Chống dịch Covid-19: Sự ủng hộ dù ít hay nhiều lúc này đều rất quý
Bao nhiêu sức người, sức của đã được huy động để chống dịch, nhưng không có nguồn lực nào là vô tận.
Covid-19 đã chính thức trở thành đại dịch toàn cầu. Nếu tính ca bệnh đầu tiên tại Vũ Hán- Trung Quốc thì thế giới đã có hơn 100 ngày chống dịch. Đối với Việt Nam chúng ta, chưa khi nào và chưa bao giờ chúng ta chứng kiến một tinh thần chống dịch quyết liệt như người đứng đầu Chính phủ khẳng định, chống dịch như chống giặc. Cả hệ thống chính trị “lao tâm khổ tứ” vì dịch.
Sự ủng hộ dù ít hay nhiều lúc này đều đáng quý
“Cả hệ thống chính trị vào cuộc” – cụm từ ngắn gọn thôi nhưng chứa đựng biết bao công sức của hàng trăm, hàng ngàn, thậm chí hàng triệu con người kể từ khi có dịch đến nay. Đó là những y bác sĩ vất vả ngày đêm nơi tuyến đầu, là những người lính biên phòng rải khắp các đường mòn lối mở ở biên cương, là sự tận tụy của các đơn vị quân đội khi tiến hành cách ly hơn 20 ngàn người, là lực lượng công an, y tế… len lỏi khắp các khu dân cư trên cả nước để tìm những người có nguy cơ cao, tiến hành cách ly, giữ an toàn cho cộng đồng.
Trung bình một người dương tính với Covid-19, chúng ta phải tiến hành cách ly khoảng 280 người. Thời gian điều trị bình quân cho một bệnh nhân nhiễm Covid-19 là 20 ngày. Mỗi ngày cần 12 bác sĩ và điều dưỡng cho 1 ca bệnh. Cách ly miễn phí, xét nghiệm và chữa bệnh miễn phí. Có đâu như ở đất nước này, trong khó khăn, hoạn nạn, lại thấy ngời lên phẩm giá và tinh thần nhân văn của con người Việt Nam.
Nhân dân ủng hộ, bạn bè thế giới ghi nhận những nỗ lực kiểm soát dịch bệnh của Chính phủ Việt Nam. Bao nhiêu sức người, sức của đã được huy động để chống dịch, nhưng không có nguồn lực nào là vô hạn. Và nếu dịch bệnh cứ tiếp diễn, chưa có dấu hiệu giảm thì thật sự, đó là một gánh nặng đối với Chính phủ trong bối cảnh nhiều ngành, nhiều lĩnh vực đang bị đình đốn. Bởi vậy, vào lúc này, thời điểm này, mọi sự ủng hộ để giúp Chính phủ phòng chống dịch, dù ít hay nhiều, đều rất đáng quý.
Cũng như những lần thiên tai, bão lũ trước đây, với truyền thống tương thân tương ái của người Việt, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã chính thức ra Lời kêu gọi “Toàn dân tham gia ủng hộ phòng chống dịch Covid-19″.
Trên thực tế, trong những ngày qua, người dân trên khắp mọi miền đất nước, bằng những hành động thiết thực đã thể hiện nghĩa cử cao đẹp như phát khẩu trang, nước sát khuẩn miễn phí, giải cứu thanh long, dưa hấu cho bà con nông dân khi cửa khẩu bị ngưng trệ…. Đặc biệt, trong những ngày gần đây, khi dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều doanh nhân, doanh nghiệp, nghệ sĩ nổi tiếng đã đi đầu trong việc kêu gọi cộng đồng chung tay chống dịch.
Đó là hình ảnh đẹp về một doanh nhân ở Bắc Giang tặng 60 tấn gạo cho các đơn vị quân đội phòng chống dịch, là ông chủ một khách sạn hạng sang ở Quảng Ninh miễn phí ăn nghỉ cho gần 160 khách cách ly, là một tập đoàn kinh tế tư nhân tài trợ 20 tỷ đồng cho các dự án nghiên cứu ứng phó nhanh với dịch Covid-19. … Chỉ trong một thời gian ngắn, hàng trăm tỷ đồng đã được quyên góp và chắc chắn sẽ tiếp tục tăng trong những ngày tới.
Video đang HOT
Chúng ta có thêm nguồn lực để chống dịch lúc này là vô cùng quan trọng. Nguồn lực đó sẽ được phân bổ nhanh nhất trên tinh thần công khai, minh bạch. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ là đầu mối tiếp nhận ủng hộ rồi bàn giao cho Bộ Y tế mua sắm vật tư, trang thiết bị theo phương thức chỉ định thầu. Chính phủ cũng đang xem xét tăng chi cho người cách ly, đề xuất mức hỗ trợ cho bác sỹ, y tá, nhân viên y tế và các cá nhân liên quan phục vụ công tác cách ly với tinh thần “không để anh em quá vất vả mà chi phí quá thấp”. Chính phủ cũng giao Bộ Y tế, Quốc phòng, Công an mua sắm thêm thiết bị và cơ số thuốc cho các bệnh viện….
“Những lúc khó khăn nhất, gai góc nhất là dịp để mỗi người dân chúng ta thể hiện bản sắc của tinh thần dân tộc, sự đoàn kết “đồng thanh tương ứng, đồng ý tương cầu”, tô điểm cho bản lĩnh, ý chí, khí chất của con người Việt Nam” – Thủ tướng đã nhấn mạnh như vậy tại lễ phát động toàn dân ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19 do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức, đồng thời khẳng định, mọi sự đóng góp đều đáng quý, dù là tiền hay là hiện vật, công sức. Bất kể người Việt Nam nào, ở trong hay ngoài nước, bất kể giai tầng, tôn giáo… đều có thể bày tỏ sự tương thân tương ái, đem lại sức mạnh để Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
Lịch sử đã cho chúng ta nhiều bài học quý về tinh thần đoàn kết, về chung lưng đấu cật để đối phó với thiên tai, địch họa. Giờ là lúc, tinh thần ấy rất cần được phát huy và tỏa sáng./.
Giáng Hương/VOV.VN
Thái Nguyên: Chủ động phương án sẵn sàng ứng phó dịch virus Corona
Trước diễn biến phức tạp và nguy hiểm của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra trên phạm vi cả nước, sáng 31/1, tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức cuộc họp với các cấp, ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương để triển khai công tác phòng chống dịch bệnh này.
Theo đó, Thái Nguyên là địa phương có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cao do có vị trí địa lý là đầu mối giao lưu của nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước với nhiều trường đại học và cao đẳng, chuyên nghiệp và các khu công nghiệp phát triển... nên số lượng người tập trung rất lớn và thường xuyên biến động.
Trước tình hình đó, để phòng chống dịch bệnh, tỉnh Thái Nguyên đã kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh ở người của tỉnh do ông Trịnh Việt Hùng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh làm Trưởng ban. Đồng thời, tỉnh còn ban hành Chỉ thị 01/CT- UBND về việc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra.
Tỉnh Thái Nguyên họp Ban chỉ đạo về công tác phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp sáng 31/1.
Qua đó, kế hoạch triển khai phòng, chống dịch bệnh virus Corona đã được Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh ở người của tỉnh Thái Nguyên khẩn trương xây dựng với 3 tình huống xảy ra gồm: Chưa ghi nhận trường hợp bệnh tại Thái Nguyên; Xuất hiện các trường hợp bệnh xâm nhập vào tỉnh Thái Nguyên; Dịch bệnh lây lan trong cộng đồng.
Với mỗi tình huống, Ban Chỉ đạo đều đưa ra các phương án điều hành ở các cấp từ cấp tỉnh đến cấp xã về việc thông tin, tuyên truyền, cũng như các hoạt động chuyên môn kỹ thuật, sự phối hợp liên ngành của các cơ quan chuyên môn.
Đến thời điểm này, qua hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm thường xuyên, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên chưa ghi nhận trường hợp bệnh dịch virus corona nào. Tuy nhiên, một số địa phương, đơn vị trên địa bàn đã có những động thái chủ động nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Bên cạnh đó, tỉnh Thái Nguyên cũng theo dõi sát sao việc công dân nhập cảnh từ Vũ Hán (Trung Quốc) vào địa bàn tỉnh và cho đến nay, không ghi nhận trường hợp mắc bệnh nào.
Cũng tại cuộc họp, ông Trịnh Việt Hùng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Nguyên yêu cầu các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh cần tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh ở người nói chung và dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra nói riêng. Đặc biệt, công tác tuyên truyền cần được đặt lên hàng đầu để người dân chủ động việc phòng tránh. Ngoài ra, cần thông tin rộng rãi các khuyến cáo của Bộ Y tế cũng như cập nhật các thông tin mới nhất về tình hình dịch bệnh trong nước và quốc tế.
Bên cạnh đó, ông Hùng cũng đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thái Nguyên phải quản lý chặt chẽ thông tin, xử lý nghiêm những trường hợp đưa thông tin sai lệch về dịch bệnh này trên mạng xã hội, tránh gây hoang mang trong dư luận.
Cũng trong buổi chiều cùng ngày, Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên đã tổ chức cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona gồm 18 người là cán bộ, lãnh đạo và nhân viên y tế của bệnh viện.
Trước đó, ngày 30/1, Bộ Y tế đã ra quyết định thành lập 45 đội cơ động phản ứng nhanh chống dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona, trong đó, bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên được thành lập 2 đội.
Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên đã tổ chức cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Corona vào chiều 31/1.
Ông Nguyễn Công Hoàng - Giám đốc Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên cho biết, các đội cơ động có nhiệm vụ thường trực sẵn sàng phản ứng nhanh, hỗ trợ chuyên môn cho các bệnh viện thu dung, điều trị, chăm sóc và kiểm soát lây nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi có yêu cầu và mức độ dịch; Thực hiện theo lệnh điều động của Bộ Y tế và Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống bệnh dịch nCoV.
Thành phần của mỗi Đội cơ động bao gồm: 1 lãnh đạo bệnh viện; 1 bác sĩ hồi sức cấp cứu; 1 bác sĩ truyền nhiễm; 1 cán bộ kiểm soát nhiễm khuẩn; 1 điều dưỡng hồi sức cấp cứu hoặc truyền nhiễm; 1 lái xe. Mỗi Đội cơ động sẽ được trang bị 1 xe ô tô cứu thương với đầy đủ phương tiện hồi sức cấp cứu trên xe như máy thở cơ động, oxy, thuốc, dịch truyền, phương tiện phòng hộ cá nhân, hóa chất khử khuẩn, tiệt khuẩn...
Khu vực cách ly người bệnh đã được chuẩn bị sẵn khi có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn.
Các phương án đã được chuẩn bị sẵn sàng để đối phó khi có dịch bệnh xảy ra.
Cũng tại cuộc họp, các ý kiến đều xoay quanh phương án đối phó khi có dịch bệnh xảy ra. Trong trường hợp nếu có dịch bệnh, toàn bộ khoa bệnh viện nhiệt đới sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc điều trị và cách ly người bệnh. Khi đó, bệnh nhân trong khoa sẽ được chuyển đến địa điểm khác để nhường chỗ cho các bệnh nhân nhiễm dịch Corona.
Đồng thời, các nhân viên y tế của khoa bệnh viện nhiệt đới sẽ phải cách ly hoàn toàn với các khoa bệnh khác và tuyệt đối không được trở về nhà trước khi dịch bệnh được dập tắt hoàn toàn. Trong tình hình đó, các phương án hỗ trợ và tiếp ứng về thuốc men, tư trang cho những người trong khu vực cách ly đều được đưa ra bàn bạc, lấy ý kiến và trao đổi cụ thể.
Theo danviet.vn
Xử phạt các đối tượng tung tin thất thiệt về virus Corona Trong ngày 31/1, nhiều đối tượng tung tin đồn thất thiệt, gây hoang mang dư luận về dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona đã bị xử phạt. Chiều 31/1, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Thọ đã làm việc với đối tượng P.T.M.T (SN 1971, trú tại phường Vân Phú, TP.Việt Trì, tỉnh...