nôn đến nơi.
Họ không ngờ mọi chuyện lại kinh khủng đến mức này.
Chồng vật vã nắm chặt tay vợ vì “đau đẻ”.
Vợ của cả hai cũng được mời đến để chứng kiến chồng “chuyển dạ” và an ủi, động viên tinh thần họ. Vậy nhưng, cả hai đều không thể nhịn được cười khi thấy chồng vật vã vì đau đẻ khi chỉ vài phút trước họ mạnh miệng tuyên bố vợ chỉ thích phóng đại mọi chuyện.
Những bà vợ thấy thú vị khi chồng mình đang trong cơn chuyển dạ.
Sau khi tự mình trải nghiệm cơn đau đẻ, một trong hai người đàn ông phát biểu: “Thật khủng khiếp. Nếu những gì con vừa trải qua là những gì mẹ đã phải chịu đựng vì con thì con thực sự xin lỗi. Mẹ là một siêu anh hùng”.
Sau thí nghiệm đau đớn này, họ cũng thông cảm và trân trọng người bạn đời của mình hơn.
Sau trải nghiệm này, chắc chắn họ sẽ trân trọng và yêu thương những phụ nữ quanh mình hơn.
Video của hai tình nguyện viên sau khi được đăng tải đã nhận được sự ủng hộ của rất nhiều phụ nữ. Nhiều người cho biết ông chồng nào cũng nên thử đau đẻ một lần để biết vợ mình vĩ đại đến mức nào.
Trong khi đó, nhiều người hài hước bình luận rằng đừng trách phụ nữ khi họ chửi thề hay cào cấu bạn vì đau. Hai người này mới chỉ trải nghiệm vài phút mà đã thế này thì những cơn đau kéo dài hàng giờ liền hoàn toàn có thể khiến phụ nữ phát điên.
Theo Em Đẹp
26 năm ghép tạng ở Việt Nam: Công việc lặng thầm
Những lúc nguy nan cần đúng giờ, cần chính xác tới từng giây... Nhưng việc vận động, chia sẻ từng chút, thấu hiểu nỗi đau đớn của các gia đình vừa mất người thân mới là công việc các cán bộ trung tâm phải bền bỉ và cần mẫn thực hiện.
Anh Nguyễn Hữu Hoàng lấy giác mạc hiến tặng của bé Hải An - Ảnh: NVCC
"Những lúc nguy nan cần đúng giờ, cần chính xác tới từng giây"
(Một cán bộ Trung tâm Điều phối hiến ghép mô tạng quốc gia nói về việc nhận tạng)
Một ngày tháng 4-2018 ở Hà Nội, sau buổi họp báo công bố ca ghép phổi đầu tiên từ người cho chết não, nhóm cán bộ của Trung tâm Điều phối hiến ghép mô tạng quốc gia, những người có đóng góp quan trọng trong vận động, chia sẻ và điều phối các ca hiến - ghép, vội trở về trụ sở chuẩn bị những công việc còn dang dở.
Bữa trưa vừa ăn vừa làm việc có món bánh mì kẹp và nước trà, trong hai căn phòng rất nhỏ và một căn nữa vốn là hành lang ở Bệnh viện Việt - Đức.
Dùng thùng đựng kem để... bảo quản tạng
Những ngày đầu tiên hoạt động độc lập, phải nói là mọi thứ đều rất khó khăn, chưa ai hiểu về việc hiến - ghép mô tạng, cũng chưa có bất cứ dữ liệu gì sử dụng để tuyên truyền việc hiến tạng.
Ông Nguyễn Hoàng Phúc, phó giám đốc Trung tâm Điều phối hiến ghép mô tạng, cho biết có những ngày các ông đi nói về hiến ghép mô tạng ở các hội nghị hàng trăm đại biểu, nhưng không nhận được một đơn đăng ký hiến tạng nào.
"Khi đó VN đã thực hiện được ghép gan, ghép thận, ghép giác mạc, van tim..., nhưng ghép từ người hiến tạng đã chết não là điều gì đó rất xa lạ. Vì không có dữ liệu để truyền thông, năm cán bộ đầu tiên của trung tâm cứ mày mò vừa vận động vừa tìm hiểu, rồi cũng có những người đăng ký hiến tạng đầu tiên.
Năm 2015, hơn hai năm sau khi thành lập, lần đầu tiên trung tâm điều phối hiến - ghép mô tạng xuyên Việt: một êkip bác sĩ từ Bệnh viện Việt - Đức đã lên máy bay vào Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM để nhận tạng hiến, rồi quay lại ghép ở Bệnh viện Việt - Đức.
Một trái tim không thể sống thêm quá sáu giờ kể từ khi rời khỏi cơ thể người hiến tặng, nên mỗi một phút di chuyển đều phải tính toán kỹ, cộng thêm yêu cầu phải hồi sức tích cực cho người hiến chết não trước khi êkíp nhận tạng tới kịp.
"Những lúc nguy nan cần đúng giờ, cần chính xác tới từng giây, có khi chúng tôi không mua được vé máy bay, cứ lên sân bay ngồi "ăn vạ" và rồi cũng được lên máy bay. Thùng chứa tạng hiến lúc ấy chỉ là loại thùng dùng để đựng kem. Mãi sau này chúng tôi mới có một thùng chuyên dụng chứa tạng hiến" - một cán bộ trung tâm cho biết.
Nhưng đó chưa phải là tất cả những khó khăn mà các cán bộ trung tâm phải trải qua. Việc phải vận động, chia sẻ từng chút, thấu hiểu nỗi đau đớn của các gia đình vừa mất người thân mới là công việc các cán bộ trung tâm phải bền bỉ và cần mẫn thực hiện.
Thùng chuyên dụng dùng để bảo quản vận chuyển tạng hiến - ghép đang nằm trên ghế máy bay - Ảnh: BVCC
Tinh thần tự nguyện
TS.BS Dư Thị Ngọc Thu, phụ trách đơn vị điều phối ghép tạng Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết dù đơn vị điều phối ghép tạng Bệnh viện Chợ Rẫy đã hoạt động bốn năm nay nhưng chủ yếu trên tinh thần tự nguyện.
Đơn vị có sáu người nhưng chỉ ba người là không kiêm nhiệm. Ba người còn lại đều kiêm nhiệm ở các khoa phòng khác trong bệnh viện.
Gọi là tự nguyện vì bất kể ngày hay đêm, có việc liên quan đến hiến - ghép tạng là phải "chạy", còn tiền lương thì chỉ được tạm thời chấm công ngoài giờ.
Khi đơn vị điều phối ghép tạng tiếp cận được một gia đình đồng ý hiến tạng trong lúc người bệnh của họ đang nằm điều trị tại bệnh viện, phải cử người theo dõi, đánh giá tình trạng người hiến tạng xem họ có hiến được hay không và dành thời gian cho gia đình người hiến.
Một nhân viên của đơn vị khi đã tiếp cận, tư vấn một gia đình bệnh nhân nào sẽ theo suốt vì việc thay đổi nhân viên tiếp cận sẽ có thể khiến họ mất cảm giác an toàn. Nếu trong quá trình tư vấn mà nhân viên của đơn vị làm gia đình người hiến hụt hẫng, họ có thể từ chối hiến tạng...
Do vậy công việc của người làm trong đơn vị là phải luôn cố gắng hết sức để làm cho những người khác dù đang trong hoàn cảnh rối bời trước thông tin người thân của họ không thể cứu sống được nữa nhưng vẫn đặt niềm tin vào đơn vị điều phối hiến tạng để chấp nhận hiến tạng người thân.
Có những gia đình hiến tạng hoàn cảnh rất khó khăn, khi hiến tạng dù họ không mảy may đòi hỏi gì, nhưng những người làm trong đơn vị phải có trách nhiệm làm cách nào có thể giúp được họ như tìm mạnh thường quân, phối hợp với các bộ phận công tác xã hội.
Đó là chưa kể rất nhiều công việc tỉ mỉ không thể kể hết mà những người làm cầu nối cho công việc hiến và ghép tạng phải thực hiện...
Ngân hàng không tiền
Trong căn phòng nhỏ ở Bệnh viện Mắt T.Ư tại Hà Nội có một ngân hàng kỳ lạ: ngân hàng mắt.
Anh Nguyễn Hữu Hoàng là giám đốc ở đó, và mỗi khi tài khoản FB của anh báo tin anh đang ở địa danh nào đó trên đất nước này, với một chiếc hộp cũng lạ kỳ không kém, thì gia đình anh hiểu rằng vừa có một người qua đời hiến tặng giác mạc cho người còn sống.
Và anh Hoàng đang trên đường nhận món quà đặc biệt ấy cho những bệnh nhân của mình.
Là cử nhân ngành báo chí, cơ duyên đưa anh Hoàng đến với ngân hàng mắt, và anh là một trong những người đầu tiên được học bài bản về việc nhận giác mạc hiến tặng ở Ấn Độ.
Bất kể lúc nào, nếu có người hiến tặng giác mạc là anh phải lên đường dù là đêm khuya mưa gió. Anh kể lần nhận giác mạc hiến tặng làm anh xúc động nhất là giác mạc của Hải An, cô bé 7 tuổi qua đời hôm 22-2-2018 vì bệnh ung thư.
Khi anh đến để lấy giác mạc, bé gái mới qua đời nằm như một thiên thần đang ngủ, anh phải cẩn thận trong từng thao tác để không làm ảnh hưởng đến "giấc ngủ" thiên thu của cháu.
Anh thú nhận mình đã rơi nhiều nước mắt ở những lần nhận giác mạc, nhưng đó là lần anh xúc động nhất.
Năm 2017 ngân hàng mắt nhận được 77 giác mạc hiến tặng từ những người vừa qua đời ở VN. Đó là con số ít ỏi nếu so với số người cần được chữa lành các bệnh về giác mạc ở Việt Nam hiện nay.
Nhưng với anh Hoàng, 77 giác mạc đó là hành trình những chuyến đi thầm lặng nhưng khó quên của anh, một người làm ở ngân hàng nhưng không hề giữ tiền, chỉ giữ những điều kỳ diệu làm cho người ta thêm tin yêu cuộc sống này.
Con số khó tưởng tượng
Theo thống kê của Trung tâm Điều phối hiến ghép mô tạng quốc gia, năm 2014 chỉ có 265 người đăng ký hiến tặng mô tạng; đến năm 2015 số người đăng ký hiến tặng đã tăng lên 3.542 người; năm 2016 là 6.726 người; 2017 là 11.663 người, đến nay là hơn 15.000 người.
Theo ông Nguyễn Hoàng Phúc, phó giám đốc trung tâm, "đó là những con số chúng tôi từng không tưởng tượng được".
Theo tuoitre.vn
Bị sếp lừa vào chòng với bài tán gái cũ rích, cô gái trẻ chịu nỗi đau đớn chồng chất Người ta thường nói "khi yêu con tim mù lòa". Quả thật trong thời kỳ yêu anh, tôi không còn nhìn rõ con đường mình đi nữa, chỉ coi anh là cả bầu trời, cả lẽ sống của mình. Trước khi đến với anh, tôi cũng được khá nhiều người đàn ông trưởng thành, chín chắn đeo đuổi và tán tỉnh. Lạ một...