Chồng đưa 50k đi chợ còn dặn “khéo co thì ấm”, nhưng tới bữa nhìn mâm cơm, anh tái mặt không cất được thành lời
Một trong những mâu thuẫn mà vợ chồng trẻ hay mắc phải đó là tài chính kinh tế. Đàn ông thường nghĩ bản thân kiếm ra tiền sẽ tự cho mình quyền làm chủ gia đình…
Đàn ông thường nghĩ bản thân kiếm ra tiền sẽ tự cho mình quyền làm chủ gia đình, định đoạt mọi việc, coi nhẹ vai trò của người vợ. Điều này sẽ dẫn tới bất hòa giữa đôi bên giống như câu chuyện mới được người vợ trẻ chia sẻ trên mạng xã hội dưới đây chẳng hạn.
Câu chuyện như sau: “Cách đây vài tháng, do tình hình tài chính khó khăn, công ty em làm phải tinh giảm nhân sự, không may em lại nằm trong số đó. Tuy nhiên em được hưởng 5 tháng bảo hiểm thất nghiệp, dù không được dư giả nhưng cũng đủ sống, không tới mức phải tiêu tiền chồng. Thế mà chồng em vẫn khó chịu ra mặt, suốt ngày đay nghiến rằng tự nhiên anh phải nuôi vợ ăn bám.
Bài chia sẻ của người vợ thu hút sự chú ý của nhiều người
Tính chồng em cộc cằn lắm, anh cứ nói cho đã miệng mình, không quan tâm xem vợ có suy nghĩ hay bị tổn thương gì không. Mà nói thật cũng qua vụ nghỉ làm ở nhà này em mới nhìn thấu được con người chồng em. Anh ấy ích kỷ kinh khủng, trước đây vợ kiếm ra tiền, tiêu tiền của vợ thì anh ấy thoải mái là thế, giờ anh phải móc ví thì suốt ngày cằn nhằn nói vợ tiêu lắm, tiêu hoang.
Không chỉ thế, chồng em còn nghi vợ giấu tiền tích quỹ riêng nên anh đưa tiền cho vợ rón rén lắm. Ban đầu anh ấy đưa theo ngày, sáng ra trước khi đi làm lại rút đưa vợ 1 trăm nghìn giống kiểu phát phiếu bé ngoan ấy. Sau bực, em nói nhiều anh ấy mới đưa theo tuần, nhất quyết không đưa theo tháng. Anh nói thẳng như thế cho dễ quản lý chứ đưa nhiều anh không biết em ăn tiêu đi đằng nào.
Gửi CV cũng có nơi gọi em đi làm nhưng toàn phải đi xa, cơ chế làm việc lại không ổn nên em chưa nhận lời, muốn tìm chỗ nào ổn để còn có thời gian lo cho con cái nữa. Tại chồng em toàn đi tối ngày, có bao giờ để ý tới nhà cửa. Tiếc là em thì nghĩ cho chồng như thế chứ anh thì có nghĩ lại cho vợ đâu.
Vài tuần trước con em ốm phải vào viện, cả tiền khám tiền thuốc hết gần triệu bạc nên khoản chồng đưa chi tiêu trong tuần em tiêu âm vào. Sáng hôm ấy thấy chồng sách túi đi làm, em bảo anh đưa thêm tiền chi tiêu, giải thích trình bày tới mỏi miệng, anh vẫn không cho vào tai, nói em chỉ lý do lý trấu. Sau cùng thì chồng em mởi ví đưa vợ 50k bảo tiền mặt chỉ còn có vậy, lại còn lên giọng rằng ‘khéo ăn thì lo, khéo co thì ấm’, em tự lo liệu.
Thái độ của chồng làm em ức tới nghẹt cả thở. Hôm ấy em không đi chợ cũng không dọn dẹp nhà cửa. Chồng đi làm, em đưa con đi chơi. Tối về, theo thói quen anh đi ngay vào bếp mở lồng bàn xem vợ nấu món gì. Bất ngờ thấy trong mâm cơm chỉ có mỗi cốc nước lọc với lá đơn ly hôn ký sẵn tên vợ, chồng em trợn mắt hỏi thế là thế nào. Lúc ấy em mới lên tiếng: ‘50k của anh tôi chịu không đi chợ nổi. Dầu mỡ, mắm muối hết cả, chẳng biết mua gì bỏ lại gì nên tốt nhất tối anh uống nước lọc mà cầm hơi. Tiện thế anh ký luôn giúp tôi vào lá đơn ly hôn để mai tôi gửi ra tòa cho sớm. Sống với người chồng tính toán, ích kỷ như anh, tôi hết chịu nổi rồi’.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Nói xong em bế con về giường nằm. Lúc đầu chồng em còn hằm mặt bảo vợ ương ngang nhưng sau thấy em kiên quyết, anh ấy mới dần xuống nước. Đêm sau, đợi vợ cho con ngủ xong, anh mò vào làm lành nhận sai, hứa sửa đổi. Thôi thì nghĩ vì con em cũng cho qua lần này nhưng giao kèo rõ ràng, nếu còn tiếp tục sống ích kỷ thế, chắc chắn em sẽ ly hôn”.
Phụ nữ vốn bao dung, chịu nhẫn nhịn nhưng không phải vì thế mà họ chấp nhận hi sinh mù quáng cả đời vì một người đàn ông ích kỷ, hẹp hòi không bao giờ biết nghĩ cho bạn đời. Hành xử của người vợ trên nhận được sự ủng hộ của đa số người theo dõi, họ đồng tình với cô rằng trong hôn nhân cần có sự tôn trọng, bình đẳng giữa đôi bên, không thể một người hi sinh còn 1 người cứ vô tâm như đứng ngoài cuộc. Mong rằng sau chuyện này, chồng cô sẽ hiểu và thực sự thay đổi để mái ấm gia đình được hạnh phúc bền lâu.
Bước vào nhà thấy mâm cơm tươm tất, tôi cảm động vì sự chu đáo của mẹ chồng nhưng câu quát vọng ra lại khiến tôi run sợ
Đây là lần đầu tiên tôi về quê chồng, kể từ ngày cưới. Tôi đã nghĩ mẹ chồng chu đáo, yêu quý con dâu cho tới khi nghe tiếng quát từ trong nhà.
Tôi với Ngọc đăng kí kết hôn đã được hơn 3 tháng. Tuy nhiên, vì nhiều lý do nên tận tuần trước chúng tôi mới tổ chức. Nhà anh cách xa nhà tôi cả nghìn cây số. Tuy nhiên, mẹ chồng khá dễ bảo cứ tổ chức ở chỗ tôi trước, về quê báo hỷ sau.
Và tại đám cưới ở khách sạn hôm ấy là lần đầu tiên tôi gặp trực tiếp mẹ chồng. Không khác gì nhiều so với ảnh và video, bà ở ngoài hơi gầy, da đã nhăn nheo, nhưng tính cách khá vui vẻ, thường xuyên nở nụ cười.
Bố chồng thì dạo đó ốm, thành ra ông không đủ điều kiện đi máy bay. Ông không gọi điện vào. Còn khi Ngọc gọi điện về, ông cũng không nghe. Lúc đó tôi cũng quá bận để nghĩ nhiều về điều này. Chỉ thoáng nghĩ rằng, bố chồng có vẻ không mấy tình cảm.
Trong lễ cưới, mẹ chồng trao cho tôi sợi dây chuyền 5 chỉ. Nhưng ngày sắp về, bà thủ thỉ bảo vợ chồng tôi:
- Mẹ cũng không giàu có gì, nên 2 đứa cho mẹ tiền để về nhé!
Thấy cũng tội, tôi lại trả bà cả sợi dây chuyền. Ngọc thì đưa thêm 5 triệu để bà đi máy bay, đi xe cộ, uống nước...
Nói thật, lúc đó tôi khá thất vọng. Yêu nhau 5 tháng, tôi chưa bao giờ hỏi kĩ về gia cảnh nhà Ngọc. Những gì tôi biết về bố mẹ chồng đều qua lời kể của anh. Tính tôi vô tư, tôi chưa bao giờ quá để tâm.
Tuổi lại còn trẻ, tôi cũng suy nghĩ đơn giản. Bản thân chồng tốt là được, bố mẹ chồng có sống cùng đâu mà phải bận tâm. Nhà chồng giàu hay nghèo cũng được, miễn sao anh kiếm ra và lo cho vợ con được là được. Mà Ngọc thì kiếm ra tiền, bản lĩnh, chững chạc khỏi phải nghi ngờ. Đấy, nhưng khi trực tiếp bị mẹ chồng xin tiền anh như thế, tôi không tránh khỏi thất vọng.
(Ảnh minh họa)
Cưới xong được 1 tuần, chúng tôi trở về ngoài Bắc. Từ sân bay xuống, hai đứa phải ngồi xe taxi thêm 3 tiếng. Hành trình dài, tôi thì đang bầu bí nên rất mệt mỏi.
May mắn, khi về tới nhà tôi đã thấy mâm cơm tươm tất ở trên bàn phòng khách. Ngọc vừa cất tiếng gọi thì mẹ chồng đon đả chạy ra chào đón, giục chúng tôi đi rửa mặt, rửa tay.
Nhưng bất ngờ, từ trong nhà vang lên tiếng quát lớn:
- Mâm cơm hôm nay hết bao nhiêu, bảo vợ chồng nó tí đưa ngay cho mà đi mua rượu cho tôi!
Tôi bị sốc. Dù biết bố chồng cũng khó tính, nhưng tới mức không có được lời chào tử tế với con dâu thì cũng hơi... Mẹ chồng thì nhìn 2 chúng tôi, cười toe:
- 2 con thấy đấy, bố con đòi phải có rượu mới chịu ra ăn cơm. Thôi đưa mẹ mấy đồng, mẹ ra mua chiều lòng ông ấy.
Ngọc khó chịu, làu bàu vài câu. Tôi thì chỉ đứng đơ ra, bởi thật sự tình huống này chưa bao giờ tưởng tượng nổi.
Bữa trưa muộn hôm đó, tôi nhìn bố chồng mà sợ một phép. Ông nhìn tôi đầy dò xét. Mẹ chồng thì thao thao bất tuyệt chuyện sẽ tổ chức lễ cưới như thế nào cho tiết kiệm, tiền bạc ra sao. Cuối cùng, bà cười, bảo tôi:
- Chắc 2 đứa đưa bố mẹ thêm 40-50 triệu là được. Còn đâu bố mẹ sẽ bóc phong bì vào bù lỗ.
- Thế tiền con gửi về nhà trước đó đâu?
- Bố con chữa bệnh hết rồi còn đâu.
Tôi ngồi trong bữa cơm mà chẳng nói được câu gì. Mặc dù là người khá dễ tính, song tôi vẫn bị sốc với thái độ lạnh tanh của bố mẹ chồng và cách mà họ vòi vĩnh, xin tiền con trai con dâu. Đặc biệt, tôi còn sốc cả vì sự gia trưởng, khó tính của bố chồng.
Tối đó, tôi trằn trọc không ngủ được dù cả ngày đi lại khá mệt. Ngọc thì chẳng nói gì với tôi, lăn ra ngáy o o. Tôi đi ra khỏi phòng, định uống chút nước tiện nhắn tin tâm sự với bạn. Nhưng tôi vô tình nghe tiếng thì thầm nho nhỏ ở phòng bố mẹ chồng:
- Nghe nói con bé ấy nhà giàu, ông đừng khắt khe quá với nó. Có nhiều cách để xin chúng nó mà.
- Bà nhầm, cứ đúng thế mà thực hiện cho tôi. Bà nghĩ thằng con trai bà sẽ dễ dàng rút ví khi nó có vợ à? Tôi phải vào vai xấu, để cho con dâu nó sợ, nó nể. Lúc đó, thằng Ngọc mới không bị vợ nó quản, hiểu chưa?
- Tôi thấy nó cũng dễ tính mà...
- Thôi, đừng nói nữa. Chúng nó là con mình, nó không ở nhà chăm sóc thì phải gửi tiền. Chả việc gì bà phải áy náy.
Về nhà chồng đúng là không có chuyện sốc nhất, chỉ có chuyện sốc hơn. Tôi phải nín thở để lắng nghe kế hoạch của bố mẹ chồng. Thật sự, tôi không thể ngờ được họ lại tính toán tới mức như thế. Tôi rất sợ hãi và hối hận khi đã không về tận nhà, gặp tận mặt những người thân của chồng.
Mẹ đẻ đến thăm cháu, nhìn thứ bà để lại trong mâm cơm cữ mà tôi khóc cạn nước mắt Khi mở mâm cơm cữ mẹ chồng chuẩn bị sẵn từ sáng, tôi không khỏi ngẩn người khi nhìn thứ mà mẹ tôi để lại bên trong. Tôi mới sinh con được chục ngày và đang ở cữ nhà chồng vì mẹ chồng tôi không cho về ngoại sinh con. Bà bảo cháu nội của bà phải để tự tay bà chăm sóc,...