Chống thất thu thuế từ ‘ông lớn’ đến từng cá nhân bán hàng qua sàn thương mại điện tử
Trong 9 tháng, Bộ Tài chính thu đến 3.200 tỷ đồng từ những ‘ông lớn’ cung cấp dịch vụ thương mại điện tử xuyên biên giới.
Cùng với đó, tới đây, chủ sàn thương mại điện tử sẽ phải cung cấp thông tin hàng quý cho cơ quan thuế về doanh thu bán hàng của các thương nhân, tổ chức, cá nhân…
Chủ sở hữu sàn thương mại điện tử cung cấp thông tin về doanh thu bán hàng của thương nhân, tổ chức, cá nhân cho cơ quan thuế định kỳ hàng quý.
Thông tin từ Bộ Tài chính cho thấy trong 9 tháng thu thuế được 3.160 tỷ đồng từ 37 tập đoàn công nghệ quốc tế như Google, Microsoft, TikTok…
Trong đó, một số nhà cung cấp nước ngoài kê khai nộp thuế lớn như Meta (Facebook) nộp trên 1.700 tỷ đồng, Google nộp gần 1.000 tỷ đồng… Còn trong nước, các tổ chức, cá nhân Việt Nam có thu nhập từ thương mại điện tử, cung cấp dịch vụ số đã nộp 531 tỷ đồng.
Số thuế thu được từ những nhà cung cấp nước ngoài, đặc biệt những “ông lớn” cung cấp dịch vụ thương mại điện tử xuyên biên giới tăng nhanh từ khi Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài được chính thức đưa vào hoạt động từ ngày 21/3 vừa qua.
Cổng thông tin điện tử là địa chỉ để nhà cung cấp nước ngoài thực hiện việc đăng ký, kê khai và nộp thuế cũng như có thể tra cứu thông tin, tìm hiểu về hệ thống chính sách pháp luật thuế Việt Nam.
Với phương thức thu thuế mới này, Việt Nam đã trở thành 1 trong 4 quốc gia đầu tiên ở khu vực ASEAN khẳng định chủ quyền đánh thuế của quốc gia đối với tổ chức, cá nhân ở nước ngoài có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử xuyên biên giới ở nước ta.
Video đang HOT
Như vậy, hiện cả 6 nhà cung cấp nước ngoài Meta (Facebook), Google, Microsoft, TikTok, Netfix, Apple vốn đang nắm giữ 90% thị phần doanh thu dịch vụ thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam thực hiện đăng ký thuế, khai thuế và nộp thuế tại Việt Nam.
Trong thời gian tới, cơ quan thuế sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các người nộp thuế thực hiện việc đăng ký, kê khai và nộp thuế tại Việt Nam theo đúng cam kết và các quy định của Việt Nam về thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp với các dịch vụ xuyên biên giới.
Một điểm mới về quản lý thuế với hoạt động thương mại điện tử cũng vừa được ban hành tại Nghị định số 91/2022/NĐ-CP ngày 30/10/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế, trong đó, bổ sung điểm mới về trách nhiệm cung cấp thông tin của chủ sở hữu sàn thương mại điện tử.
Các thông tin chủ sở hữu sàn thương mại điện tử cung cấp cho cơ quan thuế bao gồm: tên người bán hàng, mã số thuế hoặc số định danh cá nhân hoặc chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu, địa chỉ, số điện thoại liên lạc; doanh thu bán hàng thông qua chức năng đặt hàng trực tuyến của sàn.
(Nghị định số 91/2022).
Theo đó, Khoản 7 Điều 1 Nghị định số 91/2022, nêu rõ tổ chức được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam là chủ sở hữu sàn thương mại điện tử có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác và đúng hạn theo quy định cho cơ quan thuế thông tin của thương nhân, tổ chức, cá nhân có tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
Thống kê cho thấy Shopee vẫn là sàn thương mại điện tử phát sinh doanh thu cao nhất, lên tới 243,2 triệu USD vào năm 2021, kế sau là Lazada với 145 triệu USD…
“Việc cung cấp thông tin được thực hiện định kỳ hàng quý chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng đầu quý sau, bằng phương thức điện tử, qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế theo định dạng dữ liệu do Tổng cục Thuế công bố”, Nghị định số 91/2022 quy định.
Ngoài ra, để siết chặt quản lý thuế thương mại điện tử, chống thất thu thuế, tới đây, Tổng cục Thuế đang dự kiến tiếp tục triển khai một cổng thông tin để các sàn thương mại điện tử kê khai, có thể nộp thay các hộ kinh doanh.
Cùng với đó, Tổng cục Thuế cũng đã triển khai Ứng dụng thuế điện tử trên nền tảng thiết bị di động (eTax Mobile) cho các cá nhân có thu nhập từ thương mại điện tử có thể chủ động kê khai, nộp thuế.
x
Vợ cũ tỷ phú Google lên tiếng về tin đồn ngoại tình với Elon Musk
Phía Nicole Shanahan, vợ cũ tỷ phú Google Sergey Brin mới đây đã lên tiếng về tin đồn quan hệ ngoài luồng với Elon Musk.
Vào hôm 27/7 theo giờ Mỹ, luật sư đại diện cho bà Nicole Shanahan đã lên tiếng thay cho thân chủ về những cáo buộc ngoại tình do tờ Wall Street Journal đưa ra. Theo cáo buộc đó, Nicole Shanahan đã có quan hệ ngoài luồng với Elon Musk khi ly thân với người chồng lúc đó là đồng sáng lập Google Sergey Brin.
Ông Sergey Brin đồng thời là bạn thân lâu năm với Elon Musk.
Trong tuyên bố của mình, luật sư Bryan Freedman nói với NBC rằng: " (Bà ấy) không mắc lỗi gì cả, bất kỳ gợi ý nào rằng Nicole có quan hệ bất chính với Elon Musk không chỉ hoàn toàn là dối trá mà còn là phỉ báng".
Hôm 24/7, Wall Street Journal cho biết nhiều nguồn tin khẳng định Elon Musk và Nicole đã có mối quan hệ ngoài luồng từ khoảng cuối năm ngoái đến đầu năm nay. Vụ ngoại tình là giọt nước làm tràn ly, khiến chồng bà là Sergey Brin phải đệ đơn ly hôn hồi tháng 1 vừa qua.
Musk bị tố là "tiểu tam" trong cuộc hôn nhân của bạn thân.
Thời điểm đó, vợ chồng Brin đang ly thân nhưng vẫn sống chung để cùng chăm sóc con gái. Cặp đôi được cho là đã có nhiều mâu thuẫn và căng thẳng từ trước đó do các vấn đề từ đại dịch cũng như việc nuôi dạy con.
Hiện tại, Nicole và nhà đồng sáng lập Google vẫn đang trong quá trình đàm phán vụ ly hôn.
Chưa hết, vụ việc cũng đã khiến 2 vị tỷ phú giàu có không còn nói chuyện với nhau nữa. Musk thậm chí còn phải quỳ xuống xin bạn tha thứ; dù chấp nhận lời xin lỗi nhưng Brin không muốn tiếp tục tình bạn.
Musk đăng ảnh chung với Brin để chứng minh cả hai vẫn chơi chung.
Đáp lại tất cả các cáo buộc trên, ông chủ Tesla có thái độ khá gay gắt, gọi đó là "hoàn toàn nhảm nhí" và dẫn ra việc ông cùng Brin vẫn tham gia một bữa tiệc ngay tối trước đó.
Shanahan là một luật sư được đào tạo tại Stanford, làm việc tại công ty Bio-Echa, một doanh nghiệp đầu tư đổ tiền vào các dự án như tăng cường "tuổi thọ sinh sản".
Trước khi lấy Brin, Nicole cũng từng kết hôn rồi ly dị với một giám đốc tài chính. Bà gặp vị đồng sáng lập Google vào năm 2015 trong một lớp yoga. Mặc dù khá kín đáo về mối quan hệ, song tình trạng hẹn hò của cả hai vẫn bị phát hiện ra khi cùng tham dự tiệc cưới của một người bạn.
Tới năm 2018 - 3 năm sau khi quen nhau, cặp đôi chính thức lên xe hoa và có một cô con gái không lâu sau đó. Bà từng chia sẻ mình gặp nhiều khó khăn khi làm mẹ ở tuổi trung niên. Nicole rất quan tâm đến các vấn đề sinh sản của phụ nữ khi ngoài công ty kể trên, cô còn có một quỹ từ thiện ra đời vào năm 2019 với mục tiêu thúc đẩy cải thiện sức khỏe sinh sản, biến đổi khí hậu hay cải thiện hệ thống tư pháp hình sự.
Phong trào streamer ảo livestream bán hàng nở rộ tại Trung Quốc Trước bối cảnh các thần tượng Trung Quốc bị cấm livestream bán hàng với cáo buộc trốn thuế, phong trào dùng streamer ảo bán hàng trực tuyến đã rộ lên ở đất nước tỉ dân này. Theo Nikkei Asia, các streamer ảo có thể thiếu đi những xúc cảm của con người, thế nhưng chúng đang tạo ra tiếng vang lớn trong thị...