‘Chồng người ta’ – phim đồng tính Việt gây thất vọng
Sự ôm đồm về mặt thể loại khiến bộ phim của đạo diễn Nguyễn Hữu Tiến dù sở hữu ý tưởng đáng khích lệ rốt cuộc trở thành “nồi lẩu kém vị”.
Trailer phim
Chuyện phim Chồng người ta theo chân Cường (Trịnh Xuân Nhản) – một người đàn ông trung niên thành đạt đang sống cùng vợ là Trúc ( Yaya Trương Nhi) và con trai Hải ( Trần Ngọc Vàng). Song, anh luôn phải che giấu bí mật là mối tình đồng tính với Trung ( Hữu Tài) cách đây 20 năm.
Một ngày nọ, Thắng (Lý Bình) xuất hiện và tìm cách tiếp cận hai cha con Cường – Hải. Bằng một cách nào đó, gã nắm rõ toàn bộ câu chuyện quá khứ của người cha. Từ đây, Cường bắt đầu bộc lộ bản ngã và dần rơi vào cái bẫy mà tên thanh niên bí ẩn giăng ra.
Gánh nặng của người đồng tính
Sau Thưa mẹ con đi (2019), Chồng người ta là nỗ lực màn ảnh tiếp theo khai thác nỗi đau của người đồng tính trước con mắt kỳ thị từ xã hội. Thông qua chuỗi hình ảnh quá khứ đan xen, bộ phim dần hé lộ chuyện tình của Trung và Cường nhiều năm về trước.
Mối quan hệ của họ không chỉ chênh lệch về địa vị, mà còn bị gia đình giàu có của Trung xem là bệnh hoạn. Để tránh ánh mắt kỳ thị của xã hội và hoàn thành nghĩa vụ nối dõi, cả hai đành phải lựa chọn lấy vợ, sinh con như bao người đàn ông khác.
Bộ phim muốn đề cập tới những khó khăn của người đồng tính khi muốn được xã hội chấp thuận.
Song, những cuộc hôn nhân ấy chẳng khác nào địa ngục khi họ buộc phải sống trái giới tính thật. Để rồi khi mọi chuyện vỡ lỡ, nỗi đau lan sang cả những bà vợ khi họ nhận ra người chồng từng đầu ấp tay gối chưa hề yêu thương mình. Những đứa con cũng khó lòng chấp nhận sự thật từ các bậc phụ huynh.
Chồng người ta khai thác bi kịch tình yêu của cộng đồng LGBT khi họ bị gia đình ngăn cấm và ảnh hưởng đến cả thế hệ sau. Ca khúc Đừng chờ anh nữa được lồng ghép khéo léo trong nhiều phân đoạn nhằm tăng mạch cảm xúc. Song, đó có lẽ là điểm cộng hiếm hoi của bộ phim.
Nội dung rối rắm, ôm đồm
Thay vì tập trung vào phần tâm lý, đạo diễn Nguyễn Hữu Tiến lại tỏ ra tham lam khi ôm đồm quá nhiều thể loại. Thời lượng đầu phim còn lan man sang cả mối tình “gà bông” của Hải và Vy (Tú Hảo), khiến khán giả có thể lầm tưởng đây là một bộ phim học đường pha trộn hài – hành động.
Ngay sau đó, Chồng người ta đột ngột đổi sang tông giật gân với sự xuất hiện của Hà (Thanh Trúc) – vợ cũ của Trung và cũng là người đứng sau toàn bộ kế hoạch phá hoại gia đình Cường. Từ đây, tác phẩm để lộ ra nhiều chi tiết phi lý với một kịch bản không khác gì phim truyền hình cũ kỹ.
Kế hoạch của Hà vô cùng đơn giản, nhưng bị phức tạp hóa không cần thiết. Vì sao cô lại chờ hàng chục năm và yêu cầu chính tình nhân hiện tại là Thắng thực hiện kế hoạch trả thù, thay vì dùng tiền thuê người khác làm từ sớm? Tại sao đã công khai ảnh nóng của Cường và người đàn ông khác mà cô còn bắt anh phải thừa nhận chuyện giới tính với gia đình?
Nội dung phim ôm đồm và lủng củng.
Trong khi đó, Thắng chấp nhận tung ảnh giường chiếu của mình và Cường trước mặt toàn bộ học sinh và thầy cô giáo, nhưng lại sợ hãi việc bị gọi là “kẻ thứ ba” tại khu phố một cách khó hiểu. Lối dựng phim non tay càng khiến Chồng người ta bị rời rạc và rối rắm mỗi khi chuyển cảnh giữa hai mốc thời gian.
Bộ phim thiếu đi sự kịch tính cần thiết. Những mảng miếng hài cũ kỹ được thêm thắt ở các phân cảnh quan trọng đều không mang lại hiệu quả. Kết phim ít nhiều gây bất ngờ, nhưng thực chất lại phá hỏng toàn bộ nội dung xây dựng trước đó.
Yếu tố lồng tiếng là một điểm trừ khác dành cho bộ phim khi tình trạng nhép miệng một đằng, thoại một nẻo thường xuyên xảy ra. Khâu trang điểm cũng chưa đủ tốt khi Cường và Trúc trông chẳng khác gì đôi bạn bằng tuổi với cậu con trai Hải.
Diễn xuất nhạt nhòa
Không chỉ nội dung, phần diễn xuất của Chồng người ta cũng là điểm gây tiếc nuối. Phim sở hữu dàn diễn viên có ngoại hình sáng như Hữu Tài, Trịnh Xuân Nhản hay Yaya Trương Nhi. Đạo diễn Nguyễn Hữu Tiến lồng ghép một số phân đoạn khoe da thịt nóng bỏng, nhưng chúng gây phản cảm nhiều hơn là cuốn hút.
Sau Lô tô (2017), Trịnh Xuân Nhản chưa có nhiều tiến bộ trong diễn xuất. Vai Cường rõ ràng là chiếc áo quá khổ với một diễn viên trẻ khi đây là người đàn ông luôn phải đấu tranh giữa cuộc sống cùng vợ con với mối tình trong quá khứ. Biểu cảm của chàng trai sinh năm 1994 lộ rõ sự gượng gạo trong nhiều phân cảnh.
Đa số diễn viên trong phim không để lại nhiều ấn tượng.
Yaya Trương Nhi cũng rơi vào tình trạng tương tự khi cô thường được biết đến như một cái tên thiên về sự gợi cảm hơn là thể hiện nội tâm nhân vật. Thanh Trúc có một vai diễn dưới sức và quá đỗi nhạt nhòa. Người làm tốt nhất có lẽ là Trần Ngọc Vàng khi anh bộc lộ được những suy nghĩ của nhân vật trước cú sốc quá lớn.
Nhìn chung, Chồng người ta là một bộ phim có ý tưởng. Song, cách triển khai non tay của đạo diễn Nguyễn Hữu Tiến rốt cuộc đã đẩy tác phẩm đi vào ngõ cụt.
Chồng Người Ta - Bất chấp tất cả vì tình yêu liệu có xứng đáng?
Chồng Người Ta mang lại cho khán giả những phút giây nghẹt thở bằng chính sự dẫn dắt vô cùng khéo léo của đạo diễn Nguyễn Hữu Tiến.
Suy ngẫm về sự hy sinh vì tình yêu
Chồng Người Ta là câu chuyện tình yêu đầy gian dối và thù hận. Phim xoay quanh ba nhân vật Hà (Thanh Trúc), Cường (Trịnh Xuân Nhản) và Trung (Hữu Tài). Cường và Trung từng có tình cảm với nhau trong quá khứ nhưng vì những định kiến từ gia đình, cả hai đành phải rời xa nhau. Tưởng rằng quá khứ đã bị chôn vùi, Cường quyết định lấy vợ và xây dựng một tổ ấm mới.
Tất nhiên, mọi chuyện không hề dễ dàng. Sự xuất hiện của Thắng - người nắm giữ bí mật động trời của Cường đã làm cuộc sống anh xáo trộn. Liệu các nhân vật của chúng ta có vượt qua được quá khứ và làm chủ được nỗi đau của tình yêu?
Thoạt đầu, khán giả có thể cho rằng Chồng Người Ta đang khai thác mối quan hệ tình yêu đồng giới. Tuy nhiên, khi đi sâu vào trong nội dung phim, ta có thể thấy đạo diễn Nguyễn Hữu Tiến muốn truyền tải một thông điệp rất sâu sắc. Không chỉ là những cảnh đánh ghen, những cuộc cãi vã thường thấy mà đằng sau đó là sự hy sinh trong tình yêu, cho dù ở bất kỳ giới tính nào hay bất kỳ hoàn cảnh nào đi chăng nữa.
Sự hy sinh thường gắn liền với người phụ nữ trong truyền thống Việt Nam nhưng trong phim, ta có thể thấy một người con trai khi hy sinh cho người mình yêu sẽ mãnh liệt và dứt khoát đến mức có thể lấy đi nước mắt của khán giả. Hơn nữa, Chồng Người Ta sẽ truyền tải cho khán giả bài học về tình cảm gia đình. Liệu tình cảm giữa những người trong gia đình với nhau có đủ mạnh mẽ để giúp tất cả vượt qua những khó khăn hay tất cả chỉ sẽ vỡ vụn sau quá nhiều thử thách?
Một kịch bản mới lạ và độc đáo
Kịch bản của Chồng Người Ta đã làm rất tốt việc dẫn dắt người xem tới những cao trào của phim. Mạch phim chậm rãi nhưng vẫn khiến khán giả căng thẳng trong từng phút giây. Không những thế, sự sáng tạo của phần kịch bản chính là điểm sáng nhất của phim.
"Tuesday" là từ khóa đã rất nổi tiếng và từng được rất nhiều nhà làm phim đưa vào dự án của mình. Vì vậy, thử thách ban đầu của đạo diễn Nguyễn Hữu Tiến là không hề dễ dàng chút nào. Làm thế nào để tạo ra một bộ phim về Tuesday nhưng nội dung phải mới mẻ hoàn toàn so với các tác phẩm trước?
Ngay từ đầu phim, khán giả đã vô thức bị cuốn theo nhịp điệu chậm rãi mà chắc chắn đan xen giữa thực tại và quá khứ của các nhân vật. Từ gia đình nhỏ của Cường đang ngập tràn niềm vui, hạnh phúc với vợ đẹp, con ngoan. Bỗng chốc quay ngược về quá khứ, mở ra mối tình bị cấm đoán giữa hai chàng trai giữa vùng quê miền Tây sông nước. Trong đó, Cường chỉ là người làm thuê cho lò gạch của cha người tình. Còn chàng trai kia thì đã hứa hôn với một cô gái trẻ đẹp. Tương lai nhiều năm thay đổi, Cường ngày nào đã trở thành ông chủ phòng gym giàu có, gia đình viên mãn. Bỗng lại xuất hiện một chàng trai lạ, biết quá nhiều về quá khứ của anh, thêm nữa dường như Cường và chàng trai này còn có tình ý với nhau, khiến cho những mâu thuẫn nhanh chóng được đẩy lên đến cực điểm.
Cái hay của Chồng Người Ta nằm ở việc khiến người xem không thể đoán được các nhân vật của mình sẽ làm gì. Các chi tiết then chốt xuất hiện tuy dồn dập nhưng lại rất đúng thời điểm. Điều này khiến khán giả phải liên tục tập trung vào tình tiết nếu không muốn bỏ lỡ những suy đoán quan trọng cho cả bộ phim.
Một điểm cộng nữa của Chồng Người Ta nằm ở việc dựng phim và các góc quay vô cùng đầu tư. Những cảnh toàn bao quát cả thành phố cũng như làng quê đều lột tả được những điểm nổi bật của khung cảnh với hiệu ứng màu sắc đặc trưng và hết sức sống động cho từng địa điểm. Chồng Người Ta là một bộ phim tâm lý, tình cảm nên rất chú trọng vào biểu cảm và cử chỉ, hành động của nhân vật. Vì vậy, các góc quay cận cảnh khuôn mặt các nhân vật cũng được sắp xếp vô cùng khéo léo khiến cho cảm xúc của các nhân vật được khắc họa rõ nét hơn.
Nhìn chung, Chồng Người Ta là một tác phẩm rất đáng xem và sở hữu chất lượng tương đối xứng đáng với kỳ vọng của khán giả. Đây sẽ là một trải nghiệm tuyệt vời cho những ai đang mong muốn được thưởng thức phim Việt tại rạp. Hy vọng rằng bộ phim sẽ là một trong số những cái tên để lại dấu ấn sâu đậm nhất cho công chúng trong nửa cuối của năm 2020 đầy biến cố này.
Trailer phim
Phim đang được khởi chiếu trên toàn quốc từ 20.11.2020.
Phim 18+ của Yaya Trương Nhi gây choáng với drama "chồng người" - tiểu tam có 1-0-2 trong lịch sử điện ảnh Việt Sau thời gian hoãn công chiếu vì dịch bệnh, bộ phim điện ảnh "Chồng người ta" của Yaya Trương Nhi thủ vai chính sẽ chính thức ra rạp vào ngày 20/11 tới đây. Ngày 20/11 tới đây, bộ phim điện ảnh gắn mác 18 Chồng người ta do Yaya Trương Nhi, Trịnh Xuân Nhãn, Thanh Trúc, Trần Ngọc Vàng thủ vai sẽ chính...