Chồng so đo với nhà ngoại từ quả mít, vợ tức khí xử rắn cho chồng biết tay
Một cô vợ đăng đàn kể chuyện chia mít của vợ chồng cô cho nhà nội, nhà ngoại. Câu chuyện nhỏ nhưng phản ánh hạn chế lớn trong cách nghĩ của chồng.
“Em tức quá các chị ạ, nhà em có cây mít thái, hôm nay thì có 3 quả cùng chín luôn, quả 12kg, quả 8kg và quả 6kg.
Nhà em có 2 vợ chồng, chồng thì không ăn mít, nên em định để quả bé nhất 2 vợ chồng ăn, quả vừa cho ông bà nội, vì ông bà nội có 2 người, ăn cũng chả hết là bao.
Quả 12kg em định cho ông bà ngoại vì nhà ông bà ngoại 6 người, ăn quả to là đủ. Em nói với chồng em ý định của em, cứ ngỡ chồng sẽ ok, thì chồng em lại cau mày và nói “cái gì ngon nhất mày cũng định vun vén cho nhà mày cả, để bố mẹ tao với tao ăn của không ngon, của thải ra. Lấy chồng rồi nhà chồng phải là nhất, ngon nhất, tốt nhất thì cho nhà nội còn nhà ngoại có cũng được mà không có cũng phải chịu.
Rồi nó bảo em mang cho ông bà nội quả to nhất, quả vừa để ăn, còn quả bé cho ông bà ngoại. Em thấy chồng nói vậy cũng chẳng thèm nói lại, em mang cả 3 quả cho ông bà nội rồi mua quả 17kg cho bố mẹ em luôn.
Video đang HOT
Tử tế với bố mẹ em thì em tử tế lại, chứ cái kiểu đó thì em cũng không cần. Em mua hẳn quả to, tròn về luôn cho mà thấy, em cũng nói luôn, từ nay mà còn cái tính kiểu đấy thì em để cho mà ăn cả em mua cho bố mẹ em cái khác…”.
Bài viết của cô vợ sau khi đăng trên một hội nhóm facebook đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người. Đa phần cho rằng đã là bố mẹ thì bên nào chẳng như bên nào, phân biệt gì nội ngoại, miễn là có lòng, ít nhiều đều đáng quý.
Cách phân chia như cô vợ là hợp lý và thấu đáo, còn chỉ xem trọng nhà nội, xem nhẹ nhà ngoại như anh chồng dễ khiến vợ tủi thân.
“Bạn mang cả chồng cả mít về cho ông bà nội, mít để ông bà ăn lấy sức mà dạy lại con”, “Qua quả mít biết được tính cách của một con người, bạn xử lý đúng lắm”, “Vợ sai lè ra còn bênh, phải mang chồng qua nhà nội còn 3 quả mít mang về nhà bố mẹ mình ăn”, “Góp ý chị nên gói luôn cả ông chồng với ba quả mít rồi gửi thẳng đến nhà nội”… là những lời bình luận hài hước có ý chê trách ông chồng cư dân mạng để lại cho chủ thớt.
Lấy phải một ông chồng “đo lọ nước mắm đếm củ dưa hành”, để ý chuyện nhỏ nhặt như ông chồng được nhắc đến trong bài có thể là điều khiến rất nhiều chị em cảm thấy mệt mỏi.
Phụ nữ đi lấy chồng đa phần cảm thấy rất thương bố mẹ đẻ ở nhà, những người sinh ra mình, nuôi mình từ tấm bé, tới khi mình lớn lại đi lấy chồng, để bố mẹ ở lại nhà. Tâm lý của họ là thương bố mẹ tuổi già, cảm thấy nuối tiếc vì chưa báo hiếu được gì nhiều, cho nên lòng họ luôn canh cánh nghĩ về bố mẹ.
Những người chồng tâm lý, thương vợ cần hiểu được vợ ở điểm này, đối xử tốt với bố mẹ vợ để cô ấy được yên lòng hơn. Còn gặp phải người chồng so đo tính toán, đòi phần hơn cho gia đình mình từng chút một trước gia đình vợ dễ khiến vợ có cảm giác mình đã lấy nhầm chồng, và sự ấm ức khiến họ không còn muốn dồn tâm ý cho bên nhà chồng nữa.
Chồng suốt ngày nhăm nhăm bắt lỗi vợ
Vì biết tính anh nên chị không muốn đôi co. Chị luôn nín nhịn để yên cửa yên nhà. Thế nhưng, chị không thể chịu được khi đi đâu anh cũng lôi vợ ra chê bai...
Ảnh minh hoạ
Người ngoài nhìn thấy anh hoàn hảo bởi dù vô cùng bận rộn với công ty riêng nhưng khi về đến nhà, anh lại xắn tay vào dọn dẹp nhà cửa, nấu nướng. Tính anh sạch sẽ nên nhà cửa lúc nào cũng phải "như lau như ly". Về nhà, việc đầu tiên là anh cầm chiếc chổi quét nhà. Thế nhưng, quét đến đâu anh lại cằn nhằn vợ đến đấy. Nào là, sao vẫn có mấy sợi tóc rụng trên nền nhà. Nào là, sao không lau sạch vết nước dưới chân bàn...
Khi vợ nấu ăn, anh cũng thường xuyên can thiệp. Khi thì, cá ướp không đủ gia vị, thịt kho kiểu này không ngon, canh nấu chua quá... Vợ làm việc gì, anh cũng có thể bắt lỗi. Đến cả việc dạy con, anh cũng chê bai cách dạy của vợ. Vợ dạy con học, anh cũng phải bình luận vài câu. Trong mắt anh, vợ "chẳng được nước gì" khiến anh luôn phải chỉ bảo, dạy dỗ.
Vì biết tính anh nên chị không muốn đôi co. Chị luôn nín nhịn để yên cửa yên nhà. Thế nhưng, chị không thể chịu được khi đi đâu anh cũng lôi vợ ra chê bai. Gặp nhà nội, nhà ngoại, thậm chí bạn bè, đồng nghiệp, anh cũng không bao giờ giữ thể diện cho vợ. Nào là vợ vụng hết phần người khác, sống cẩu thả, bừa bộn, nấu ăn không ngon bằng chồng... Trước mặt bố mẹ vợ, anh liên mồm chê bai vợ và còn phê bình "ông bà không biết dạy con". Bố mẹ chị nghe con rể nhiếc móc con gái mình mà chỉ biết "ngậm đắng nuốt cay".
Chính vì thế, chị vô cùng sợ đi ra ngoài với anh. Kể cả về nhà ngoại, chị cũng không muốn về cùng chồng. Sống với anh, dù đầy đủ về vật chất nhưng chị luôn cảm thấy mình bị tra tấn về tinh thần. Chị thấy cô đơn dù bên cạnh chồng. Không ít lần chị góp ý với chồng nhưng thói quen chê bai vợ như "ngấm vào máu" khiến anh không thay đổi được. Cũng bởi vì, anh luôn coi thường vợ và chỉ biết "nói cho sướng mồm" mà không cần biết người khác tổn thương thế nào.
Nhà nội chỉ nhận mà không muốn trao gì cho chúng tôi Tôi 29 tuổi, lấy chồng được 6 năm, đang làm nhân sự cho một công ty đa quốc gia. Chồng hơn tôi hai tuổi, đi công tác nhiều, thu nhập gấp đôi tôi. Ảnh minh họa Chúng tôi có một bé trai 5 tuổi, hai mẹ con đang sống ở nhà ngoại để tiện cho công việc và tiết kiệm chi phí. Ông...