Chồng mất mới được 50 ngày, em trai anh đã đến xin chăm sóc hai mẹ con, lý do đưa ra khiến tôi càng thêm tủi
Chia tay được một tháng thì tôi phát hiện mình có thai. Lúc này, chúng tôi quay lại, hai bên gia đình cũng ủng hộ chuyện tổ chức đám cưới. Cứ nghĩ đó là cái kết viên mãn của hai vợ chồng. Không ngờ khi về chung một nhà, tôi lại càng khổ hơn.
Tôi vẫn còn chưa hết sốc sau chuyện đã xảy ra. Vợ chồng tôi kết hôn cách đây 3 năm trước. Nhà chồng tôi khá giả, trong khi đó, hoàn cảnh gia đình tôi lại khó khăn. Khi chúng tôi về xin cưới, trong nhà ai cũng khinh rẻ, thậm chí còn tìm đủ mọi cách để ngăn cản chúng tôi đến với nhau.
Thế nhưng người tính không bằng trời tính. Chia tay được một tháng thì tôi phát hiện mình có thai. Lúc này, chúng tôi quay lại, hai bên gia đình cũng ủng hộ chuyện tổ chức đám cưới. Cứ nghĩ đó là cái kết viên mãn của hai vợ chồng. Không ngờ khi về chung một nhà, tôi lại càng khổ hơn.
Mẹ chồng tôi là người khắt khe, lại có ác cảm với con dâu từ trước nên thường xuyên gây khó dễ. Con dâu vừa về được hai ngày, bà đã đuổi người giúp việc rồi đổ hết mọi công việc lên đầu tôi. Chồng tôi thì bận rộn, đi sớm về khuya, thành ra trong căn nhà rộng lớn này, tôi luôn cảm thấy lạc lõng.
Chú ấy nói muốn thay anh trai, lo lắng cho mẹ con tôi. Ảnh minh họa: Internet
Video đang HOT
Thế nhưng ông trời không để tôi được sống yên bình với chồng. Hai tháng trước, chồng tôi bị đột quỵ khi đang làm việc đêm. Lúc mọi người phát hiện, anh đã không qua khỏi. Đối với tôi, đây là cú sốc quá lớn. Còn mẹ chồng thì tìm đủ mọi cách nhiếc móc, thậm chí bà bảo do tôi không hợp tuổi nên mới làm hại chồng.
Những ngày gần đây, tôi ăn cơm mà chan nước mắt. Cho tới hôm qua, em chồng tôi đột nhiên đề nghị một chuyện. Chú ấy nói muốn thay anh trai, lo lắng cho mẹ con tôi. Còn bảo trước kia hai anh em có lần uống rượu, chẳng hiểu thế nào, chồng tôi lại dặn dò. Anh nói sau này nếu chẳng may anh có chuyện gì, chỉ mong chú ấy đứng ra làm chủ cho chúng tôi. Bởi chồng tôi thừa biết mẹ mình là người như thế nào. Nghe em chồng nói vậy, tôi càng thấy tủi thân hơn. Đúng là bây giờ, chẳng có ai để tôi dựa dẫm trong căn nhà này.
Em chồng tôi chưa có vợ, lâu nay cũng rất tốt với tôi. Có điều chồng mới mất chưa được bao lâu, tôi không có ý định sẽ mở lòng với ai khác. Theo mọi người tôi nên từ chối em chồng thế nào để không bị mất lòng?
Vợ ở nhà trông con bị chồng mắng "tiêu như đốt tiền", một lần đưa vợ con về quê ăn giỗ và biết việc làm của cô mà anh lặng người hối hận
Đạt nhận ra anh đã vô tâm và ích kỷ với vợ thế nào. Chẳng những không cùng Loan động viên, an ủi nhau chung vai cố gắng, ngược lại anh còn đối xử với cô một cách khắt khe, lạnh lùng.
Vợ chồng bên nhau có yêu thương, thấu hiểu và sẻ chia bao nhiêu cũng chẳng là thừa. Nhất là những lúc khó khăn, thiếu thốn, sự sát cánh bên nhau trong những thời điểm ấy sẽ giúp tình nghĩa vợ chồng ngày càng thêm bền chặt.
Đạt (30 tuổi) chia sẻ Loan - vợ anh đã nghỉ việc ở nhà gần 3 năm nay. "Vừa biết vợ tôi mang thai, sếp cô ấy đã nói khéo cho nghỉ việc để nhận người khác vào thay. Buộc lòng phải nghỉ ở nhà chờ sinh, sinh xong không có ai trông con đi làm lại nên vợ tôi đành ở nhà từ khi đó tới giờ", Đạt kể.
Hiện tại con trai Đạt đã lên 1 tuổi, Loan dự định sau khi cai sữa bé sẽ xin việc đi làm lại. Thời điểm Loan mang bầu, chi phí phát sinh chưa nhiều, Đạt đủ khả năng lo cho hai vợ chồng. Thêm một đứa trẻ ra đời là thêm nhiều khoản chi tiêu khó lòng dự tính được trước, số tiền Đạt đưa cho vợ mỗi tháng cũng thiếu trước hụt sau.
Mức lương của Đạt vốn không cao, chỉ 13 triệu, 1 năm trở lại đây tình hình kinh tế thế giới gặp khó khăn do dịch bệnh nên thu nhập của anh giảm còn 11 triệu, trong khi khối lượng công việc vẫn như trước. Công việc mệt mỏi, tiền lương cuối tháng nhận được không bằng trước khiến Đạt cảm thấy chán nản, áp lực vô cùng. Về nhà vợ lại thường xuyên kêu than chuyện tiền bạc, muốn anh đưa thêm tiền khiến Đạt càng bất mãn và khó chịu.
Ảnh minh họa
"Thời gian đầu sau khi vợ sinh con, vợ chồng tôi thường xuyên cãi cọ chuyện tiền nong. Tôi cho rằng cô ấy ăn tiêu hoang phí, không biết thương chồng làm lụng vất vả, không xót đồng tiền mồ hôi nước mắt của chồng. Dù vợ có đưa ra sổ chép cặn kẽ nhưng tôi vẫn không tin, có thể cô ấy mua bị đắt hoặc ghi khống vào lắm chứ", Đạt nói.
Mỗi tháng Đạt đưa cho vợ 8 triệu, còn lại anh giữ chi tiêu cá nhân và giao lưu bạn bè cũng vừa hay hết. Tiền thuê nhà và điện nước đã chiếm 2,5 triệu, dư lại 5,5 triệu lo cho một gia đình 3 người thật sự quá eo hẹp. Nhưng Đạt luôn nghĩ con nhỏ chưa đi học, chưa cần mua sắm nhiều thì chẳng tốn bao nhiêu, nếu thiếu hụt tiền nghĩa là Loan chưa biết tính toán chi tiêu sao cho hợp lý.
"Cô tiêu như đốt tiền ấy, đúng là ai vô phúc mới lấy phải cô!", khi cuộc tranh cãi lên đến đỉnh điểm, Đạt hầm hầm tức giận ném vào mặt vợ một câu như vậy. Loan nghẹn đắng không biết phải giải thích hay biện minh thế nào, từ ấy trở đi cô không nhắc đến chuyện tiền nong với chồng nữa, luôn cố gắng gói gọn chi tiêu trong số tiền chồng đưa. Đạt thấy vậy thì ngầm cho rằng vợ đã biết sai, biết cố gắng vun vén hơn sau khi bị chồng phê bình gay gắt.
Cách đây ít lâu vợ chồng Đạt đưa con về quê anh ăn giỗ. Sau khi trở lại thành phố, chị gái Đạt gọi điện cho em trai trách mắng: "Cậu bảo vợ sửa cái tính tham lam ấy đi nhé. Về quê nội ăn giỗ đừng đói khát đến mức lấy mang cả lên thành phố như thế. Đồ ăn thừa là để dành cho đội ngũ nấu bếp, chẳng ai tiếc rẻ chút đồ ăn nhưng người ta cười cách làm của vợ cậu đấy. Chẳng lẽ hai vợ chồng ở thành phố lớn mà còn thiếu thốn ít thịt gà, nắm xôi à?".
Đạt sững sờ, đến chính anh cũng không biết vợ mang đồ ăn thừa từ quê lên. Tức giận hỏi vợ, câu trả lời của Loan càng khiến anh lặng người: "Em... thấy còn thừa nhiều đồ ăn nên xin một ít mang lên ăn trưa, cũng được vài hôm...". Đội ngũ nấu nướng đều là con cháu trong dòng họ, họ sống ở quê nên đảm nhiệm luôn việc bếp núc, con cháu ở xa như vợ chồng Đạt tới ngày mới về dự mà thôi.
Ảnh minh họa
Đạt cho hay: "Sau khi tra hỏi vợ, lúc ấy tôi mới biết buổi trưa chỉ có hai mẹ con ở nhà, con ăn cháo riêng còn vợ tôi thường xuyên ăn uống qua loa để tiết kiệm tiền. Tháng nào con không bị ốm còn đỡ, nếu con ốm phải đi khám và mua thuốc thì tháng ấy vợ gần như chỉ ăn trưa với muối vừng. Hành động của vợ tôi không sai cũng chẳng xấu xí nhưng theo quan niệm của đa số người thì bị coi là tham lam. Do đó phải thiếu thốn và muốn tiết kiệm tiền tới mức nào mà vợ tôi mới làm...".
Đạt nhận ra anh đã vô tâm và ích kỷ với vợ thế nào. Thu nhập của anh giảm sút là điều không ai mong muốn, Loan phải nghỉ làm ở nhà với con cũng là bất đắc dĩ. Thế nhưng anh chẳng những không cùng vợ động viên, an ủi nhau chung vai cố gắng, ngược lại còn đối xử với cô một cách khắt khe, lạnh lùng.
"Tôi nhận ra càng những lúc chật vật, khó khăn thì vợ chồng càng phải yêu thương nhau nhiều hơn. Qua đó tình nghĩa vợ chồng mới được bồi đắp, lúc thiếu thốn không thể san sẻ vậy thì khi đủ đầy chắc gì vợ còn muốn ở lại cạnh chồng? Cũng may vợ chấp nhận bỏ qua cho tôi...", Đạt thở dài hối hận.
Hào hứng giới thiệu việc làm mới cho anh rể, tôi đứng hình khi anh từ chối bằng lý do ngớ ngẩn và hèn hạ Tôi nhiều lần khuyên chị gái ly hôn nhưng chị ấy không chịu, còn cho rằng tôi có cái nhìn quá khắt khe về đàn ông. Gia đình tôi chỉ có hai chị em gái nên chúng tôi rất yêu thương nhau. Ngày chị gái lấy chồng, tôi tặng chị hẳn một lượng vàng làm của hồi môn. Nhưng rồi ngay sau đó,...