Chống rác thải bằng vỏ chai nước ăn được
Để giải quyết vấn nạn gia tăng rác thải nhựa khắp thế giới, một nhóm nhà thiết kế đã sáng chế ra một loại “chai” đựng nước có thể ăn được từ tảo.
“Chai” đựng nước Ooho là một lớp màng kép sử dụng chiết xuất từ tảo nâu ăn được. Ảnh: Daily Mail.
“Chai” đựng nước đặc biệt trên thực chất là các quả cầu tảo ăn được có tên gọi là Ooho. Chúng có thể được sản xuất với các kích cỡ khác nhau, giúp bảo vệ chất lỏng bên trong một cách hợp vệ sinh và có giá thành rất rẻ, chỉ 0,02 USD/chiếc.
Thiết kế “chai” đựng nước Ooho vừa được chọn trao thưởng tại cuộc thi thiết kế Lexus Design Award thường niên lần thứ 2 ở Mỹ và dự kiến sẽ được bán ra thị trường ở Boston vào cuối năm nay.
Đại diện nhóm sáng chế giải thích: “Chất lỏng hình thành các giọt do có sức căng bề mặt. Chúng gắn kết hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn nhờ các bề mặt tự do. Ooho tái tạo hành vi này, bao quanh nước trong một tấm màng tảo mỏng ăn được. Đây là một cách đóng gói mới, giúp thay thế cho vỏ chai nhựa gây hại cho Trái đất”.
Quả cầu Ooho có thể được chế tạo thành nhiều hình dáng khác nhaui, bảo vệ chất lỏng một cách hợp vệ sinh. Ảnh: Daily Mail.
Video đang HOT
Quả cầu Ooho là một lớp màng gelatin kép được sản xuất từ canxi clorua và natri alginate, trích lấy trong tảo nâu. Nó được tạo ra nhờ sử dụng kĩ thuật biến chất lỏng thành dạng gel bằng cách thêm một keo hóa ăn được.
Theo nhóm sáng chế, các mác sản phẩm có thể cho thêm vào giữa 2 lớp màng của Ooho mà không gây bám dính. Những nhãn mác này cũng có thể ăn được nếu được sản xuất từ gạo.
Theo Thanh Niên/Daily Mail
Cuộc sống trong hàng chục túp lều rách giữa Hà Nội
Nước sạch phải xách từng can về dùng thật tiết kiệm, ngay trước cửa nhà phía bên trên là một núi rác thải khổng lồ tiềm ẩn đầy nguy cơ dịch bệnh.
Làng Vạn Chài (tại khu Tân Ấp, phường Phúc Xá (quận Ba Đình, Hà Nội), là cái tên để gọi những khu nhà bè lụp xụp, tạm bợ ngay dưới chân cầu Long Biên.
Gọi là "nhà" cho sang chứ thực ra chỉ với vài miếng cót, mấy cây tre, vài cái lạt buộc, vá chằng vá chịt không ra nhà, cũng chẳng ra lều. Thêm mấy cái thùng xốp phía dưới phòng khi nước lên và một hai thanh gỗ bé tý để làm cầu đi vào, thế là thành chỗ ăn ở của 3-4 con người.
Những ngôi nhà tạm bợ tại Làng Vạn Chài.
Khu Vạn Chài có khoảng gần chục nóc nhà như thế. Để đến được khu nhà này phải qua một chặng đường đất vô cùng vất vả với 1 con dốc dựng đứng.
Theo một số người dân ở đây cho biết, việc lấn đất bãi bồi cũng không dễ dàng gì. Họ phải bắt đầu từ việc tăng gia trồng cấy, tạo thành lối đi lại. Sau đó dựng lều lán tạm, ngoài quây bạt, gỗ tạm bợ giống như chuồng trại nuôi gia súc, gia cầm. Sau đó mới bí mật xây dựng kiên cố phía trong.
Để đến được khu nhà này phải qua một chặng đường đất vô cùng vất vả với 1 con dốc dựng đứng.
Dân cư sinh sống ở đây chủ yếu là người lao động từ các tính khác như Hưng Yên, Nam Định, Thái Nguyên, Hà Tây cũ... có cuộc sống cực kì khó khăn vất vả, chủ yếu dựa vào nghề đồng nát, ve chai, bán hàng rong, khuôn vác, nhặt rác và nghề trồng rau, đánh cá ở sông Hồng.
Dân cư ở đây sống chủ yếu dựa vào nghề đồng nát, ve chai, làm thuê...
Cô Lê Thị Hòa (ở huyện Ứng Hòa, Hà Nội) tâm sự: Nhà có 5 đứa con đang tuổi ăn học, cuộc sống khó khăn. Sau mỗi vụ mùa xong, cô lại khăn gói lên đây để mưu sinh với nghề gánh hàng thuê tại khu chợ đầu mối Long Biên. Sau mỗi ngày vất vả với thu nhập khoảng 100 nghìn đồng, cô lại trở về "nghỉ ngơi" và sinh hoạt với bộn bề khó khăn tại nơi này.
Cuộc sống của người dân ở đây vô cùng khó khăn và thiếu thốn.
Cô Hòa cho biết, nhiều lúc cũng tủi thân vì nhớ chồng, nhớ con, cuộc sống lại thiếu thốn, nhưng vì cuộc sống, cô đành chấp nhận. Thấm thoát đã 10 năm trôi qua, cô vẫn sống như thế ở "khu ổ chuột" này như rất nhiều người có hoàn cảnh khó khăn khác ở nơi đây.
Bên cạnh "khu ổ chuột" là một núi rác thải khổng lồ tiềm ẩn đầy nguy cơ dịch bệnh.
Theo tin tức, điều kiện sinh hoạt của dân ở đây hết sức thiếu thốn và mất vệ sinh. Nước sạch muốn lấy phải xách từng can về dùng thật tiết kiệm, ngay bên cạnh là một núi rác thải khổng lồ tiềm ẩn đầy nguy cơ dịch bệnh.
Biết là khổ và không an toàn nhưng họ vẫn đành chấp nhận "sống chung với lũ" vì "cái nghèo, cái khó".
Theo NĐT
Cận cảnh những phận người sống chung với rác Đó là số phận của những con người sống ở bãi nhà nổi, phượng Phúc Xá, quận Ba Đình, Hà Nội. Tài sản cả đời của họ chỉ là mái nhà bằng phên liếp tre trôi nổi trên dòng sông Hồng nay cạn mai ngập. Bãi nhà nổi trên sông Hồng hình thành hơn hai chục năm nay, có khoảng 14 hộ gia...