Chông gai tìm kiếm hòa bình ở Gaza
Ông Steve Witkoff, đặc phái viên về Trung Đông do Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đề cử, được cho là đã đến Qatar và Israel để khởi động nỗ lực ngoại giao nhằm đạt được thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza và trao trả con tin trước ngày nhậm chức của ông Trump (20.1.2025).
Theo Reuters ngày 5.12 dẫn các nguồn thạo tin, ông Witkoff đã thực hiện các chuyến đi vào cuối tháng 11. Tại đây, ông Witkoff có 2 cuộc gặp riêng với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và Thủ tướng Qatar Sheikh Mohammed bin Abdulrahman Al Thani. Sau các chuyến đi trên của ông Witkoff, thành viên cấp cao Hamas có thể sẽ quay trở lại Qatar để bắt đầu vòng đàm phán mới “trong thời gian tới”, theo Reuters.
Người dân Palestine sơ tán khỏi phía bắc Gaza ngày 4.12. ẢNH: REUTERS
Bình luận về thông tin trên, một quan chức Mỹ giấu tên cho hay các trợ lý của Tổng thống Joe Biden đã biết về các cuộc tiếp xúc trên của ông Witkoff và hiểu rằng đặc phái viên của ông Trump ủng hộ thỏa thuận ở Gaza theo hướng mà chính quyền đương nhiệm đang xúc tiến. Theo quan chức trên, đội ngũ của ông Biden liên tục cập nhật thông tin cho phía ông Trump, nhưng hai bên chưa làm việc trực tiếp với nhau. Phía ông Trump chưa bình luận về thông tin mới này.
Con đường tiến tới hòa đàm và thỏa thuận giữa Hamas và Israel gặp thêm chông gai khi Hamas ngày 4.12 cho biết họ có thông tin rằng Tel Aviv đang lên kế hoạch thực hiện một chiến dịch giải cứu con tin, đồng thời tuyên bố sẽ “vô hiệu hóa” con tin nếu Israel hành động. Theo Reuters dẫn tuyên bố của Hamas, nhóm này cũng yêu cầu “thắt chặt” điều kiện sống của các con tin và tuân thủ theo hướng dẫn đã ban hành sau vụ Israel tiến hành chiến dịch giải cứu con tin tại trại tị nạn Nuseirat vào ngày 8.6.
Trở về chôn cất người thân, lại bị xe tăng Israel tấn công
Chưa có phản hồi từ phía Israel về tuyên bố của Hamas, nhưng trong một thông báo ngày 4.12, Thủ tướng Netanyahu cho biết thi thể của một con tin đã được đưa về sau một chiến dịch đặc biệt do cơ quan an ninh nội địa Israel (Shin Bet) tiến hành với sự hỗ trợ của quân đội. Chi tiết về chiến dịch trên không được tiết lộ.
Liên quan chiến sự, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) ngày 4.12 tăng cường tấn công khu vực Khan Younis cùng nhiều nơi khác khắp Gaza, khiến ít nhất 47 người thiệt mạng. IDF cho biết cuộc tấn công nhắm vào lực lượng cấp cao Hamas hoạt động ở Khan Younis. Theo Cơ quan y tế Gaza, cuộc xung đột cho đến nay đã khiến hơn 44.500 người Palestine thiệt mạng, hơn 105.500 người khác bị thương, và hơn 2,2 triệu người dân rơi vào khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng.
Tổng thống Putin cảnh báo có thể sử dụng tên lửa Oreshnik để tấn công Kiev
Ngày 28/11, truyền thông nhà nước và các nguồn tin an ninh Liban cho biết xe tăng Israel đã bắn vào 6 khu vực ở miền Nam Liban, nằm trong phạm vi 2 km của Đường Xanh phân định biên giới giữa Liban và Israel.
Ít nhất 2 người bị thương.
Khói bốc lên sau vụ không kích của Israel xuống ngoại ô thủ đô Beirut, Liban ngày 12/11/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Nghị sĩ Liban, ông Hassan Fadlallah cáo buộc quân đội Israel đã tấn công vào người dân đang trở về nhà sau khi sơ tán.
Trong khi đó, quân đội Israel (IDF) cho biết lệnh ngừng bắn đã bị vi phạm sau khi các xe ô tô chở "một số đối tượng tình nghi" xuất hiện ở một số khu vực miền Nam Liban. Trước đó, IDF đã kêu gọi người dân các thị trấn dọc biên giới chưa nên quay trở lại vì sự an toàn của chính họ.
Lệnh ngừng bắn giữa Israel và nhóm vũ trang Hezbollah của Liban có hiệu lực từ ngày 27/11 theo thỏa thuận do Mỹ và Pháp làm trung gian, nhằm cho phép người dân ở cả hai nước bắt đầu trở về nhà tại các khu vực biên giới bị tàn phá sau 14 tháng giao tranh. Theo các điều khoản ngừng bắn, lực lượng Israel có 60 ngày để rút khỏi miền Nam Liban nhưng không bên nào được tiến hành các hoạt động tấn công.
Ngày 27/11, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) phụ trách các vấn đề nhân đạo và điều phối viên cứu trợ khẩn cấp, ông Tom Fletcher nhận định lệnh ngừng bắn giữa Israel và Liban là hy vọng lớn nhất để chấm dứt nỗi đau khổ trong cuộc khủng hoảng nhân đạo tàn khốc nhất trong một thế hệ.
Khi thỏa thuận ngừng bắn có hiệu lực, các tổ chức nhân đạo và đối tác của LHQ đã huy động để cung cấp đồ cứu trợ và hỗ trợ những người cần giúp đỡ. Vào ngày đầu tiên của lệnh ngừng bắn, du thời tiết không thuận lợi, 11 xe tải của cơ quan Cao ủy LHQ về người tị nạn (UNHCR) đã chuyển hàng cứu trợ khẩn cấp cho trên 3.000 người ở Baalbek, bao gồm chăn, nệm, áo khoác mùa Đông, tấm trải nhựa, đèn năng lượng Mặt trời và chiếu ngủ.
UNHCR cho biết: "Ngay sau khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực vào lúc 4h00, người dân miền Nam Liban, vùng ngoại ô phía Nam của Beirut và Bekaa đã bắt đầu trở về sau nhiều tháng phải di dời cưỡng bức".
Trong khi đó, Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) tiếp tục hỗ trợ trẻ em bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc xung đột và đang cung cấp hỗ trợ tâm lý khẩn cấp cho hàng nghìn trẻ em và người chăm sóc.
Giám đốc Điều hành UNICEF, bà Catherine Russell cho biết: "Công việc khẩn cấp phải bắt đầu ngay bây giờ để đảm bảo hòa bình được duy trì. Trẻ em và gia đình phải được trở về cộng đồng của mình một cách an toàn".
Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) cho biết nhu cầu nhân đạo ở Liban vẫn lớn chưa từng thấy. LHQ và các đối tác cần sự tiếp cận nhanh chóng, an toàn và không bị cản trở để viện trợ có thể đến được với những người cần.
Hezbollah tuyên bố phá hủy 6 xe tăng Israel ở miền nam Li Băng Lực lượng Hezbollah tuyên bố các thành viên của họ đã phá hủy 6 xe tăng Israel ở khu vực biên giới thuộc miền nam Li Băng hôm 24.11. Hãng thông tấn quốc gia chính thức (NNA) của Li Băng đưa tin giao tranh trên bộ ác liệt đang diễn ra ở một số khu vực thuộc miền nam Li Băng, khoảng hai...