Chồng lên phố mưu sinh, vợ ở nhà tằng tựu với anh họ
Tôi đã rước đĩ về làm vợ. Nếu chỉ vì một vụ ngoại tình mà tôi gọi cô ấy như thế thì hơi quá nhưng đằng này, tôi nai lưng kiếm tiền nuôi gia đình, thì cô ấy lại ở nhà được dịp tòm tem hết với người này đến người kia, thậm chí là anh họ tôi thì tôi chẳng ngần ngại gọi cô ấy là loại đàn bà lăng loàn kia.
Tôi và cô ấy vốn chẳng được học hành nhiều, tiền bạc gia đình hai bên cũng chẳng có, hai vợ chồng trẻ ngày ngày kiếm sống trên mảnh đất Hà Tây mãi cũng đói. Tôi bỏ vợ ở quê lên Hà Nội kiếm sống, làm công nhân lau cửa kính mãi rồi tôi cũng gặp may có người giúp đỡ được vào làm công nhân một xưởng gỗ mỹ nghệ. Ông chủ là một người Trung Quốc khá tốt tính, bao nhiêu kinh nghiệm đều truyền đạt lại cho tôi. Một thời gian sau, ông phải về nước để chăm sóc người vợ già đang ốm nặng đã nhượng lại cho tôi xưởng đó và còn cho tôi một khoản nhỏ duy trì thời gian đầu.
Xưởng nhỏ, toàn cánh đàn ông với nhau nên tôi chưa tiện mang vợ con lên ở cùng nhưng vẫn thường xuyên về thăm. Cũng chẳng nghĩ ngợi gì đến chuyện vợ có thiếu thốn tình cảm hay không bởi nghĩ cái nghèo còn đeo bám thì làm gì có chuyện rửng mỡ cặp kè làm gì, còn họ hàng chòm xóm cạnh bên nữa.
Rước đĩ về làm vợ. Ảnh Tintucvne.com
Vợ tôi còn trẻ lại là gái một con đương tuổi xuân cũng thường xuyên than chuyện chăn gối lạnh nhạt với chồng nhưng tôi bỏ ngoài tai vì lý do còn bận kiếm tiền nuôi con, sau này sẽ đón cô ấy lên sau.
Tôi đã mở cho cô ấy một cửa hàng tạp hóa nhỏ để cô ấy không còn phải làm ruộng, và buồn chán khi nông nhàn nữa. Nhưng cũng từ đây, hiểm họa lại ập đến.
Mời độc giả lắng nghe tâm sự “Rước vợ về làm đĩ” của bạn đọc Quốc Huy:
Đám đàn ông trong làng cứ thường xuyên lui tới, giả như mua thuốc lá, mua rượu, sim thẻ để ve vãn cô ấy. Có hôm tôi về bất ngờ còn gặp một gã trai miệng còn hôi sữa sàm sỡ cô ấy, tôi đã lao đến đấm cho hắn một trận nhừ tử. Hắn cũng không vừa đánh trả lại, còn nói rằng “vợ mày ngủ với bao nhiêu thằng rồi, tao sờ một tý chả thấm vào đâu đâu”. Cơn điên lên tôi đã đánh hắn tới tấp đến mức phải nhập viện, vụ đó tôi đã phải đền cho người ta cả chục triệu.
Video đang HOT
Sau vụ đó, tôi trông chừng vợ hơn, thu xếp để cô ấy lên sớm hơn với tôi, cũng đồng nghĩa tôi phải nhận thêm nhiều hợp đồng, thuê thêm thợ và làm việc nhiều hơn cùng anh em. Công việc vắt kiệt sức của tôi khiến mỗi lần về quê gần vợ tôi không thể “lên” được, vợ lại thở dài, quay lưng lại. Dạo này tôi lại thường xuyên nghe họ hàng xì xào chuyện vợ tôi qua lại với nhiều đàn ông trong làng.
Sợ vợ sẽ vì thế mà chán nên đâm ra thói lăng nhăng, tôi nhờ một cô em họ lên ở cùng để canh chừng vợ, phụ giúp cô ấy bán hàng. Nhưng cô ấy nằng nặc không chịu, bảo ở với người lạ không chịu được.
Tôi đâm nghi ngờ và cảnh giác hơn bởi “không có lửa làm sao có khói”, tôi bảo mẹ tôi trông chừng con dâu. Ít lâu sau, tôi nhận được tin động trời, vợ tôi quan hệ với anh họ con bác tôi bị bắt quả tang.
Chỉ vừa bước vào nhà tôi đã bị mẹ tôi lôi vào nhà mà khóc rằng “mày đi làm chỉ tổ hành xác mày thôi, ở nhà người ta ăn no mặc kĩ lại rửng mỡ đi làm đĩ kia kìa”. Tôi xót xa nhìn cô ấy tóc tai bù xù, mắt sưng vù, đang sắp xếp đồ đạc để ra khỏi nhà chồng. Mẹ tôi vẫn không thôi khóc lóc, than kể.
Cô ta đi khỏi nhà chồng mà không về nhà mẹ đẻ, nghe đâu lên ở nhà người quen đâu trên Sơn La, còn tôi vẫn chưa hết sốc sau vụ việc vợ ngủ với anh họ của mình nên cũng chẳng màng gì đến chuyện làm ăn nữa. Thằng con trai nhỏ cứ liên tục đòi mẹ không chịu ở với bà nội, tôi lại phải đón về ở xưởng.
Ngẫm lại mọi chuyện tôi lại thấy ê chề, mình nai lưng kiếm tiền để vợ ở nhà ngủ hết người này đến người khác, anh họ mình còn không tha. Nhưng biết trách ai bây giờ, phụ nữ trẻ khó mà xa chồng triền miên như vậy được. Tôi phần còn yêu cô ấy, lại thêm đứa con còn nhỏ cần có mẹ nên phần muốn gọi cô ấy về, phần lại không bởi nhìn thấy cô ấy tôi sẽ lại hình dung cảnh cô ấy cắm sừng tôi nhiều lần. Tôi sợ mình sẽ khó mà vượt qua lòng tự ái của đàn ông mà tha thứ cho cô ấy.
Tôi phải làm sao đây, có nên gọi cô ấy về làm lại từ đầu hay không?
Theo Afamily
Muôn mặt mưu sinh trên phố đi bộ Nguyễn Huệ
Đêm đến phố đi bộ Nguyễn Huệ lung linh, tấp nập. Trong dòng người, những mảnh đời đang "nương" theo con đường này, tìm kế sinh nhai.
Những "nghệ sĩ" tạo hình từ bong bóng trên phố đi bộ Nguyễn Huệ - Ảnh: Phạm Hữu
Phương (*) là một người có hoàn cảnh đặc biệt, cha mẹ mất sớm. Ngay từ nhỏ phải tự bươn chải mưu sinh. Đã hơn 6 năm qua, Phương chọn công việc tạo hình những con vật bằng bong bóng. Hằng ngày, những đồ vật gắn liền với Phương là bộ tóc giả 7 màu cộng với trang phục chú hề, trên tay là những bong bóng nghệ thuật với đủ hình thù.
Phương bán trên phố đi bộ từ chiều cho đến tối mịt. Đánh vòng từ đầu đến cuối phố Nguyễn Huệ cho đến khi mệt mới ngồi nghỉ. Nhìn Phương lúc nào cũng thấy vui, có lẽ do cách hóa trang chú hề và trên tay khi nào cũng đầy những bong bóng đủ hình thù từ chú mèo Đô Rê Mon, Kitty, hay con ong, chuồn chuồn...
Với gương mặt thân thiện, Phương dễ dàng thuyết phục người thân của các bé và cả những bạn trẻ mua bóng của mình.
Phương cho biết, từ khi phố đi bộ Nguyễn Huệ đi vào hoạt động, thấy nơi đây tấp nập nên anh đến đây kiếm sống bằng nghề bán bong bóng. "Mình vừa đầu tư thêm 2 bộ tóc và trang phục hề để có cái thay đổi, chiều tầm 5 giờ là có mặt, đứng bán cho tới khi vắng người mới về. Có những ngày dù bán không được nhiều nhưng đến đây nhìn đài phun nước cũng thấy vui vui", Phương cười hồn nhiên.
Còn Hậu (*), nữ sinh viên 22 tuổi, quê Gia Lai, cũng "nương" theo phố đi bộ này, kiếm thêm bằng việc bán bong bóng nghệ thuật. Vì ở phố đi bộ cấm bán hàng rong nên Hậu không dám mời, chỉ đeo bong bóng lên người và đi dạo, ai hỏi mua thì bán.
Hậu cho biết cô chọn phố đi bộ để mưu sinh vừa để ngắm người qua lại và xem nhạc nước. Mỗi ngày, Hậu chỉ đến phố đi bộ từ 19 đến 22 giờ. Hôm nào bán không hết, Hậu tặng số bong bóng còn lại cho những em nhỏ khác cũng bám theo con phố này mưu sinh.
Có thâm niêm gần 15 năm bán cà phê trên đường Nguyễn Huệ, bà Vân đã chứng kiến nhiều sự đổi thay trên con đường này. "Nhờ con đường này mà tôi có thể nuôi bản thân và gia đình cho đến hôm nay". Cảm thấy rất phấn khởi khi con đường này được "thay da đổi thịt", đẹp hơn, khang trang hơn và nhất là nhiều người tìm đến hơn. Vì vậy công việc mua bán cũng trở nên thuận lợi hơn. Đặc biệt là những lúc trời nóng và người thì đông, tôi bán sướng lắm", bà Vân hồ hởi.
Nhờ có con đường mới này, nhiều người có thể "nương tựa" vào nó để mưu sinh - Ảnh: Phạm Hữu
Bên cạnh những người buôn bán còn có những tìm đến người nhặt đồ phế thải. Anh Huy kiếm sống bằng việc nhặt ve chai đã hơn 7 năm. Công việc của anh bắt đầu từ 5 giờ sáng cho đến tối. Anh luôn đi bộ từ nhà đến các con đường lớn ở trung tâm thành phố. Đêm xuống, anh Huy lại chọn phố đi bộ làm nơi lui tới.
Trong bộ quần áo lấm lem, lúc thì cuối đường, chốc lát lại thấy anh ở phía đầu con đường. Cứ vậy, thoăn thoắt, anh gắp những chiếc chai nhựa, ly nhựa dùng rồi bỏ vào túi. Bình thường, anh phải lục lọi ở những thùng rác công cộng, hoặc nhặt những chai còn sót lại trên lề đường, nhưng trên phố đi bộ, nhiều người đi đường cho những chai lọ bỏ đi vào thẳng chiếc túi nhựa anh mang theo.
Gạt mồ hôi trên trán, anh trầm ngâm: "Tôi chỉ biết bám vào những con đường, nhất là đường Nguyễn Huệ này. Lấy những thứ người khác bỏ đi để 'biến' thành miếng cơm của mình. Nhờ vậy, mới sống được!".
(*) Tên nhân vật đã được thay đổi
Phạm Hữu - Vũ Phượng
Theo Thanhnien
Nuôi giấc mơ đổi đời từ phế liệu "Không có bằng cấp, học vấn thì ngoài công việc này chúng tôi còn có thể làm gì với số vốn ít ỏi", anh Phùng Thanh Thắng chia sẻ việc đến với nghề mua bán phế liệu để nuôi giấc mơ đổi đời. Thay vì mua vật liệu mới đắt tiền người đàn ông này đang chọn mua vật liệu cũ còn tốt...