Chông chênh làng game Việt
Sự khác biệt về đẳng cấp, kinh nghiệm, cộng đồng giữa các nhà phát hành đã làm cho cuộc cạnh tranh trong làng game trở thành cuộc chiến không cân sức.
Thị trường game online Việt đang đang được ví như kiềng ba chân: là sự tương tác và hỗ trợ chặt chẽ giữa NPH, sản phẩm game và người chơi. Với mật độ game online ra mắt dày đặc và chóng mặt như hiện nay, làng game đã xuất hiện sự khập khiễng về chất lượng game, số lượng người chơi cũng như tình hình doanh thu của sản phẩm.
So với 5 năm trước, vòng đời của một game online bây giờ khá ngắn. Các NPH đã nôn nóng đốt cháy các giai đoạn Alpha, Closed Beta, Open Beta, Operation, … để mong sớm đạt được doanh thu như dự kiến. Ngoài các game vẫn ổn định về lượng người chơi và doanh thu như Tây Du Ký, TLBB, Kiếm Thế, Gunny, … thì những game mới ra mắt sau này như: Phong Thần Trận, Ngạo Kiếm, Hiệp Khách Hành, Ngọa Long … đều chưa đạt được sự thành công như mong đợi. Mặc dù vậy, tâm lý của người chơi vẫn háo hức mong chờ được thử nghiệm game mới với hy vọng tính năng game hấp dẫn hơn, được chơi miễn phí và không phải bỏ ra quá nhiều “hầu bao” để cày kéo. Tuy nhiên, trái với sự kỳ vọng của người chơi, những tựa game mới sau này ra mắt thường có sự trùng lắp về gameplay, nạp tiền để thành Vip, thậm chí cấu trúc game còn phức tạp và khó chơi hơn cả những tựa game cũ.
Một khi các tựa game mới ra mắt không thành công thì NPH lại tự an ủi rằng game thủ bây giờ ngày càng khó tính và họ đang phải cạnh tranh khốc liệt để chiếm được một góc của thị phần game nói chung. Trong khi đó, game thủ lại cho rằng các NPH đã “hút máu” quá nhiều, vấn nạn bug, hack, lag liên tục xảy ra, chưa kể các sự kiện thì nhàm chán, quà tặng “rác” đã đẩy rất nhiều tựa game rơi vào tình trạng “chưa nóng đã nguội”, vô tình đã tạo ra khoảng cách giữa các đầu game ngày một xa hơn.
Ninja tuy “sinh sau đẻ muộn” nhưng đã thể hiện sự khác biệt về đẳng cấp.
Hiện nay, FPT Online VNG và VTC là 3 NPH game online hàng đầu tại Việt Nam Cả 3 “ông trùm” này đều có cộng đồng game thủ rộng lớn, chiếm hơn 75% thị phần game online Việt Nam với những đầu game hái ra tiền như: Tây Du Ký, TLBB (FPT Online) VLTK, Kiếm Thế, Gunny (VNG) Audition, Đột Kích, FIFA Online 2 (VTC). Kéo theo là chất lượng game, dịch vụ hỗ trợ đều nhỉnh hơn so với các NPH khác. Vì vậy, sẽ không khó để các “ông lớn” này tung ra các sản phẩm game online mới gây được sự chú ý của cộng đồng game thủ hơn là các NPH nhỏ lẻ khác. Điều này dẫn đến sự chông chênh về thị phần, sự chênh lệch về chất lượng cũng như sự “hầm hố” về mức độ đầu tư thông qua các sự kiện, chương trình khuyến mãi.
Đơn cử, với lượng người chơi rất thấp, chừng vài trăm CCU thì các sản phẩm nhỏ như Sành Điệu Online, Linh Thú, … không thể có sự đầu tư hoành tráng như Tây Du Ký, Gunny, Audition với hàng trăm nghìn CCU. Tuy nhiên, thật khó để các NPH tìm lại thời kỳ hoàng kim kiểu VLTK của 6 năm trước bởi người chơi bây giờ đã “chuyên nghiệp”, nhạy bén hơn và hoài nghi với tất cả các sự kiện khuyến mãi, quay số theo kiểu “treo đầu dê bán thịt chó”.
Video đang HOT
Không phải nhà phát hành nào cũng đủ sức đầu tư cho một sản phẩm “khủng”.
Ông Trần Hoài Bắc – GĐSP game Tây Du Ký cho rằng, phần đông game thủ bây giờ chỉ gắn bó với những game mà họ yêu thích chứ không phải bất kỳ game online nào mới ra họ cũng hưởng ứng. Ông cho rằng, trước thực trạng game online xuất hiện ồ ạt như hiện nay thì yếu tố “trung thành” đang được các NPH hiện nay đặc biệt quan tâm. Ngoài ra, để giảm sự chênh lệch về cộng đồng game thủ giữa các tựa game hiện nay là rất khó bởi nhiều yếu tố khách quan như: Mức độ đầu tư, gameplay, các chương trình hậu mãi, chính sách hỗ trợ… Game thủ bây giờ rất nhạy bén và chuyên nghiệp nên chỉ cần trải nghiệm thời gian ngắn, họ đã quyết định có nên gắn bó với game hay không.
Như vậy, sự phát triển mất cân đối của các sản phẩm game nói riêng và các NPH nói chung khiến thị trường game online mất đi tính chuyên nghiệp. Với thực trạng hiện nay để có những sản phẩm game đủ chất lượng với cách vận hành hoàn hảo, làm game thủ hài lòng chỉ đếm trên đầu ngón tay và như muối bỏ biển. Song song đó, sự khập khiễng giữa các đầu game, sự mất cân đối về tính cộng đồng giữa các NPH lớn với các NPH vừa và nhỏ càng đẩy vòng đời của các game bị thả nổi, thiếu tính định hướng, chiến lược phát triển thiếu đi sự đồng bộ, dài lâu dẫn tới nhiều hệ lụy khác…
Theo Game Thủ
Những Webgame "đáng buồn" nhất ở Việt Nam hiện nay
Phong Thần Trận
Đúng như tên gọi, Phong Thần Trận khai thác đề tài xung quanh câu chuyện nổi tiếng của Trung Quốc "Phong Thần Diễn Nghĩa". Tham gia vào trong game, các bạn sẽ lần lượt có cơ hội được gặp mặt những nhân vật hết sức nổi tiếng như Na Tra, Dương Tiễn, Lôi Trấn Tử và đặc biệt là hồ ly chín đuôi Đắc Kỷ...
Về nội dung, tuy không quá vượt trội nhưng đồ họa trong Phong Thần Trận cũng được nhận định là tương đối dễ nhìn của engine 2D. Tuy nhiên, đặc điểm được đánh giá cao nhất của Webgame này chính là ở lối chơi kết hợp giữa cả chiến thuật lẫn nhập vai, đặc biệt là cách PK theo dạng turn-base (đánh theo lượt) có phần na ná như tựa game offline nổi tiếng Heroes of Might and Magic III với các chủng loại unit đa dạng.
Tuy nhiên, sau khi ra mắt vào hồi đầu tháng 10/2011 cho tới nay thì hiện tại, Webgame này vẫn chỉ duy trì có duy nhất... 1 server và trong tương gai, gần như NPH không có ý định mở thêm server mới. Điều này cũng phần nào cho chúng ta hiểu được tình trạng ảm đạm của Webgame chiến thuật này.
Chân Mệnh Thiên Tử
Chân Mệnh Thiên Tử là một Webgame chiến thuật thuộc thể loại xây dựng công trình, xây dựng quân đội, bày trí trận thế... đã quá quen với game thủ Việt. Tuy nhiên, game lại đưa bạn về thời kỳ Xuân Thu trong lịch sử. Khác với các Webgame chiến thuật lấy bối cảnh Tam Quốc đang tràn ngập thị trường hiện nay, Chân Mệnh Thiên Tử đưa người chơi quay trở lại thời kỳ mà thiên hạ đang bị phân chia thành rất nhiều quốc gia nhỏ lẻ. Do vậy, chúng ta lại càng phải nỗ lực để giúp cho quốc gia của mình có thể xưng bá, đối chọi lại với hàng loạt kẻ thù đang nhăm nhe xâm chiếm.
Có thể nói, dù bối cảnh có khá khác biệt so với các Webgame ăn theo thời kỳ Tam Quốc đang tràn ngập ở Việt Nam hiện nay nhưng lối chơi Chân Mệnh Thiên Tử không có quá nhiều khác biệt. Nhiệm vụ của người chơi hàng ngày vẫn là xây dựng công trình để kiếm tiền, nâng cấp trang bị, train kinh nghiệm cho tướng cũng như sắp xếp đội hình trước khi đi chinh chiến. Tất nhiên, yếu tố PK trong game sẽ do hệ thống định đoạt dựa trên thực lực của mỗi người chơi.
Cũng giống như Phong Thần Trận, cho tới nay, Chân Mệnh Thiên Tử vẫn chỉ duy trì có đúng 1 server hoạt động. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi hiện tại, có quá nhiều Webgame chiến thuật mới được ra đời dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt ở thể loại này.
Địa Vương
Địa Vương
Được ra mắt vào giữa tháng 6/2011 Địa Vương là webgame lấy đề tài kinh doanh Bất động sản khá mới lạ. Đây cũng là Webgame mô phỏng đầu tiên được phát hành trong năm 2011.
Tham gia vào game, ngoài việc phát triển công ty, chúng ta còn có thể nâng cao vị thế của mình khi tham gia ứng cử vào các vị trí quan trọng trong quốc hội. Không chỉ vậy, sau những giờ làm việc căng thẳng, bạn cũng có thể tham gia một số hoạt động giải trí thư giãn như... hẹn hò với nữ thư kí xinh đẹp.
Dù cùng một lối chơi nhưng trái ngược với Đại Gia, có vẻ như Địa Vương lại không nhận được nhiều thịnh tình của game thủ Việt. Dù đã được phát hành khá lâu nhưng tính đến nay, game cũng mới chỉ cho ra mắt... 1 server.
Hiệp Khách Hành
Hiệp Khách Hành là một Webgame nhập vai với lối đánh theo kiểu turn-base (đánh theo lượt). Tham gia vào game, bạn sẽ từng bước rèn luyện nhân vật của mình, gia nhập môn phái, lựa chọn bang hội để tạo dựng tên tuổi trên giang hồ. Nhìn chung, cách PK trong Hiệp Khách Hành có đôi chút khác biệt so với một số Webgame turn-base hiện tại khi ở từng lượt đánh, người chơi sẽ tự lựa chọn skill cho nhân vật của mình thay vì để máy tính quyết định toàn bộ các yếu tố trong trận đấu.
Là một Webgame nhập vai khá đặc sắc nhưng đáng tiếc, vào thời điểm ra mắt, Hiệp Khách Hành lại nhận phải quá nhiều sự cạnh tranh từ những Webgame đình đám khác như Võ Lâm Chi Mộng, Ngọa Long... Hơn thế nữa, lối đánh turn-base cũng khá "kén người chơi". Dẫu vậy, cho tới nay, game cũng đã mở cửa được 2 server dù số lượng người chơi cũng không đông hơn các Webgame ở trên là bao.
Theo Game Thủ
Đầu năm 2012, ồ ạt webgame đổ bộ Năm 2011 là năm thị trường đầy rẫy webgame. Sang năm 2012 tình hình này cũng không có nhiều chuyển biến... Năm 2011, làng game Việt chứng kiến sự "bùng nổ" mạnh mẽ của thể loại webgame với sự xuất hiện của hàng loạt tên tuổi mới gồm: Pockie Ninja, Võ Lâm Chi Mộng, Ngọa Long, Tam Quốc Truyền Kỳ, Bá Nghiệp Xuân...