Chồng đổi tính sau khi sinh con
Quan hệ vợ chồng trở nên căng thẳng kể từ khi có em bé. Anh đi chơi về muộn và hay cáu gắt với tôi.
Tôi năm nay 22 tuổi và vừa sinh con được hơn một tháng. Bên cạnh niềm hạnh phúc đón chào thiên thần nhỏ ra đời, thời gian vừa qua, tôi còn phải sống trong tâm trạng buồn tủi. Câu chuyện riêng tư giữa vợ và chồng thật khó nói và tôi cũng ngại tâm sự với mọi người xung quanh. Vì vậy, tôi gửi thư cho Ngôi Sao mong các bạn độc giả chia sẻ và cho tôi lời khuyên phải làm gì để thoát khỏi tình trạng này.
Từ khi lấy nhau đến lúc có bầu, tôi và chồng chung sống với nhau khá hạnh phúc. Cũng có lúc va chạm nhưng đó hầu như chỉ là những chuyện nhỏ nhặt. Đến khi tôi mang bầu, anh không còn thường xuyên chia sẻ và quan tâm tới tôi nữa. Mọi việc gia đình, chăm sóc con cái anh cứ dửng dưng như thể đấy là trách nhiệm của tôi vậy.
Khu nhà tôi ở rất vắng vẻ nhưng anh thường xuyên đi chơi về khuya, để tôi và con nhỏ ở nhà. Có lúc bực quá, tôi có càu nhàu với anh vài câu thì anh nổi cáu. Anh đập phá đồ đạc và thậm chí còn nói lời xúc xiểm gia đình nhà tôi.
Video đang HOT
Tôi đã suy nghĩ mãi mà không hiểu nguyên nhân tại sao dẫn tới tình cảnh này. Vì thực sự từ lúc mang bầu đến giờ, tôi chỉ ở nhà, anh thì đi làm suốt, không có chuyện gì khiến cả hai mâu thuẫn gay gắt.
Chăm con nhỏ đã mệt mỏi, lại thêm chuyện này càng khiến tôi chán nản. Tôi phải làm sao bây giờ? Nói chuyện với anh ấy như thế nào đây khi hễ cứ mở miệng ra là anh ấy lại nổi cáu?
Theo VNE
Hóa giải bất hòa khi nuôi con bị tốn kém
Bữa cơm đạm bạc cũng làm chồng tôi cáu, còn tôi thì nước mắt dưng dưng.
Vợ chồng tôi yêu nhau tới 5 năm mới cưới. Quãng thời gian yêu đương, cãi nhau cũng không ít. Nhưng kết hôn xong thì chúng tôi sống rất hòa thuận vì ai cũng trưởng thành, bớt tính ích kỷ, hiếu thắng trẻ con. Tuy nhiên, từ khi có con mọn, tôi phải bỏ việc ở nhà trông con, kinh tế thiếu sau hụt trước thì vợ chồng lại cãi vã liên miên.
Dạo gần đây, công việc của chồng tôi không được tốt (anh ấy làm bên xây dựng) nên đâm hay cáu gắt, khó tính. Mấy hôm trước, con tôi bị ốm, tôi bảo chồng chở hai mẹ con đi khám gần nhà, đỡ tốn tiền taxi nhưng lại bị chồng mắng: "Có mỗi việc ở nhà trông con cũng để nó ốm suốt ngày". Con tôi lười ăn, hay ốm vặt nên hầu như tháng nào cháu cũng phải dùng thuốc. Tôi xót con, chuyển sang loại sữa ngoại đắt tiền vì nghĩ sẽ tốt cho con để con bớt ốm. Đồng thời chịu khó tăng cường hoa quả, đổi món cho con nhưng vì thế nên bố mẹ phải chắt chiu hơn. Bữa cơm đạm bạc cũng làm chồng tôi cáu, còn tôi thì nước mắt rưng rưng.
Tôi phải làm sao đây khi con còn quá nhỏ, ông bà lại ở xa không trông được. Tôi có đi làm thì cũng không đủ tiền thuê người trông con. Chưa kể con tôi hay ốm, giao cho người ngoài tôi cũng không thể yên tâm.
Ý kiến tư vấn
Thiết nghĩ điều bạn cần làm bây giờ là cùng chồng nghĩ cách cải thiện kinh tế gia đình, cũng như tiết kiệm trong chuyện nuôi con. Không hẳn cứ chọn sữa đắt tiền hoặc tẩm bổ cho con thật nhiều thì con mới lớn, khỏe. Điều quan trọng là tùy kinh tế nhà bạn, bạn chọn được những loại thực phẩm tươi, ngon cũng như đa dạng đồ ăn, thức uống để bé đủ chất dinh dưỡng. Nuôi con khoa học và hợp lý thì tốt hơn suy nghĩ phải chọn đồ ăn uống đắt tiền cho con mới tốt.
Bạn có thể tìm xem liệu mình làm thêm được việc gì, trong lúc đang ở nhà nuôi con nhỏ. Chẳng hạn, nếu bạn làm kế toán, bạn có thể nhận làm sổ sách ngoài giờ cho các công ty; bạn là biên dịch, bạn có thể nhận dịch thêm tài liệu... Hoặc buôn bán nhỏ tại gia đình để có thêm đồng ra - đồng vào, giúp cải thiện kinh tế gia đình, cũng là để chồng bạn bớt gánh nặng tài chính trong giai đoạn công việc của anh ấy không được suôn sẻ.
Nếu không, bạn có thể bàn với chồng tìm chỗ gửi con để đi làm lại. Bạn đừng vội nghĩ "có đi làm cũng không đủ tiền thuê người trông con" hay "con nhỏ thường đau ốm nên ngại giao cho người ngoài"... Nếu suy nghĩ như thế thì bạn cần xác định là sẽ ở nhà trông con dài hạn. Khi đó thì cần đảm bảo là kinh tế gia đình không quá thiếu thốn, khi chỉ có một mình chồng bạn đi làm. Hoặc bạn có thể bàn với chồng nghĩ cách vay mượn anh em, họ hàng trong lúc khó khăn nuôi con mọn.
Nhìn chung dù sao thì vợ chồng bạn cũng cần trò chuyện với nhau để chồng bạn hiểu nỗi khổ của bạn khi ở nhà trông con. Bạn cũng nên nói với chồng những lo lắng của bạn khi con hay đau ốm, hoặc khi bạn đi làm nhưng lương không cao... Từ đó, hai bạn sẽ có hướng giải quyết thích hợp nhất.
Theo VNE
Tự kinh doanh khi còn con mọn "Mẹ ơi, mẹ ơi, mẹ..." - đó là tiếng gọi còn chưa sõi của đứa nhóc một tuổi nhà tôi. Nó đang nằm sấp trên sàn ăn vạ sau khi (hẳn là đã) cố gắng mở cửa phòng ngủ tìm mẹ. Tôi cố trốn trong đó nói điện thoại với một khách hàng tiềm năng. Đây là những tháng đầu tiên tôi quay...