Chồng chết mới “lộ” ra chuyện phòng nhì
Trong một lần “ nóng mặt” thử nhận lời bạn bè và đồng nghiệp thách đố, ông C. đã vương tình với một người phụ nữ. Cũng từ đây ông sống cảnh một chốn hai “phòng”
Chuyện lạ ở một đám ma
Câu chuyện của ông Đỗ Văn C. quê ở một huyện ngoại thành Hà Nội được bà Nguyễn Thị Nga – giám đốc trung tâm xét nghiệm ADN và công nghệ di truyền Hà Nội ghi chép lại. Ông C. là một kỹ sư ngành cầu đường. Gia đình ông hạnh phúc với hai con trai, một con gái. Vợ ông C. là người phụ nữ đẹp. Bà làm kế toán cho một cơ quan nhà nước.
Năm 2011, ông C. đột ngột bị tai nạn và qua đời. Trong đám ma của ông mọi bí mật về đời riêng mới được mọi người biết. Con trai ông C. kể: hôm khi mọi người đang chuẩn bị di quan để đưa ông về nơi an nghỉ cuối cùng thì ở góc sân, phía trái nhà có người đàn bà lạ mặt và hai đứa con nhỏ khóc gào gọi tên ông. Mọi người đều lấy làm lạ.
Xe tang lăn ra gần đường quốc lộ, người phụ nữ dẫn theo hai đứa con vẫn lặng lẽ đi đằng sau và khóc trong niềm tiếc thương vô hạn.
Khi mọi người vừa ăn xong bữa cơm tối, mẹ con người phụ nữ lạ đi từ từ vào trong nhà của ông C. Không cầu kỳ, không tranh giành, người phụ nữ ấy lặng lẽ vào nhà xin được thắp cho ông C. nén hương. Bà chẳng xin điều gì chỉ xin nói chuyện với người vợ cả của ông.
Khách đến làm xét nghiệm AND
Từ thâm tâm người phụ nữ nói trong nghẹn ngào “chị, em thành thật xin lỗi chị. Em về đây để nhận lỗi với chị. Nhiều lần em đã muốn đến xin chuộc tội với chị nhưng anh ấy không đồng ý. Bây giờ, anh ấy đã mất rồi em chỉ xin chị cho em được hương khói cho anh và xin được tạ tội với mẹ con chị”.
Bà Th. vợ ông C. vừa đau lòng vì sự ra đi của chồng, giờ nỗi đau nhân đôi khi bà biết mình bị phản bội bao năm nay. Nhưng bà cố giữ bình tĩnh đáp lại người phụ nữ kia “thôi nghĩa tử là nghĩa tận, cô cứ thắp hương cho anh ấy đi”. Nói rồi bà Th. đi vào trong nhà.
Trong gia đình chỉ có anh Đỗ Văn Hải là con trai cả của ông C. đã biết người kia chính là “phòng nhì” mà cha anh đã lập được hơn chục năm nay. Nhưng anh không muốn mẹ anh nhận được tin dữ này.
Không khí đám tang càng nặng trĩu hơn khi sự thật trần trụi về gia đình thứ hai của người kỹ sư cầu đường được mọi người biết. Bao nhiêu năm nay, anh Hải cũng dằn vặt vì cùng cha giấu đi tội lỗi của ông với mái nhà thứ hai của mình. Nhưng từ nơi sâu thẩm anh lại coi cha như một tấm gương vì trách nhiệm, nghĩa khí không cao bay, xa chạy như những người đàn ông khác. Nếu biết cha anh có con riêng mà phũ bỏ trách nhiệm, anh còn buồn hơn. Cả gia đình trách người đã khuất một thì trách anh Hải mười phần vì hành động che giấu cho cha của anh.
Duyên nợ từ phút “sĩ diện”
Video đang HOT
Khi mọi việc đã trở lại bình thường, anh Hải mới có dịp kể lại câu chuyện mà cha anh đã kể lại cho anh cách đây vài năm. Anh Hải cùng nghề với cha, công việc nay đây mai đó.
Câu chuyện được anh nhắc lại, vài năm trước trong chuyến công tác lên Bắc Giang, anh Hải đến một thị trấn nghèo ở vùng đất giáp ranh đất Quảng Ninh. Từ trong ô tô anh nhìn thấy người đàn ông rất giống bố mình. Ông ta đang mải miết mua rau, mua trứng…
Cảm thấy có điều rất lạ ở đây, anh Hải bèn đi theo sau. Người đàn ông giồng cha an dừng lại và bước vào một ngôi nhà cấp 4 nhỏ ở cuối ngõ nhỏ phía sau trường mầm non. Ở trong đó, có hai đứa trẻ khoảng hơn 10 tuổi chạy ra gọi “bố ơi, bố ơi”. Anh bước ra khỏi xe, nhìn thật kỹ và đã chết đứng như trời trồng vì đó đích thực là cha mình. Vài phút sau, anh thấy bố cởi bỏ quần, áo dài. Ông mặc chiếc quần đùi ngắn và cái áo may ô bắt tay vào giặt quần áo. Hình ảnh người cha của anh ở nhà khác hoàn toàn. Chưa bao giờ bố anh thu quần áo chứ đừng nói là giặt đồ. Chưa bao giờ ông nấu cơm vậy mà ở đây ông lại làm tất cả, ông cười vui vẻ vì điều đó.
Vừa bất ngờ, vừa giận cha, anh Hải gọi điện cho ông C. ra một quán cafe ở gần thị trấn để nói chuyện. Lần đầu tiên, anh nói chuyện với cha như hai người đàn ông thực thụ chứ không phải là câu chuyện của cha và con.
Trong câu chuyện, ông C. thừa nhận với anh Hải về gia đình thứ hai của ông. Ông kể lại vào những năm cuối thế kỷ trước, cơ quan ông thực hiện một dự án ở thị trấn này. Lúc đó, ở huyện đoàn có cô gái tên Ph.. Cô gái xinh xắn mà lại rất dịu dàng. Trong các buổi tiếp khách của dự án cô luôn tỏ ra chu đáo và nghiêm túc.
Vào một ngày khác, mấy bạn bè đồng nghiệp đẩy ông C. ra ngoài bảo ông tán cô Ph. xem khả năng của ông như thế nào. Sĩ diện đàn ông lên, ông C. đã thử một lần.
Chẳng ai ngờ, Ph. lại đem lòng si mê chàng kỹ sư cầu đường đến mê muội. Cô chỉ cần được ở bên ông, được có con với ông là đủ. Ph. không đòi hỏi danh phận, không đòi tài sản, không đòi ở ông bất cứ điều gì.
Không kìm chế bản thân, ông C. cũng xiêu lòng. Dự án kết thúc, bạn bè đồng nghiệp chẳng ai nhớ về cô gái tên Ph.. Ai cũng cho rằng đây là bí mật sống để bụng, chết mang theo. Còn ông C. và Ph. có với nhau một đứa con gái. Ông không thể rũ bỏ trách nhiệm làm cha của mình với đứa trẻ nên vẫn đi lại với Ph.. Thế rồi họ sinh thêm một bé trai kháu khỉnh.
Từng ấy năm ông sống trong cảnh dằn vặt và tội lỗi với vợ con mình. Đã bao lần, Ph. xin ông được về tạ tội với vợ ông ở Hà Nội nhưng ông không đủ can đảm vì ông sợ gia đình tan vỡ. Ông chia sẻ câu chuyện của mình với con trai mong nhận được sự cảm thông của Hải. Cùng là đàn ông nên Hải hứa với cha giữ bí mật giúp. Mỗi lần đi công tác về thị trấn đó, Hải vẫn ghé qua thăm em mình. Khi ông C. qua đời, Hải cũng là người báo tin cho dì Ph. để các em mình được đến tiễn biệt cha lần cuối.
Ước gì mẹ đừng cứng nhắc
Khi nghe câu chuyện cha mình kể, Hải không thể trách được người phụ nữ kia, cũng không trách cha sao nỡ phản bội mẹ mà anh tự trách mẹ mình, trách chính anh em mình.
Mẹ anh chưa bao giờ hiểu cha cần gì. Mỗi chuyến công tác, ông mang được con chim về muốn làm cảnh thì mẹ anh lại không đồng ý vì sợ chim bậy bẩn. Hay ông mua cây cảnh về nhà thì bà Th. luôn miệng than vì tiếc tiền và chật chội. Bố anh thích ăn những món ăn đơn giản như canh cua, cà muối còn mẹ anh sợ cua vì cho rằng tanh, nhiều sán và ăn cà hại cho sức khỏe.
Trong khi ở ngôi nhà kia cha anh luôn cười thoải mái với bữa cơm đơn sơ có canh, có cà ông thích. Sân chật lắm nhưng chậu cảnh, lồng chim treo khắp nơi. Chính mẹ anh đã đẩy bố anh lấn sâu hơn vào gia đình riêng của ông ấy. Điều mà đứng xa anh cũng nhìn ra.
Bằng cảm nhận của mình, anh Hải tin bố cũng như tin hai đứa trẻ kia là em mình. Nhưng anh làm sao có thể để cả dòng họ, cả gia đình mình tin rằng hai đứa trẻ kia chính là con của bố anh. Để bố anh ra đi được thanh thản, không vướng mắc nợ trần, anh Hải đã tìm mọi cách thuyết phục dì Ph. đồng ý để anh đưa hai đứa em của mình đi làm xét nghiệm ADN. Một tuần sau có kết quả xét nghiệm, dù biết cảm nhận đúng nhưng anh vẫn khóc vì đến nay hai đứa em của mình mới được nhận họ hàng, ruột thịt.
Mang kết quả về cho gia đình, anh Hải chỉ còn biết động viên mọi người hãy sống vì người quá cố để người làm cha như ông C. có thể yên giấc ngàn thu, không vướng nợ đời.
Về phần bà Th. cũng phải khó khăn lắm bà mới chấp nhận được sự thật phũ phàng này. Ba năm qua, bà Th. và cô Ph. vẫn đi lại với nhau. Hai người phụ nữ đều chung điểm là họ vô cùng yêu ông C..
Sau này, cứ đến đám giỗ ông C. là mẹ con Ph. lại khăn gói lên từ sớm mang theo những món quà quê như gà, gạo, rau sạch. Mỗi khi dòng họ nhà ông C. có việc, Ph. cũng không xả thân lo toan như những nàng dâu khác vậy.
Nhìn lại những ngày sóng gió đã qua sau đám ma của ông C., anh Hải thở phào “bí mật đã được giải tỏa nên anh tin rằng ngay cả bố anh cũng cảm thấy nhẹ nhõm. Còn anh bây giờ yên tâm với chính mình hơn và rút kinh nghiệm nhiều hơn”.
Theo ĐSPL
Bi hài "phi công trẻ đi lái máy bay bà già"
Họ đều là "phi công trẻ", kẻ thì bị "bà già" bỏ mê, người "bỏ mê" bà già. Nhiều cuộc tình đã phải nếm trái đắng.
Phát hoảng "máy bay bà già" dính bầu
Mấy ngày gần đây, mọi việc trong nhà gia đình ông bà Y. (Hương Khê - Hà Tĩnh) đang rối tung lên vì việc làm "tày đình" do cậu quý tử H. gây ra. H cặp bồ với một phụ nữ đáng tuổi mẹ mình và họ chung sống với nhau như vợ chồng. Đến khi "chị" bồ có bầu thì H. cao chạy xa bay, điện thoại liên lạc lúc nào cũng "ngoài vùng phủ sóng".
Chuyện này trên làng, dưới xã ai ai cũng biết. Đến nỗi, mọi người trong gia đình ông Y. đều ngại ngùng mỗi khi ra ngoài.
Một số người dân sống gần nhà ông bà Y cho hay, H. trước đây từng được gia đình cho theo học một trường trung cấp nghề ở TP Hà Tĩnh. Nhưng học xong, bao chữ nghĩa H. đều lại trả cho thầy, ra trường xin đâu cũng không nơi nào nhận, có nhận rồi cũng bị trả về. Thương con, ông bà Y. lại tiếp tục cho H. xuống thành phố học tiếng để đi xuất khẩu lao động nước ngoài.
Những tưởng H. sẽ thay đổi tính nết để phụ giúp gia đình và giúp chính bản thân của mình nhưng vừa xuống thành phố, H. như cá gặp nước. Đám bạn của H. lại kéo đến, rủ rê H. chơi bời.
Trong một cuộc nhậu, H. gặp chị L., dù đã ngoại tứ tuần nhưng vẫn mặn mà khiến nhiều người nao lòng. Điều đáng nói, chị L không chỉ đẹp mà còn chịu chơi, hào phóng. Lâu lâu, H. và đám bạn vô công rồi nghề lại được chị L. bao trọn gói cuộc nhậu.
Từ đó, H. say chị L. như đổ điếu, đi đâu cũng dẫn chị L. theo, rồi "lửa gần rơm lâu ngày cũng bén". Đến khi chị L. thông báo có bầu 3 tháng, H. mới tả hỏa, xin chị L. bỏ cái thai trong bụng. Thế nhưng L. không nghe, còn bắt H. đưa về thưa chuyện cưới xin với gia đình, nếu không... đừng trách bà chị.
Quá sợ hãi, H. bỏ của chạy lấy người. Chỉ tội bố mẹ của H. ở nhà đỏ mắt chờ con mà H. vẫn biền biệt không dám về.
Kẻ thì bị "bà già" bỏ mê, người "bỏ mê" bà già. Nhiều cuộc tình đã phải nếm trái đắng. (Ảnh minh họa)
"Phi công trẻ" đánh ghen
T.A - một "phi công trẻ" ở quê ra thành phố lập nghiệp lại gặp chuyện buồn cười hơn.
Từng là sinh viên khá ở một trường cao đẳng Hà Nội, lại có chí, nên khi vừa ra trường T.A. xin gia đình về quê lập nghiệp. Tuy nhiên, T.A. lại dính vào một phi vụ làm ăn mất cả chì lẫn chài, bao vốn liếng vay mượn đều đội nón ra đi.
Chán nản T.A. thường la cà ở các quán café để gặp các đối tác (chủ yếu là dân cò đất). Một lần, T.A. quen chị D., dân thành phố, đáng tuổi mẹ của T.A, rất giỏi làm kinh tế.
Bao lần được theo chị D làm ăn, kiếm được bộn tiền, T.A. rất nể bà chị tài hoa này.
Dần dần, từ nể, T.A.chuyển sang yêu bà chị lúc nào không hay. Đáp lại, chị D. cũng rất thương T.A, làm ăn gì cũng gọi T.A. đi cùng để giúp đỡ.
Dù say mê "phi công trẻ" nhưng do chị D. vẫn chưa dứt tình với ông chồng ở tận Đà Nẵng dù hai người sống ly thân.
Một lần, T.A. sang thăm, thấy một người đàn ông đáng tuổi bố mình đang ngồi uống café với chị D. rất tình tứ, T.A. liền quay phắt ra về, mặc dù chị D. giải thích: "Chị em mình chỉ là tình nhân ngãi qua đường với nhau, chứ về với nhau như vợ chồng là không thể được, vì gia đình, vì thể diện...".
Có hôm đi nhậu với bạn bè về, T.A. sang nhà đánh ghen với chồng chị D. Chưa hết, T.A còn xông vào đánh chị D. sưng tím mặt mũi. Sự việc nghiêm trọng đến mức chị D. phải gọi điện báo công an. Tuy nhiên, khi công an đến, chị D. lại yêu cầu không làm lớn chuyện này.
Nhiều người dân sống gần nhà chị D. chỉ biết lắc đầu, thở dài: "Chỉ buồn và đáng trách cho đám thanh niên trẻ sống kiểu bám váy phụ nữ".
Theo VNE
Đã bảo là tớ âm thầm thích cậu mà lại Chắc chắn cậu chẳng bao giờ thích tớ đâu, một người thậm chí cậu chưa từng biết tên, và chắc cũng sẽ chẳng bao giờ biết mặt luôn. Có nên để cậu biết hàng ngày tớ vẫn qua wall nhà cậu, lắng nghe những câu nói vu vơ, ngắm cậu lặng lẽ qua những chuyến đi. Có nên để cậu biết tớ đang...