Chống nắng – chống bao nhiêu là đủ
Kem chống nắng là món bạn luôn phải có trong túi mỹ phẩm của mình. Mùa nắng nóng càng hoành hành, kem chống nắng lại càng trở thành sản phẩm ưu tiên.
Để phát huy tối đa khả năng bảo vệ làn da, bạn cần biết đọc nhãn sử dụng cũng như nắm rõ một số phương pháp sử dụng kem chống nắng, tuy cũ nhưng vẫn cần thiết.
Đừng tin vào khẩu trang chống nắng
Khẩu trang, quần áo chống nắng được cho là tương đương với chỉ số chống nắng SPF 5, một chỉ số rất thấp, bởi vậy, bạn vẫn phải dùng kem chống nắng để bảo vệ làn da.
Video đang HOT
Thoa sao cho đúng?
Nếu di chuyển trong thành phố, bạn chỉ cần thoa kem chống nắng chỉ số SPF 30. Nhưng nếu bạn phải làm việc hay di chuyển ngoài trời nắng một khoảng thời gian dài, không cần phải tăng chỉ số SPF mà hãy thoa một lớp sunblock (chống nắng vật lý) lên trước, sau đó phủ lên trên một lớp sunscreen (kem chống nắng hóa học). Các tia cực tím dù có xuyên qua lớp kem bên trên vẫn bị chặn lại bởi lớp kem bên dưới.
Chống nắng không thấm nước hay chống nắng lâu trôi?
Kem chống nắng có dòng chữ water-resistant hay waterproof dành đi bơi hồ hay bơi biển. Dù không trôi trong nước, nhưng chúng cũng chỉ có tác dụng trong vòng 40 phút đến một giờ, sau đó bạn sẽ cần phải thoa lại một lớp chống nắng mới. Bạn vẫn có thể sử dụng loại kem chống nắng này trong những ngày nắng nóng “quá độ”, bởi ngoài hiệu quả chống nắng, chúng còn giúp cho khuôn mặt của bạn mịn màng ngay cả khi đổ mồ hôi.
Hạn dùng: Khi đã mở ra, tiếp xúc với không khí, các thành phần trong kem bị ôxy hóa, đồng nghĩa với việc làm giảm chỉ số SPF, dẫn dến giảm khả năng bảo vệ da. Tốt nhất, hãy dùng hết tuýp kem chống nắng ngay trong một mùa hè, nếu không chúng đã mất dần tác dụng. Theo khuyến cáo của bác sĩ, bạn nên dùng khoảng 14g trong một lần sử dụng cho toàn thân và 28g khi đi biển. Sử dụng ít hơn lượng đó, lớp bảo vệ sẽ không đủ dày để bảo vệ da.
Thời gian: Ngoài việc dùng chỉ số bảo vệ cao, phù hợp, bạn nên lưu ý thoa kem thoa bổ sung sau mỗi hai giờ. Lớp kem lưu lại trên da trong khoảng 40-80 phút và giảm dần do nhiệt độ cao, mồ hôi, cử động cơ thể… vì thế bạn cần lớp bổ sung mới. Nên rửa mặt lại, thấm nhẹ cho khô trước khi bôi lớp chống nắng mới.
Chống nắng khi đi biển
Có người cho rằng làn da tối màu không cần phải dùng chỉ số chống nắng cao.
Thực tế BS da liễu cho biết, làn da tối màu có thể không bị bỏng rát và sạm đen từ tia UVB nhưng không có nghĩa tránh được tác động lão hóa bởi tia UVA. Vì vậy, nếu ra biển, kể cả không xuống nước, sau 90 phút bạn phải thoa kem chống nắng lại một lần nữa. Bạn cũng cần nhớ bôi kem chống nắng trước 30 phút để kem thấm vào da và phát huy tác dụng. Đừng đợi đến khi da bắt đầu có cảm giác nóng rát mới thoa kem, lúc đó da đã bị tổn hại bởi những tia tử ngoại có hại trong ánh nắng.
Khi sử dụng kem chống nắng dạng xịt cần lưu ý: muốn đều màu da, bạn nên giữ khoảng cách từ 5-7cm và xịt chậm, sau đó dùng tay vỗ đều và nhẹ cho chất chống nắng thấm đều vào da. Một lưu ý khác là chỉ số kem chống nắng thực tế chỉ bằng 1/3 so với chỉ số được ghi trên nhãn. Vì thế để giữ làn da an toàn khi đi biển thì bạn nên chọn chỉ số SPF 50 hơn là 30.
Ảnh mang tính minh họa – Shutterstock
Đọc nhãn
Biết được ý nghĩa của nhãn là cách tốt nhất để lựa chọn kem chống nắng phù hợp.
Moist cooling: tạo độ ẩm và hạ nhiệt xuống 3,3 độ C, giúp cân bằng da trong nắng nóng mùa hè. Nhiệt độ cao là một trong những nguyên nhân lớn gây ra sự ôxy hóa, làm làn da dễ bị lão hóa, vì vậy hãy lưu ý đến tính kháng nhiệt trong kem chống nắng.
Sunblock và sunscream: Sunblock chống nắng theo cơ chế vật lý, tạo lớp màng chắn bảo vệ giúp ngăn chặn, phát tán và phản xạ tia UV, khiến chúng không thể xuyên qua da được. Có khả năng bảo vệ da toàn diện, chống lại sự ảnh hưởng của cả tia UVA và UVB, thích hợp để đi biển. Tương đối lành cho các loại da, ít gây kích ứng.
Theo Baophunu