Chồng quá coi trọng màng trinh, coi thường tôi
Chồng tôi quá coi trọng màng trinh, anh đay nghiến khi biết tôi không còn nguyên vẹn trước đêm tân hôn…
Chồng tôi quá coi trọng màng trinh, anh đay nghiến khi biết tôi không còn nguyên vẹn trước đêm tân hôn… (Ảnh minh họa)
Tôi và chồng cưới nhau năm tôi 24 tuổi, lúc ấy tôi là một cô gái đã không còn nguyên vẹn. Trước đó, tôi đã yêu một người hơn mình 4 tuổi, tôi nghĩ đơn giản về tình yêu, cứ nghĩ trong tình yêu cứ hết mình thì sẽ được đền đáp. Nhưng chẳng phải như vậy, cũng giống như những người đàn ông khác, người đàn ông tôi yêu, họ muốn tôi phải hết mình, nhưng họ lại không đủ can đảm để cưới tôi làm vợ.
Người ấy quyết tâm chia tay với tôi cho dù tôi quỳ xuống van xin anh nghĩ lại. Anh nói không còn yêu tôi nữa, không còn tình cảm nên giải thoát cho nhau.
Chia tay mối tình đầu được 2 năm thì tôi gặp chồng tôi bây giờ, chúng tôi nhanh chóng hẹn hò và yêu đương. Trong thời gian yêu nhau, nhiều lần chồng tôi đòi hỏi quan hệ, nhưng rút kinh nghiệm từ mối tình đầu nên tôi đều từ chồi. Tôi cũng không đủ can đảm để nói với anh về chuyện trước đây của mình với người yêu cũ, vì tôi sợ nếu anh biết tôi không còn trinh tiết, anh sẽ không còn yêu thương và tôn trọng tôi nữa.
Có lẽ trong suy nghĩ của anh, tôi luôn là một đứa con gái ngoan ngoãn, đúng mực và biết giữ mình. Tôi vẫn còn trong trắng, vì thế đêm tân hôn khi biết tôi không còn nguyên vẹn anh đã coi thường và tỏ thái độ miệt thị đối với tôi.
Video đang HOT
Anh có những lời lẽ xúc phạm đến nhân phẩm, đạo đức của tôi. Anh nói tôi là loại gái hư, gái dễ dãi, ngủ với trai trước khi cưới thì chẳng còn giá trị gì. Anh còn dọa sẽ ly hôn với tôi và nói hết sự thật cho bố mẹ tôi biết nguyên nhân chia tay.
Tôi biết mình sai, biết mình có lỗi với anh nên cố gắng chịu đựng và cầu xin anh hãy tha thứ cho tôi. Rồi anh cũng đồng ý không ly dị, không nói cho mọi người biết, nhưng trong lòng luôn tỏ thái độ coi thường với tôi.
Nhất là những lúc có hai vợ chồng với nhau, những lúc sau khi ân ái, anh lại bắt tôi phải so sánh anh với người cũ. Tôi cố chịu đựng sự miệt thị của anh, chỉ mong có đứa con là sợi dây gắn kết tình cảm vợ chồng thì chồng tôi sẽ thay đổi tính nết. Nhưng có con rồi, mà chồng tôi vẫn chẳng buông tha tôi, mỗi khi cáu, khi giận, khi công việc không diễn ra theo đúng ý của anh là anh lại chửi bới tôi và coi thường tôi.
Nhiều lần quá mệt mỏi, tôi đề nghị anh hãy tôn trọng mình, nhưng anh bảo, con gái chưa chồng đã ngủ với đàn ông thì còn giá trị gì đâu mà đòi hỏi được tôn trọng. Lẽ nào giá trị người con gái lại nằm ở màng trinh hay sao hả các anh?
Theo Đất Việt
Sinh con gái, sao phải tặng tiền?
Dự định tặng tiền cho gia đình sinh toàn con gái, nói là coi trọng phụ nữ, nhưng theo tôi, nó chẳng khác nào việc mặc nhiên thừa nhận sự trọng nam khinh nữ trong xã hội ta.
Nói luôn, tôi là bố của 2 đứa con gái. Và tôi rất tự hào về các con gái của mình. Chúng cũng tự hào về tôi.
Ngay khi chúng còn nhỏ, mỗi khi về quê, cả quê nội ở Huế và quê ngoại ở Ninh Bình (2 nơi rất coi trọng việc có con trai nối dõi tông đường), ai cũng hỏi tôi sao không đẻ thêm con trai, họ ngạc nhiên khi tôi bảo, tôi chỉ đẻ thế, con nào cũng là con tôi, và tôi yêu con gái hơn. Rất nhiều người dè bỉu, bảo rằng tôi chả nói thế thì nói thế nào?
Bây giờ các con gái của tôi đều đã trưởng thành, chúng đều học giỏi, làm việc tốt có thu nhập khá trong một môi trường rất tốt. Và tôi có con rể. Tôi coi con rể như bạn, và nó quý tôi như... bố.
Quả là trong tôi hoàn toàn không có khái niệm phân biệt con trai con gái.
Thế rồi tự nhiên thấy bảo có cái dự định sẽ tặng tiền cho gia đình sinh toàn con gái.
Tặng tiền cho gia đình sinh toàn con gái, thực chất là đề cao con gái hay mặc nhiên thừa nhận sự trọng nam khinh nữ? Ảnh minh họa
Tôi không biết là cái tin này có đúng hay không, nhưng nếu đúng thì nó hơi buồn cười. Nó thể hiện một thái độ yếm thế, hoặc ban ơn một cách rất vô căn cứ. Người Việt ta từ xưa có tâm lý gì thì gì cũng phải có người chống gậy lúc qua đời. Thực tế đã cho thấy rằng, phong tục tang ma đã ngày càng khác trước rất nhiều. Nếu ở nông thôn xưa cần nhiều con trai để... phô trương thanh thế, để không sợ nhà nào, không sợ bố con... thằng nào, và rồi cuối cùng để... chống gậy, thì giờ ở thành phố, các đám ma đã không còn như thế. Nó biến thể mỗi nơi mỗi phách, nhưng về cơ bản thì phong tục đội nùn chống gậy đã ít đi rất nhiều.
Cũng có câu: có con gái thì sướng đến chết, con trai thì chết mới sướng... Sướng khổ bây giờ cũng chả như xưa. Cái thời lam lũ thì phải cứ con đàn cháu đống, dù cơm không đủ ăn áo không đủ mặc, nhưng giờ thì đã khác hoàn toàn. Hạnh phúc nó cụ thể hơn, rõ ràng hơn và tinh tế hơn. Nó là sự trưởng thành của con cái, là sự xum vầy gia đình trong sự thoải mái và tiện nghi có thể. Con gái hay con trai không còn quan trọng nữa, mà quan trọng là gia đình ấy sống như thế nào, ứng xử với nhau ra sao?
Trên mạng xã hội cũng đang tranh luận rất thú vị về việc này, và sau khi khảo sát một vòng, tôi nhận thấy số người phản đối dự định này khá đông. Số không phản đối thì coi việc này là hài hước.
Bạn Võ Nguyệt, hiệu phó một trường cấp 3 viết: "Em nghĩ hình thức là ưu ái phụ nữ nhưng bản chất là coi thường phụ nữ". Bạn khác lại hài hước nói "nghi anh bạn hàng xóm tài trờ ngầm cho việc này, vì bên ấy đang thiếu con gái". Một bạn khác nhận định, "chẳng qua là tâm lý có người thờ cúng, duy trì dòng họ thôi. Cách đây mấy chục năm, nhiều tộc người còn không có họ, trai gái không quan trọng. Giờ muốn không mất cân bằng giới tính, chỉ cần ra luật con lấy theo họ mẹ là 'ok' ngay"...
Thi thoảng nước ta lại có vài bác chuyên viên ngồi nghĩ ra vài dự định... trên trời, để rồi sau khi bị phản đối ầm ầm lại xếp xó. Tôi cho cái dự định thưởng tiền cho những gia đình sinh toàn con gái là... trên trời, bởi nếu như thế là mặc nhiên công nhận việc trọng nam khinh nữ dù sự việc có vẻ như trân trọng phụ nữ, trong khi ngoài xã hội "nói vậy mà không phải vậy", nhiều ông nói coi thường phụ nữ nhưng lại rất "ham" phụ nữ, sợ vợ hơn sợ... mẹ, quý con gái hơn quý vàng, nhưng cứ nói cho sang.
Cái tật "nói cho sang" nó khiến khối đàn ông Việt Nam ta nhiều lúc tiến thoái lưỡng nan trong hành xử, kiểu như ai không sợ vợ thì đứng sang một bên, gọi mãi được mỗi một gã rón rén bước sang, té ra gã ấy nhớ lời vợ dặn là, không được đứng cùng đám đông...
Theo Khám Phá
Tôi không đủ can đảm để ủng hộ mẹ hoặc vợ Mới cưới được gần 1 năm, nhưng vợ tôi ngày càng tỏ thái độ coi thường, hỗn láo với bố mẹ chồng, ... Mới cưới được gần 1 năm, nhưng vợ tôi ngày càng tỏ thái độ coi thường, hỗn láo với bố mẹ chồng, ... (Ảnh minh họa) Nhà tôi có 2 anh em trai và một chị gái, anh trai thì...