Chồng chết lần hai
Một phụ nữ chồng vừa chết chẳng bao lâu đã tái hôn.
Ảnh minh họa
Một hôm, trong lúc cãi cọ với người chồng thứ hai, hai người mắng nhau không tiếc lời. Anh chồng đỏ mặt tía tai đay nghiến:
- Cô chẳng phải là người đứng đắn. Nếu đứng đắn, cô đâu đã chẳng lấy tôi ngay sau khi anh ta vừa mất.
Cô vợ gật gù:
- Được, lần sau tôi sẽ đợi lâu hơn!
Theo Datviet
Video đang HOT
Người già tái hôn không ham chuyện chăn gối
Hiện tượng người già tái hôn ngày càng khá phổ biến. Để cắt nghĩa rõ hơn hiện tượng này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Chuyên gia tâm lý về vấn đề này.
Chuyên gia tâm lý Đinh Đoàn đang trao đổi với phóng viên
Mới đây, các báo rầm rộ đưa tin về 2 cụ 91 tuổi ở Bến Tre đăng ký kết hôn bị phản đối. Trên Infonet cũng đăng tải chuyện về mối tình đẹp của cụ già 74 tuổi con cái trưởng thành, bỏ nhà cao cửa rộng để đến sống với bà già nhặt rác... Dư luận xã hội có cái nhìn rất khác nhau về vấn đề này.
Thưa chuyên gia, từ góc nhìn của một người nghiên cứu tâm lý xã hội, ông có quan điểm gì về vấn đề này?
Đinh Đoàn: Nhu cầu được yêu thương, có người bạn đời để chia sẻ nhu cầu tâm lý tình cảm là nhu cầu chính đáng của tất cả mọi người. Luật Hôn nhân Gia đình Việt Nam chỉ khống chế "ngưỡng dưới" của tuổi kết hôn (nam 20, nữ 18 tuổi), chứ ngưỡng trên thì không có. Người cao tuổi tái hôn không phạm luật.
Tuy nhiên, hôn nhân đối với người Việt Nam không chỉ là vấn đề Luật pháp, mà còn liên quan tới nhiều vấn đề khác. Không có lời khuyên chung cho mọi trường hợp tái hôn ở người cao tuổi, bởi "mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh".
Cảnh tượng hạnh phúc của cụ già 74 tuổi với mối tình sét đánh.
Liệu có phải mối tương quan giữa hy sinh cho con cái và tâm tư, tình cảm riêng tư của các "cụ" đã được cân đối hơn không?
Đức hy sinh vì con cháu của người Việt rất lớn. Nếu được yêu thương, chăm sóc, đền đáp, các cụ sẵn sàng sống cuộc sống đơn thân mà không thấy cô độc. Nhiều người cho rằng nếu người cao tuổi kết hôn nghĩa là người đó còn ham hố chuyện tình dục, chăn gối, nhưng không hẳn như vậy. Nhu cầu có bạn già rất quan trọng, bởi nỗi sợ lớn nhất của người cao tuổi là bị bỏ rơi, bị cô đơn. Tất nhiên, với một số cụ còn khỏe, nhu cầu vợ chồng cũng không có gì là xấu.
Sự phát triển của xã hội cũng tác động đến nhận thức của người già, khiến người già nhận thức đầy đủ hơn về quyền của mình hay xã hội phát triển người già thấy mình cô đơn hơn?
Ý thức về quyền tự do được kết hôn, có bạn tình không lớn. Người già tái hôn chủ yếu tìm chỗ nương tựa tinh thần. Tất nhiên, đó là với những cụ tương đối độc lập về kinh tế, chứ những cụ còn sống phụ thuộc vào con cái, con cái có động viên, chắc các cụ cũng "chẳng dám đâu!". Có cụ sẵn sàng bỏ "cửa cao nhà rộng" nhưng lạnh lẽo tình người để đến một nơi vất vả hơn mà vui vẻ. Người cao tuổi đâu có nhu cầu nhiều về vật chất.
Người già cũng cần có nhau
Có hiện tượng xã hội tiêu cực gì bên cạnh góc nhìn nhân văn về quyền riêng tư, tâm tư nguyện vọng cá nhân của người già mà trong thực tế hoạt động tư vấn, chuyên gia nhận thấy?
Không phải ai cũng đồng cảm với nhu cầu tái hôn của người cao tuổi, kể cả chính những người cao tuổi. Nhiều người cho rằng già mà còn lấy vợ, lấy chồng là "ham hố quá mức". Con cái nghĩ rằng các cụ "tự nhiên đổ đốn", hay bị lừa. Họ cũng ngại phải gánh thêm một người già nữa là cha dượng hay mẹ kế, nếu như chấp nhận cho cha mẹ già đi bước nữa.
Đặc biệt, con cái cũng lo ngại vấn đề chia tài sản, thừa kế. Không ai muốn sau một vài năm nữa, khi bố hay mẹ của mình qua đời, lại phải giải quyết vấn đề phân chia tài sản. Cũng có người lo cho sức khỏe của cha mẹ mình sau kết hôn. Thực tế có cụ đang sống khỏe mạnh, chưa đầy 2 năm sau khi lấy được người vợ trẻ đã "đi sớm".
Một vấn đề tâm lý của con cái khi ngăn cản cha mẹ tái hôn là "ghen thay người đã mất". Có cô con gái lớn bị sốc khi người cha già của mình muốn lấy vợ, bởi cô nghĩ như vậy là bố đã quên mẹ, phản bội mẹ. Với những người con có lòng với cha mẹ đơn thân, họ muốn được bù đắp cho cha mẹ đầy đủ về vật chất để sống tốt hơn vào những năm cuối đời, nhưng đôi khi họ quên rằng "con chăm cha không bằng bà chăm ông"!
Ông có lời khuyên gì cho con cái những người cao tuổi muốn tái hôn?
Trước tiên, con cháu không được coi thường, không nói nặng lời, không phản đối kịch liệt hay hỗn hào khi nghe cha hay mẹ góa bụa của mình muốn đi bước nữa, bởi điều ấy không phạm luật, không vi phạm đạo đức hay văn hóa. Tuy nhiên, tùy hoàn cảnh từng người mà có cách ứng xử khác nhau. Trước tình yêu, ai cũng có thể bị "mờ mắt", kể cả người cao tuổi. Là người ngoài cuộc tỉnh táo hơn, hãy phân tích cho cha mẹ già biết nguy cơ đang rình rập các cụ.
Không ít những cụ cao tuổi, có kinh tế khá giả, bị một chị trẻ hơn lừa tình. Sau đám cưới, chị ta tỉ tê, khiến ông rút tiền tiết kiệm bao năm dành dụm để đưa cho "cô vợ trẻ". Rồi khi cụ đã "không còn gì để moi" nữa, người vợ trẻ ấy "nhẹ cánh bay", để lại người chồng già suy sụp tinh thần, trở thành gánh nặng cho con cháu.
Còn nếu thấy hai cụ còn khỏe, có vẻ "đôi lứa xứng đôi", hãy tác thành cho họ thành vợ, thành chồng. Tạo điều kiện để cha mẹ tái hôn là các bạn đã tìm được người san sẻ trách nhiệm rồi đấy. Không nên vơ đũa cả nắm, nhìn đâu cũng thấy vụ lợi mà trở thành ích kỉ, nhỏ nhen đối với người đã vất vả, hy sinh vì các bạn cả một quãng đời trẻ trung.
Xin chân thành cảm ơn ông!
Theo VNE
Cắt phăng "của quý" để chồng khỏi tái hôn Sợ chồng ly dị rồi tái hôn thì con phải chịu cảnh bị mẹ kế đánh đập, một phụ nữ Trung Quốc bèn cắt phẳng 'của quý' chồng rồi vứt vào toilet. Vợ cắt phăng của quý của chồng. Ảnh minh họa. Xinhua đưa tin khoảng 8h sáng ngày 7/5, anh chồng họ Han đang nằm ngủ thì bất ngờ bật dậy vì...