Chống say xe có nên dùng thuốc?
Di chuyển trên những quãng đường xa đã trở thành nỗi ám ảnh, nhất là những người dễ bị “ say xe”. Do đó, việc sử dụng các loại thuốc chống say xe, chống nôn trong những chuyến đi rất phổ biến. Nhưng việc dùng thuốc cũng cần hết sức cẩn trọng.
Não là trung tâm chỉ huy của cơ thể, tiếp nhận và xử lý mọi thông tin từ các giác quan, “cảm biến” khắp cơ thể báo về. Khi chúng ta ngồi trên tàu hoặc xe, não bộ cảm nhận cơ thể đang trong trạng thái ở một chỗ, không chuyển động.
Tuy nhiên, sự rung lắc liên tục không theo quy luật trong quá trình di chuyển của phương tiện khiến các “cảm biến” (đặc biệt là hệ thống tiền đình có vai trò kiểm soát cảm giác cân bằng của cơ thể) gửi tín hiệu của sự chuyển động cơ thể về não. Các tín hiệu hỗn độn không thống nhất này làm não phản ứng, gây cảm giác choáng, buồn nôn và nôn.
Các loại thuốc chống say xe phổ biến
Ngoài tác dụng chính là chống dị ứng, một số thuốc thuộc thế hệ thứ nhất trong nhóm thuốc này được sử dụng để phòng ngừa và làm giảm các triệu chứng buồn nôn, nôn, chóng mặt do say tàu xe. Các thuốc hay được sử dụng cho điều trị say xe là diphenhydramine, dimenhydrinate, cinnarizine, meclizine…
Tất cả các loại thuốc chống say xe đều có hiệu quả ngăn ngừa tốt hơn là điều trị, vì vậy bạn phải sử dụng ít nhất 30 phút trước khi khởi hành. Không được kết hợp nhiều loại thuốc để uống cùng lúc (đặc biệt là các thuốc an thần khác), sẽ làm tăng tác dụng ức chế thần kinh của các thuốc này. Lưu ý không sử dụng thuốc khi đã uống rượu.
Đối với trẻ em, các thuốc nói trên không khuyến cáo sử dụng để chống say xe cho trẻ em dưới 2 tuổi, đặc biệt đối với cinnarizine là trẻ dưới 5 tuổi và meclizine là trẻ dưới 12 tuổi. Tác dụng không mong muốn của nhóm thuốc này là mệt mỏi, buồn ngủ, khô miệng… Thuốc còn làm tăng nhãn áp, vì vậy bệnh nhân cườm nước (glaucoma) không nên sử dụng các thuốc này. Người có thai và cho con bú cũng nên hạn chế sử dụng.
Video đang HOT
Scopolamine có hiệu quả tốt trong việc ngăn chặn say xe
Hoạt chất được sử dụng cho tác dụng chống say xe là scopolamine (còn có tên khác là hyoscine). Scopolamine có hiệu quả tốt trong việc ngăn chặn say xe so với các thuốc khác. Thuốc được bào chế dưới dạng miếng dán da, có kích thước nhỏ rất tiện lợi, được sử dụng phổ biến, có nhiều ưu điểm như thời gian tác động kéo dài lên đến 72 giờ, nên không phải uống nhiều lần như các thuốc khác.
Tiện mang theo và sử dụng, có thể hủy bỏ tác động của thuốc ngay lập tức bằng cách gỡ miếng dán. Tuy nhiên, không nên dùng miếng dán scopolamine cho phụ nữ mang thai và trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 10 tuổi vì không đủ dữ liệu an toàn, không thể kiểm soát lượng dược chất hấp thu vào cơ thể trẻ và thể trạng trẻ khác nhau, dễ xảy ra quá liều.
Khác với các loại miếng dán, cao dán khác chỉ có tác dụng tại chỗ. Miếng dán scopolamine là dạng liệu pháp điều trị xuyên qua da (Transdermal therapeutic systems) có tác dụng toàn thân. Sau khi dán, scopolamine sẽ dần xuyên thấm qua da, qua các tĩnh mạch, vào máu và phát huy tác dụng toàn thân tương tự như thuốc tiêm và thuốc uống.
Tác dụng không mong muốn của thuốc có thể kéo dài và nghiêm trọng nếu dùng quá liều. Trên hệ thần kinh trung ương, thuốc có thể gây buồn ngủ, hoa mắt, lú lẫn, ảo giác, mất trí nhớ tạm thời, mất phương hướng…
Ngoài ra, thuốc còn làm tăng nhịp tim, tăng nhãn áp, giảm tiết dịch, giảm nhu động tiêu hóa, giảm co thắt bàng quang và niệu quản. Do đó chống chỉ định cho bệnh nhân phì đại tuyến tiền liệt, tắc nghẽn hệ tiêu hóa, bệnh phổi mạn tính và bệnh nhân có nhịp tim nhanh.
Để sử dụng miếng dán an toàn và hiệu quả, bạn cần dán miếng dán vào vùng da khô không có lông và tóc, không trầy xước phía sau tai trước khi khởi hành ít nhất 4 giờ. Chỉ dán duy nhất một miếng dán ở một bên tai là đủ, tuyệt đối không dùng nhiều miếng dán cùng lúc hay sử dụng cùng với các thuốc chống say xe khác. Sau khi bóc miếng dán, rửa tay kĩ để tránh thuốc dính vào mắt hay đồ ăn, thức uống. Gỡ miếng dán khỏi da ngay nếu bạn cảm thấy có các dấu hiệu bất thường.
Thuốc chống nôn tác động trên hệ tiêu hóa
Domperidone và metoclopramide là hai thuốc chống nôn được sử dụng để ngăn chặn nôn do say xe. Trên thực tế, hai loại thuốc này có chỉ định dùng chống nôn khi xảy ra các rối loạn tiêu hóa, chống nôn sau phẫu thuật, nôn do hóa trị ung thư, không chỉ định cho chống nôn do say tàu xe
Hiệu quả của chúng đối với các triệu chứng say xe không cao, vì vậy không khuyến cáo sử dụng nhóm thuốc này để chống nôn ói do say xe.
Hơn nữa, metoclopramide là loại thuốc chống nôn mạnh, gây ra tác dụng phụ rối loạn vận động ở trẻ em, không được tự ý sử dụng. Đối với domperidone có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng trên tim mạch dẫn đến hiện tượng xoắn đỉnh (một loại nhịp tim nhanh bất thường, có thể gây đột tử).
Vì vậy chống chỉ định trên bệnh nhân có bệnh lý trên tim, không dùng đồng thời với nhiều thuốc gây kéo dài khoảng QT (erythromycin, clarithromycin, ciprofloxacin…), thuốc ức chế CYP3A4 mạnh.
Các phương pháp tự nhiên khác để giảm tình trạng say xe
Ngoài các loại thuốc hóa dược kể trên, các liệu pháp tự nhiên cũng mang lại hiệu quả rất tốt, không có tác dụng phụ. Chẳng hạn như uống nước gừng, trà gừng được giữ ấm, kết hợp hương thơm của tinh dầu từ vỏ quýt, vỏ cam, bạc hà để làm mất đi “mùi xe” và sự buồn nôn, mang lại cảm giác thư thái, dễ chịu cho bạn suốt chuyến đi.
Bạn nên ăn nhẹ để lót dạ, giữ dạ dày không quá đói cũng không quá no. Ngồi ở hàng ghế đầu xe hoặc ngồi gần cửa sổ xe và nhìn ra xa. Không tập trung đọc sách hay sử dụng điện thoại cũng sẽ làm giảm thiểu cảm giác chóng mặt, say xe.
5 loại nước uống giảm đau bụng kinh bạn không thể bỏ qua
Trà gừng, sữa chua,... là những thức uống giúp giảm đau vùng bụng dưới trong chu kỳ kinh nguyệt hiệu quả.
Nước quế mật ong giảm co thắt tử cung
Quế là loại thảo dược có vị cay, tính ấm, có tác dụng làm ấm tử cung và giảm đau hiệu quả.
Ngoài ra các chất chống oxy hoá trong quế như polyphenol và oregano có thể điều hoà hoạt động của buồng trứng, từ đó làm giảm tình trạng co thắt của tử cung, gây đau bụng âm ỉ hoặc dữ dội. Do vậy sử dụng nước quế mật ong trong chu kỳ kinh nguyệt sẽ có tác dụng chống viêm, đau hữu hiệu.
Nước chè xanh giảm viêm
Chè xanh được biết đến là một loại thảo dược lành mạnh và chứa nhiều công dụng tốt với sức khoẻ. Nghiên cứu cho thấy chất polyphenol trong lá chè có tác dụng chống ung thư và giảm tình trạng viêm tử cung trong chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, nước chè xanh còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất, giúp cân bằng điện giải cũng như điều hoà hoạt động co bóp của tử cung.
Một lưu ý khi sử dụng loại nước này là chỉ nên sử dụng trong vòng 2 - 3 ngày để tránh tình trạng bị giảm hấp thu sắt và những dinh dưỡng khác.
Sữa chua giúp tăng sức đề kháng
Sữa chua là loại thức uống chứa nhiều công dụng tốt cho cơ thể. Trong sữa chua chứa nhiều dưỡng chất như protein, canxi, vitamin B12, kali, vitamin D... giúp cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột, tăng sức đề kháng.
Ngoài ra sữa chua còn là thức uống giúp ổn định môi trường bên trong âm đạo và hạn chế nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa ở nữ giới.
Trà gừng giảm đau hiệu quả
Trà gừng là một thức uống phổ biến trong việc giảm đau bụng ngày "đèn đỏ". Gừng có tính ấm và giúp giảm đau hiệu quả. Một số nghiên cứu cho thấy các hợp chất oxy hoá trong gừng có thể làm dịu và điều hoà hoạt động co bóp của cơ trơn tử cung.
Trà gừng có thể thêm một thìa mật ong để dễ uống hơn, tăng khả năng giảm đau bụng kinh hiệu quả. Đồ hoạ: Phương Linh
Trà hoa cúc chống oxy hoá
Ngoài việc giảm mức độ đau bụng trong kỳ kinh nguyệt, trà hoa cúc còn có công dụng để cải thiện giấc ngủ và làm giảm căng thẳng kéo dài.
Trà hoa cúc chứa nhiều chất chống oxy hoá sẽ giúp tăng khả năng miễn dịch và giảm thiểu mức độ đau bụng khi đến kỳ kinh nguyệt ở nữ giới.
5 thực phẩm giúp bạn giữ ấm cơ thể trong thời tiết giá rét ở miền Bắc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định, miền Bắc tiếp tục rét sâu vào đêm và sáng, sương mù thường xuyên bao phủ. Thời tiết thay đổi có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Hãy bổ sung những thực phẩm giúp bạn giữ ấm cơ thể vào mùa đông này. Trà gừng Tính chất của gừng...