Chồng mắc “hội chứng tuổi về hưu”
Thấy vợ vóc dáng thon gọn, tinh thần vui vẻ, chồng quạu: “Lúc này bà dữ lắm rồi nghen”. Vợ không thèm chấp, nghĩ chồng mắc “hội chứng tuổi về hưu”, mươi bữa quen rồi sẽ thôi.
Chồng nhập viện vì chứng cao huyết áp lần thứ ba trong hai tháng liên tiếp, khiến vợ lao đao. Bác sĩ khuyên đừng để người bệnh lo lắng, bất an. Tâm trạng không tốt sẽ dẫn đến mất ngủ và huyết áp thất thường…
Công việc văn phòng của chồng trước giờ vẫn vậy, hai đứa con và cháu nội thì “ổn hơn cả ổn”. Vậy chắc chồng… có cô nào hay sao? Câu tếu táo của vợ không được chồng hưởng ứng, anh còn lắc đầu, khẽ thở dài quay đi. Vợ bần thần, lẽ nào chồng có tâm trạng?
Mai mốt vợ đi đâu cũng sẽ rủ chồng theo
Anh Hòa, bạn thân của chồng ghé thăm. Trước khi về, ngập ngừng mãi anh mới nói: “Nói thiệt với chị nhé, anh Việt đang ghen, ảnh sợ mất chị nên lo lắng thái quá”. Anh Hòa chợt nhỏ giọng: “Đàn ông… xụi lơ hay lo sợ, nghĩ vẩn vơ và nhất là tự ái dồn cục. Chị phải giúp ảnh giải tỏa tâm lý mới được”. Vợ trố mắt nhìn anh Hòa, bất ngờ, ngạc nhiên rồi… sượng trân, không biết trả lời ra sao.
Video đang HOT
Mấy năm nay chồng mắc bệnh tiểu đường. Nhờ thuốc thang đều độ và kiêng đường nên khá ổn, chỉ mỗi “chuyện ấy” của chồng không còn như xưa. Vợ nghĩ có tuổi rồi, nhu cầu giảm là đương nhiên, vợ cũng không phàn nàn gì. Chồng rầu rĩ bảo: “Anh vô dụng rồi”. Vợ cười xòa, nói: “Đừng có khùng quá, già rồi thì ai cũng vậy thôi!”.
Một năm nay vợ về hưu. Mấy chục năm bù đầu vì công việc, vì chồng con, giờ mới được rảnh rỗi. Nhóm phụ nữ “tổ hưu” rủ vợ đi tập yoga, đi chùa, nấu cơm phát cho người nghèo, bán bánh mì gây quỹ cho hội từ thiện…
Thấy vợ vóc dáng thon gọn, tinh thần vui vẻ, chồng quạu: “Lúc này bà dữ lắm rồi nghen”. Vợ cũng quạu, “người ta ăn mặc hở hang, bơm chỗ này vá chỗ nọ mới gọi là dữ”. Chồng không cãi nhưng chiến tranh lạnh cả tuần. Hai đứa con ngạc nhiên: “Mấy chục năm nay ba mẹ yên ấm, giờ già lại ham gây lộn”.
Mức độ “kiếm chuyện” của chồng càng lúc càng tăng. Chồng hay hờn mát, nói xóc hông: “Tui giờ vô dụng, bà cứ đi kiếm thằng khác”, “Trông bà phơi phới vầy chắc nhiều người mê lắm heng”… Vợ không thèm chấp, nghĩ chồng mắc “hội chứng tuổi về hưu”, mươi bữa quen rồi sẽ thôi.
Chính vì vợ lơ là, xem nhẹ cảm nhận của chồng mà thành cớ sự. Chồng sợ vợ thay lòng, sẽ có người khác. Nỗi lo ám ảnh chồng, khiến anh đổ bệnh.
Nhìn chồng nằm bẹp trên giường, mặt mũi rầu rĩ, vợ vừa xót xa vừa buồn cười. Lo gì không lo, lo chuyện trời ơi đất hỡi chi tới nỗi này. Vừa may, vợ chồng chị Hằng – trưởng nhóm “hưu vui vẻ” – ghé thăm. Chị Hằng nói: “Anh ráng khỏe rồi theo tụi tôi đi làm từ thiện cho vui”.
Chồng chị Hằng cũng góp lời: “Hồi đó thấy bà xã hay lo chuyện bao đồng, tui cự bả lắm. Mấy lần đi theo bả, thấy việc làm của mọi người rất ý nghĩa, giúp được nhiều người, tui ủng hộ hết mình. Tui cũng tiểu đường, cũng cao huyết áp nè, nhờ sống vui vẻ nên lướt qua bệnh tật đó ông”…
Mặt chồng dần tươi lại. Chồng chị Hằng là sếp lớn, giờ về hưu cũng ủng hộ chị Hằng, hẳn là… không có gì bậy bạ.
Vợ nắm tay chồng: “Sau này anh đi theo em cho vui nha”. Chồng vùng vằng: “Để lúc đó rồi tính”. Vợ biết, chồng nói vậy là đã xuống nước. Vợ chồng mấy chục năm, tính vợ thế nào chồng biết mà, lẽ nào vợ là người ham hố, tham đó bỏ đăng.
Mai mốt vợ đi đâu cũng níu chồng theo, vợ chồng cùng làm việc có ích, cùng sống vui, sống có ý nghĩa, chồng sẽ yên tâm, phải không? Vợ chồng thương nhau đâu chỉ vì “chuyện ấy”, mà còn vì nghĩa, vì con cái và một gia đình toàn vẹn nữa, phải không chồng?
Sắp đủ tiền thực hiện ước mơ có ôtô của ba
Ba vừa bước qua tuổi 61, bề ngoài lúc nào cũng xộc xệch, nhiều khi má than là luộm thuộm.
Ảnh minh họa
Khi ra ngoài, vớ được đồ gì là ba mặc ngay đồ đó. Ba bảo quan trọng gì hình thức bên ngoài, miễn là đủ ăn đủ mặc. Thời của ba và của tôi khác nhau lắm, giờ phải "ăn ngon mặc đẹp" chứ không phải "ăn no mặc ấm" nữa, thế nhưng ba nào có quan tâm gì. Tiền lương má giữ hết, ba thỉnh thoảng lấy ít mua vài bao thuốc lá. Ba nghiện thuốc lá, mấy lần tôi mua kẹo không đường, rồi mua thực phẩm hỗ trợ cai thuốc mà ba vẫn nghiện. Tôi mà thấy ba cầm điếu thuốc là bắt bỏ bằng được. Bởi vậy, hiếm khi ba hút được thuốc thuốc lúc có mặt tôi.
Ba rất quý trọng đồng tiền làm ra, không dám mua gì. Mấy lần má nhờ đi mua trái mướp, quả chanh, ba chạy về bảo sợ. Hỏi sao sợ thì ba nói: "Có hai quả mướp mà nó tính tôi 17 ngàn, sợ xanh ruột". Tôi và má cười no bụng, má bảo: "Vậy để ông biết tôi xài hoang cỡ nào". Lần duy nhất ba hào phóng là khi tôi thi đại học, đoạn đường đó bán nhiều măng cụt, tôi đòi ăn và ba không hề do dự, mua hẳn 2 kg. Nguyên nhân sâu xa là má bảo ba không được tiếc gì tôi, nghĩ lại thấy vẫn buồn cười.
Tôi đi làm có tiền mua quần áo mới tặng ba, rồi thực phẩm chức năng các kiểu. Tôi phải nói giá thật thấp ba mới chịu xài, còn không ba cứ đi ra đi vào than thở. Tôi cáu mà vẫn buồn cười. Ba còn nhiều tật xấu lắm nhưng tôi muốn kể đến mặt tốt. Ba tốt bụng, giúp ai cũng hết mình mà không biết người ta chỉ lợi dụng. Nhà hàng xóm nhờ gì ba cũng làm miễn phí. Việc gì khó hay tốn sức khỏe ba đều làm, chẳng chút tính toán. Vì thế mà nhiều người thương ba, có quà bánh hay đồ thơm thảo gì cũng ghé biếu.
Ba khoái có đứa con học bác sĩ lắm nên hồi đó anh hai tôi đăng ký thi y dược để chiều ba. Ba khăn gói đưa anh lên lò luyện thi, thời năm 2003-2004 ấy, lò luyện thì nhiều, không biết hai ba con tìm làm sao mà học có 2-3 tuần hết hơn 2 triệu. Sau 2 ngày luyện thi, anh tôi xách balo về, trèo tường đạp bụi chuối vào nhà, khóc rưng rức vì không chịu nổi. Rồi lại lên luyện thi và cuối cùng anh vẫn rớt. Ba buồn nhưng rồi cũng chịu, bảo chắc đẻ thêm đứa nữa cho nó học bác sĩ.
Tới lượt mình, tôi đâu có ưa gì y dược, hay nói đúng hơn là không đủ sức thi vào đó. Tôi chọn thi Bách Khoa và vì nhắm đủ sức nên vượt qua ngon lành. Ngày nhập trường, ba đưa tôi lên kiếm nhà trọ. Kiếm được căn gần trường, đặt cọc hết 500 nghìn đồng, đứa bạn gọi rủ ở chung ký túc xá, 3 đứa bao nguyên cái phòng 6 người. Ba lại lục đục đi mua chậu thau, chăn mền, vali, mấy thứ lặt vặt chật cả phòng. Trước khi về, ba cứ hỏi đi hỏi lại là thiếu gì không con, ba chị em ráng chăm lo nhau, nhường nhịn, giúp đỡ nhau mà sống.
Giờ ba già rồi, nhiều khi lẩm cẩm và ở dơ xíu, thế nhưng tôi biết ba thương hai anh em nhiều. Tôi mong ba sống thật lâu để "vác tù và hàng tổng" cho xóm làng, để thỉnh thoảng tôi chọc cho ba la lên, để tôi còn chỗ dựa thật to lớn và vững chắc trong cuộc đời này. Ba còn có ước mơ to đùng là có được cái xe ôtô con dù ba không có bằng và má không cho mua. "Ba à, đợi con nhé, con sẽ làm đủ tiền rồi "cãi" lời má tặng cho ba cái xe, để ước mơ đó thành hiện thực". Sáu năm đi làm, tôi sắp đủ tiền mua xe cho ba rồi.
Chuyên gia lý giải chuyện đàn ông ngoại tình nhưng không chịu bỏ vợ Đàn ông lén lút giấu vợ để ngoại tình, nhưng hầu hết không muốn bỏ vợ và cho đó là hành động khôn ngoan.... Không muốn bỏ vợ, cũng chẳng muốn mất bồ Chúng tôi kết hôn sớn vì vợ dính bầu, nên khi đối mặt với khó khăn của cuộc sống - nhất là sau khi con trai ra đời thì cãi...