Chống Covid-19: “Phố chợ” kẻ vạch an toàn 2m, không bán cho người vi phạm
Người dân khi đến mua hàng tại phố Yên Thái sẽ không được vượt qua vạch kẻ an toàn. Chủ sạp hàng cũng chủ động dừng bán và nhắc nhở nếu khách hàng của mình vi phạm và tiếp cận quá gần
Dù không phải là một khu chợ dân sinh nhưng trên phố Yên Thái, Hà Nội lại tập trung nhiều sạp hàng bán thực phẩm ngay tại nhà của người dân. Do đó, từ buổi sáng đến trưa, con phố dài 150 mét này thường trong tình trạng tấp nập người mua bán thực phẩm. Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, hoạt động mua bán trên con phố nhỏ này sẽ tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh rất cao, nếu không có biện pháp chấn chỉnh phù hợp.
Trước thực tế này, UBND phường Hàng Gai đã triển khai kẻ vạch sơn giới hạn khoảng cách tiếp xúc dọc tuyến phố Yên Thái, từ đầu phố cắt chợ Hàng Da đến cuối phố cắt phố Hàng Mành.
Theo đó, người dân khi đến mua hàng tại phố Yên Thái sẽ phải chấp hành quy định không được vượt qua vạch sơn. Các chủ sạp hàng đã được tuyên truyền phải chủ động dừng bán, nhắc nhở khách hàng nếu vượt qua vạch, tiếp cận quá gần với mình.
Bên cạnh đó, trên vạch sơn cũng được đánh các dấu X cách nhau 2 mét, để chính những người mua hàng dễ dàng thực hiện việc giữ khoảng cách với nhau.
Song song với giải pháp sáng tạo này, UBND phường Hàng Gai còn triển khai các chốt kiểm soát, đo thân nhiệt trên phố. Lực lượng y tế túc trực thực hiện nhiệm vụ đo thân nhiệt và nhắc nhở người dân đảm bảo thực hiện các biện pháp an toàn khi mua hàng.
Theo chia sẻ của một cán bộ y tế, việc đo thân nhiệt cho người dân sẽ được tiến hành từ 6 giờ sáng đến 12 giờ trưa, đây cũng là khung giờ hoạt động mua bán diễn ra ở “phố chợ” này.
Video đang HOT
Ngoài ra, để siết chặt việc quản lý, các lối vào phố Yên Thái cũng có chốt kiểm soát để yêu cầu người dân không được đi xe máy vào bên trong phố.
Theo quan sát của PV Dân trí, vừa sáng sớm, lượng người mua bán ở phố Yên Thái đã khá đông. Tuy nhiên, người mua lẫn người bán đều tuân thủ quy định giữ khoảng cách đã được đưa ra. Bên cạnh đó, một số người đã lâu mới đi chợ đang còn lúng túng cũng sẽ được chủ sạp hàng hướng dẫn đứng ở trên vạch kẻ, trong lúc chờ mua hàng.
Chị Ngân, chủ một gian hàng thịt trên phố Yên Thái chia sẻ: “Trong mùa dịch Covid-19 tôi thấy biện pháp kẻ vạch này là rất tốt. Thời gian đầu mới thực hiện, một số người dân chưa biết khi đến mua hàng đã vượt qua vạch là tôi nhắc nhở ngay, cũng có trường hợp khách hàng tự ái vì bị mình nhắc nhở nhưng tôi giải thích với họ rằng, đây là quy định của phường để đảm bảo an toàn cho cả đôi bên, bởi những người bán hàng ở chợ thường ngày tiếp xúc với nhiều người nên có nguy cơ cao”.
Chị Ngân, chủ một gian hàng thịt trên phố Yên Thái
Cũng theo chị Ngân, đến thời điểm hiện tại hầu hết người đến mua hàng đã nắm rõ quy định này và chấp hành nghiêm túc việc đứng bên ngoài vạch kẻ.
Tại phố Yên Thái còn có lực lượng chức năng liên tục đi kiểm tra các hoạt động và nhắc nhở những người mua và người bán vi phạm quy định.
Hệ thống loa phát thanh liên tục thông tin cho người dân các biện pháp an toàn để phòng ngừa Covid-19.
Minh Nhật
Giá gia cầm hôm nay 7/4: Gà vịt từ chuồng ra chợ "vênh" 40.000 đ/kg
Giá gia cầm hôm nay 7/4 vẫn ở mức thấp, nhưng từ trang trại chăn nuôi đến khi gà vịt ra chợ, người tiêu dùng vẫn phải mua với giá rất cao. Đơn cử như vịt thịt, thương lái thu mua tại trại từ 25.000 - 26.000 đồng/kg nhưng khi ra đến chợ dân sinh, giá vịt thịt lên tới 65.000 - 70.000 đồng/kg, tùy thời điểm.
Giá gia cầm hôm nay tại các chợ dân sinh của Hà Nội vẫn ở mức cao.
Người chăn nuôi thua lỗ nặng vì giá gia cầm liên tục giảm
Hôm nay, gia đình ông Phạm Trọng An ở Triệu Sơn (Thanh Hóa) vừa xuất bán gần 1.000 con vịt bơ (vịt super) với giá 25.000 đồng/kg, tính ra vợ chồng ông chịu thua lỗ trên 20 triệu đồng.
Theo tính toán của ông An, với giá giống 8.000 đồng/con, 1.000 con = 8 triệu đồng; lượng thức ăn tiêu tốn tương đương khoảng 300 bao cám x 240.000 đồng/bao (tùy loại cám)= 72 triệu đồng; tiền thuốc và các khoản phát sinh khoảng 10 triệu đồng; trừ mức hao hụt 5 - 10%.
Khi bán đàn vịt còn khoảng trên dưới 900 con x 3,1kg/con (tính trung bình) = 2,8 tấn x 25.000 đồng/kg = 70 triệu đồng. Như vậy, lứa vịt này gia đình ông An chịu lỗ khoảng trên 20 triệu đồng. Đó là chưa tính chi phí công chăm sóc.
"Với giá gà, vịt như hiện tại thì người nuôi càng nhiều, càng thua lỗ nặng. Ở quê tôi có hộ thua lỗ hàng trăm triệu đồng đến hàng tỷ đồng là chuyện bình thường", ông An khẳng định.
Bà Phạm Thị Thanh, một lái buôn ở Xuân Lộc (Đồng Nai) cho hay: Đang trong những ngày cách ly toàn xã hội để phòng đại dịch Covid-19, việc tiêu thụ gà, vịt rất khó khăn nên các thương lái cũng thu mua ít, nhỏ giọt hơn.
"Nhưng hộ nuôi được gà, vịt đẹp còn bán được, còn các hộ có hàng xấu, non, còi rất khó bán, thậm chí có gia đình còn không bán được, gà, vịt đầy chuồng", bà Thanh nói.
Với giá vịt thịt hôm nay vẫn ở mức thấp, khoảng 25.000 đồng/kg, khiến người chăn nuôi thua lỗ nặng.
Rà soát, giảm bớt khâu trung gian
Theo khảo sát của PV Dân Việt, giá vịt thịt hôm nay tại các trại được lái buôn thu mua ở mức trên dưới 25.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá bán tại chợ đầu mối đang được các tiểu thương cung cấp cho khách hàng (các quán ăn, hàng mổ nhỏ, lẻ) với giá trên dưới 30.000 đồng/kg.
Mặc dù giá bán tại chuồng rất rẻ mạt, nhưng thực tế tại các chợ dân sinh ở Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai..., người tiêu dùng vẫn phải mua vịt thịt mổ sẵn với giá trên dưới 70.000 đồng/kg.
"Xem thông tin trên đài, báo nói giá gia cầm giảm sâu, người nuôi chịu thua lỗ nặng vì ế ẩm, nhưng thực tế hàng ngày chúng tôi đi chợ thấy giá không thay đổi nhiều so với trước Tết Nguyên đán, khoảng 100.000 - 120.000 đồng/kg gà ta thả vườn; 65.000 đồng đến trên 70.000 đồng/kg vịt thịt mổ sẵn", bà Trương Thị Phương ở Cầu Giấy (Hà Nội) chia sẻ.
Nói về vấn đề này, ông Phạm Dương, đại diện một doanh nghiệp chăn nuôi ở khu vực miền Trung cho biết, nhiều năm nay, không chỉ mặt hàng gia cầm, thủy cầm mà thịt lợn của Việt Nam cũng đều đang phụ thuộc nhiều vào các thương lái, khâu trung gian.
"Do sản phẩm phải vượt qua nhiều cầu, cứ qua một khâu trung gian, giá sản phẩm lại được các lái buôn tùy ý nâng lên cao để hưởng lợi", ông Dương nói.
Để giảm chi phí cho các khâu trung gian, ông Dương cho rằng: Nhà nước cần sớm có định hướng rõ và lập quy hoạch chăn nuôi cụ thể cho từng vùng, từng địa phương. Bên cạnh đó, các cơ quan liên quan cũng cần thường xuyên cung cấp thông tin thị trường và hỗ trợ người chăn nuôi liên kết với các doanh ngiệp, HTX để chăn nuôi theo chuỗi giá trị mới hạn chế đươc rủi ro và có đầu ra ổn định.
"Nếu chúng ta cứ mãi duy trì chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún thì người chăn nuôi và người tiêu dùng sẽ bị thiệt thòi nhiều và ngành chăn nuôi cũng sẽ khó phát triển bền vững", ông Dương khuyến cáo.
Theo ông Dương, trước mắt để giảm bớt khâu trung gian trong việc tiêu thụ các sản phẩm nông sản, các bộ ngành liên quan cần vào cuộc rà soát toàn bộ khâu này, từ đó có chính sách, biện pháp điều chỉnh kịp thời, hợp lý hơn, may ra mới giúp người chăn nuôi được hưởng lợi.
Hải Đăng
Giá heo hơi công ty giảm 5.000 đồng/kg, vì sao chợ vẫn bán đắt? Từ 1/4, giá heo hơi tại các công ty lớn đã giảm 5.000 đồng/kg về mức 70.000 đồng/kg, nhưng giá thịt heo bán lẻ đến tay người tiêu dùng tại các chợ truyền thống, siêu thị vẫn đứng yên ở mức cao. Hàng loạt doanh nghiệp chăn nuôi lớn như C.P Việt Nam, Mavin, Dabaco... đã thông báo giảm giá heo hơi tại...