Chồng bảo quen ngủ riêng rồi, giờ nằm bên cạnh tôi sẽ khó ngủ
Nếu tách riêng phòng mãi tôi sợ mình bị lãnh cảm về lâu về dài, bản thân cũng chưa từng có ý niệm ngoại tình khi rơi vào khủng hoảng trước đó.
Tôi đang rơi vào tâm trạng rối bời, không biết làm thế nào để cải thiện tình hình tốt hơn. Lúc con còn nhỏ, vợ chồng tôi và con ngủ chung phòng để tiện chăm sóc cháu đêm hôm, khi con trai lên 4 tuổi tôi bàn với chồng cho con ngủ phòng riêng để tập bé tính tự lâp. Tập cho bé được vài tuần thì bé không chịu ngủ riêng nữa, tôi muốn kiên trì tập cho bé nhưng chồng vì thương con nên bảo cứ để con lớn chút nữa tự khắc sẽ đòi ngủ riêng. Phải bổ sung thêm rằng từ khi có con chồng tôi yêu con hơn yêu vợ nhiều. Chúng tôi cãi nhau nhiều, đa phần là vì bất đồng trong việc giáo dục còn cái. Tôi thấy những gia đình khác, ông bố thường đóng vai ác, còn mẹ thì dịu ngọt để răn dạy con những lúc khó bảo, còn tôi thì ngược lại.
Dẫu hiểu và thông cảm vì chồng lớn tuổi, hơn nữa chúng tôi chỉ mới có một đứa con (tôi 34, chồng hơn tôi 15 tuổi) nên anh yêu chiều con khiến tôi có đôi lúc thật sự rất bức xúc. Không phải tôi ghen với con mà thật sự rất sợ tương lai con mình sẽ hư hỏng. Tôi quan niệm trẻ con lúc nào ngọt ngào thì ngọt nhưng lúc cần cứng rắn thì phải cứng rắn với chúng (anh chị em tôi từ nhỏ đến lớn đều nhận sự giáo dục khá nghiêm khắc từ bố tôi). Có lẽ vì vậy, trong mắt chồng, có đôi khi tôi như trở thành mẹ ghẻ của con. Những mâu thuẫn về quan niệm sống, giáo dục con cái cùng với khó khăn cũng như áp lực công việc vào thời điểm đó khiến tôi như rơi vào trạng thái khủng hoảng, không còn sự ham muốn trong chuyện chăn gối với chồng, vì vậy tôi muốn ngủ riêng phòng, chỉ chiều chồng khi anh quá ham muốn mà thôi.
Giờ khi tôi dần dần ổn định hơn về tinh thần cũng như suy nghĩ lạc quan về cuộc đời sống, muốn ngủ chung cùng chồng để tránh bị lãnh cảm trong chuyện chăn gối thì anh lại bảo đã quen ngủ cùng với con rồi, giờ mà có em ngủ cùng anh sẽ khó vào giấc ngủ. Nếu tách riêng phòng mãi tôi sợ mình bị lãnh cảm về lâu về dài, bản thân cũng chưa từng có ý niệm ngoại tình khi rơi vào khủng hoảng trước đó. Tôi phải làm sao đây?
Theo Afamily
Những điều phụ nữ không nên làm khi cãi nhau với chồng
Vợ chồng chung sống với nhau lâu ngày thì chuyện bất đồng quan điểm, cãi vã nhau là điều không thể tránh khỏi, nhất là đối với những cặp vợ chồng mới cưới.
Cũng có người trưởng thành từ những cuộc tranh cãi, cũng có người vì tranh cãi mà chịu tổn thương trong tâm hồn. Sự khác biệt của những hệ quả này nằm ở chỗ, lời nói và hành động của người trong cuộc được kiểm soát thận trọng, hay đã vượt quá ranh giới báo động của quan hệ vợ chồng.
Video đang HOT
Bạn nên nhớ rằng vợ chồng mâu thuẫn và tìm cách giải quyết là để hiểu nhau hơn và thông cảm với nhau nhiều hơn. Do đó, bạn nên hết sức thận trọng và tránh làm những điều dại dột sau đây:
Nhắc lại chuyện quá khứ
Khi cãi nhau với chồng, điều cấm kỵ bạn nên tránh đó là không moi móc chuyện quá khứ, không bới lông tìm vết. Ngay chính bản thân bạn cũng không muốn người khác "soi" vào chuyện cũ của mình, huống chi là những ông chồng khó tính. Bạn nên nói thẳng vào vấn đề mình muốn tranh luận như vậy, việc tranh luận hay cãi vã sẽ diễn ra nhanh hơn và người nghe cũng dễ dàng hiểu vấn đề hơn.
Trong lúc cãi nhau cũng nên dùng những từ ngữ theo kiểu "góp ý, sửa đổi" để giúp chồng bạn hiểu mình sai ở chỗ nào để sửa chữa. Và đương nhiên, bạn cũng nên nhận một phần trách nhiệm để chồng hiểu rằng bạn là người công bằng.
Chiến tranh lạnh
Đây là giải pháp các cặp đôi thường chọn sau khi xảy ra cãi vã, thậm chí "cuộc chiến" này còn kinh khủng và kéo dài hơn nhiều so với cuộc tranh cãi trước đó. Điều này không khó hiểu bởi sau khi cãi nhau, bạn muốn có khoảng lặng, có không gian riêng để suy nghĩ.
Nhưng điều này không có nghĩa bạn sẽ chung sống cùng với chồng mà không giao tiếp hoặc không làm bất cứ điều gì nếu có liên quan đến đối phương. Điều này sẽ khiến chàng nghĩ rằng bạn đang tìm cách trả thù và dần dần anh ấy cũng có thể sẽ hành động như thế. Cuộc chiến tranh lạnh không khoan nhượng này sẽ là đầu mối gây nên những vết rạn hôn nhân.
Ngủ riêng
Sự va chạm thể xác sẽ khơi gợi những cảm xúc đặc biệt trong cơ thể, khiến khoảng cách giữa hai người được thu hẹp. Đây cũng là cách hóa giải tuyệt vời mọi rắc rối.
Ngay cả khi bạn và chồng vừa trải qua một cuộc tranh cãi kịch liệt thì cũng không có lý do gì để hai bạn phải ngủ riêng. Lời khuyên dành cho bạn là vẫn nên tiếp tục ngủ chung giường và đây có thể là "cầu nối" để hai bạn dễ làm hòa với nhau hơn.
Mặc kệ lời nói của anh ấy
Thật sai lầm nếu bạn tỏ ra như không nghe thấy khi anh ấy muốn trò chuyện, giao tiếp kể từ thời điểm hai người tranh cãi. Hành động này sẽ khiến mối quan hệ của bạn và chồng trở nên tồi tệ hơn, anh ấy sẽ cho rằng bạn đang coi thường, khinh bỉ anh ấy, trong mắt bạn, anh ấy chẳng có bất cứ vị trí nào. Trong khi đó, tôn trọng lẫn nhau luôn là một nguyên tắc vàng để nuôi dưỡng tình yêu cũng như hạnh phúc hôn nhân.
Lời khuyên dành cho bạn là ngay cả khi bạn đang rất giận anh ấy cũng nên kìm nén cảm xúc và lắng nghe những gì anh ấy nói. Một cuộc nói chuyện thẳng thắn, thành thật sẽ giúp hai bạn gỡ được những nút thắt gây ảnh hưởng đến hạnh phúc đôi lứa.
Bỏ về nhà mẹ đẻ
Khi xảy ra xung đột, người vợ sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi, thậm chí có người còn ôm con bỏ về ngoại. Tuy nhiên, đây là hành động sai lầm nhất trong hôn nhân, bởi việc làm này không chỉ khiến người chồng thêm nổi giận, mà còn khiến cho bố mẹ chồng đánh giá, bạn là người con dâu hỗn láo, coi thường nhà chồng. Vì thế, hãy nhớ rằng, dù có giận chồng đến mấy cũng không nên bồng con về nhà ngoại, điều ấy sẽ chỉ làm tình trạng gia đình bạn xấu đi.
Tuyệt đối không lôi "người thứ ba" vào cuộc
Mọi sự tranh cãi của các cặp vợ chồng trước hết đều nảy sinh từ bất đồng giữa những người trong cuộc. Vậy nên, đừng bao giờ vì nóng giận mà nói với ông xã những mẫu câu như: "Lúc chúng ta mua nhà, bố mẹ anh không cho được một đồng", "Đám bạn nhậu của anh chẳng làm được gì ngoài việc dựa dẫm tiền bạc".... Những lời nói như thế vô tình biến người đàn ông trở thành kẻ bị động, thiếu chính kiến và dễ bị xúi giục. Một chuyên gia tâm lý học người Anh từng phân tích, việc lôi kéo người khác vào cuộc sẽ càng khiến trận khẩu chiến của hai vợ chồng thêm nghiêm trọng hơn.
Tuyệt đối không nên mang chuyện vợ chồng cãi nhau nói với bố mẹ mình hoặc bố mẹ chồng. Vì bất luận mọi chuyện như thế nào, ai đúng, ai sai họ cũng luôn đứng về phía con ruột của mình và dành cho con dâu hoặc con rể cái nhìn khắt khe hơn. Dưới sự can thiệp không đúng cách của cha mẹ, cặp đôi trẻ càng thêm xa cách và khó tìm được tiếng nói chung.
Đòi ly hôn
Hai người yêu nhau để đi đến được hôn nhân, xây dựng một gia đình không hề dễ dàng. "Ly hôn" hai chữ không nên tùy tiện nói ra. Thực tế khi cãi lộn nói ly hôn, là bởi vì xúc động, khó tránh khỏi sẽ làm những việc sai lầm, hối hận cả đời. "Ly hôn" là từ vô cùng mẫn cảm, khinh suất nói ra từ này sẽ rất nguy hiểm, rất dễ dàng làm đổ vỡ tình cảm vợ chồng, khiến cho mâu thuẫn gia đình trở nên gay gắt.
Thậm chí nhiều chị em còn viết đơn ly hôn và bảo anh ta "ký đi, tôi mệt mỏi lắm". Biết rằng, đây chỉ là lời nói dọa dẫm, hoặc mang tính thách thức nhiều hơn. Bạn nên nhớ việc anh ấy làm đầu tiên khi nghe câu nói đó là ký luôn vào đơn chứ không phải xin lỗi hay níu kéo bạn.
Theo MTG
Cô hàng xóm độc thân hay thức khuya khiến chồng tôi ... khó ngủ Rồi bỗng dưng chồng tôi cũng trở chứng, anh thao thức đến nửa đêm, hết uống nước chè, lại hút thuốc vặt, có hôm chồng còn mở hẳn cửa, ra ngoài sân dễ đến cả nửa tiếng mới trở vào nhà. Tôi lo lắng hỏi chồng thì anh nhấm nhẳng rằng cô hàng xóm để đèn khuya sáng quá, thức khuya quá làm...