Chồng bán vé số lấy tiền chữa bệnh cho vợ, hơn 40 năm không tìm gia đình vì quá nghèo
Đó là câu chuyện tình đẹp nhưng cũng nhiều trắc trở của vợ chồng ông Phạm Văn Đính (60 tuổi) và bà Phan Thị Kim Anh (58 tuổi) ở TP. Hồ Chí Minh.
Đám cưới được tổ chức sau đám giỗ
Để nên duyên được với ông Đính, bà Kim Anh đã phải rất dũng cảm, vượt qua mọi khó khăn, trắc trở, đặc biệt là sự cấm cản từ phía ba của bà. Nguyên nhân ba của bà Kim Anh phản đối hôn sự này cũng dễ hiểu, bởi ngày đó ông Đính nghèo, không có người thân bên cạnh, không có nhà và không có việc làm ổn định. Nhưng bà Kim Anh khi ấy đã thương rồi, thương không thể bỏ được nên những khuyết điểm của ông Đính cũng trở thành cái cớ để bà bằng lòng ở bên cạnh ông.
Quay trở lại quãng thời gian cách đây hơn 27 năm, bà Kim Anh còn là cô bán bánh bột lọc ở gần Cầu Muối (Tp. Hồ Chí Minh). Ngày ngày, một người đàn ông tên Đính trên đường đi làm về đều tạt vào quán ăn bánh bột lọc. Và dù không ăn, ông cũng sẽ cố vào mua một hộp mang đi để lấy cớ nói chuyện, làm quen cô bán hàng.
Còn bà Kim Anh lúc ấy chẳng có ấn tượng gì với ông Đính, bị ghẹo hoài nên thành ra ghét ông. Ấy thế mà thời gian dần trôi qua, chỉ vắng “tiếng ghẹo” một hôm mà bà đã nhớ, đã lo lắng. Bà tìm tới tận nơi ông Đính ở, thấy ông ốm đau nằm một mình chẳng ai chăm nom, bà thương. Tình thương lớn dần rồi bà chấp nhận sẽ theo ông cả đời.
Ông Đính, bà Kim Anh xuất hiện trong chương trình Tình Trăm Năm.
Ngày về ra mắt gia đình bà Kim Anh, ông Đính thành thật nói với ba của bà: “Giờ chúng con thương nhau. Mà con nghèo lắm, không có tiền làm đám cưới, xin phép làm 1 – 2 bàn cỗ để ra mắt họ hàng”.
Ba của bà Kim Anh một mực phản đối, rồi lấy tạm lý do bà đã lớn tuổi, không cần lấy chồng. Nhưng do các thành viên trong nhà đồng lòng ủng hộ mối hôn sự, nên ông cũng nhắm mắt gật đầu, chấp nhận một đám cưới. Gọi là đám cưới nhưng thực chất chỉ là một buổi ra mắt sau khi đám giỗ trong họ diễn ra.
Vợ chồng ông Đính ở bên nhau chỉ có tình yêu, bởi họ nghèo tới mức từng có thời gian phải nằm bờ ngủ bụi vì không đủ khả năng chi trả tiền thuê nhà, không có tiền mua gạo để ăn. Không chỉ vậy, bà Kim Anh còn không thể mang thai, đau ốm liên miên, phải đi viện. Bước vào đường cùng, ông Đính còn từng đi bán máu đổi lấy tiền chi trả phí sinh hoạt, giúp vợ vượt qua bệnh tật.
Hơn 40 năm chưa tìm lại về gia đình và cuộc hội ngộ xúc động
Hơn 20 năm bên nhau là từng đó thời gian đôi vợ chồng già đi thuê nhà, họ thay đổi địa chỉ liên tục để phù hợp với hoàn cảnh sống. Giờ thì bà Kim Anh ở nhà làm nội trợ, chăm nom từng bữa ăn cho chồng. Còn ông Đính cũng luân chuyển qua nhiều nghề từ phụ hồ, bán bánh mì, bánh chuối nướng rồi bán vé số. Thế nhưng do bệnh dạ dày cùng cao huyết áp, sức lao động của ông cũng giảm dần theo thời gian.
Ông Phạm Văn Đính vốn là người xã Tô Hiệu (huyện Thường Tín, Hà Nội), gia đình có 6 anh em; 4 trai, 2 gái. Năm 18 tuổi, ông Đính vào TP. Hồ Chí Minh đi bộ đội, nhưng vì sức khỏe yếu nên ông xin xuất ngũ, đi biển rồi chuyển qua làm thợ hồ. Chính quãng thời gian làm thợ hồ, ông đã gặp và cảm mến bà Kim Anh.
Video đang HOT
Vì quá khó khăn, ông Đính từng có lúc đi bán máu để đổi lấy tiền chữa bệnh cho vợ.
Rời xa gia đình, quê hương từ năm 1980, ông Đính chưa một lần liên lạc với người thân. Thời gian đầu là để ổn định cuộc sống, về sau thì vì hoàn cảnh quá nghèo, ông lại sợ bản thân sẽ ảnh hưởng tới gia đình.
42 năm rồi, ông đau đáu nỗi nhớ quê hương và thầm nghĩ, có lẽ người thân cũng chẳng rõ ông còn sống hay đã chết. Đến cái tuổi gần đất xa trời, ước mong lớn nhất của ông chính là trở về quê hương và tìm lại người thân.
Thế rồi điều kỳ diệu đã đến, sau khi chương trình “Tình trăm năm” với sự góp mặt của ông Đính, bà Kim Anh lên sóng, gia đình ở Hà Nội biết được thông tin và tìm cách liên hệ. Sau cuộc hội ngộ “mừng mừng tủi tủi” với người thân ở TP. Hồ Chí Minh, vợ chồng ông bà đã bay ra Hà Nội.
Liên lạc với bà Kim Anh, bà xúc động cho biết hiện hai vợ chồng đang ở nhà ba mẹ ông Đính. Ba mẹ ông Đính đã qua đời, gia đình có 6 anh em thì 3 người cũng đã mất. Hai vợ chồng ông bà không định quay lại Sài Gòn nữa mà sẽ ở lại Hà Nội, bên cạnh người thân.
Anh em họ hàng trong Nam, ngoài Bắc sau khi biết thông tin thì vô cùng vui mừng, liên tục gọi điện hỏi han ông bà. Cả hai đang sống trong những ngày tháng hạnh phúc nhất của cuộc đời.
Đưa con đi chữa bệnh rồi thất lạc, cha đau khổ hóa khờ suốt 26 năm và điều kỳ diệu bất ngờ
Ngày con trai thất lạc, ông Oanh hoảng loạn, mất trí nhớ. Gia đình đưa ông đi chữa bệnh khắp trong Nam, ngoài Bắc, mất 26 năm mới khỏi.
Đứa trẻ bị thất lạc khi vào bệnh viện chữa bệnh
"Tôi xem chương trình "Như chưa hề có cuộc chia ly", thấy có nhiều gia đình tìm lại được nhau mên vô cùng xúc động. Hôm nay, tôi viết lá thư này, rất mong được sự giúp đỡ của chương trình, giúp tôi tìm lại người thân mà lâu nay tôi hằng mong ước.
Tôi xin kể lại câu chuyện của mình như sau: 28 - 29 năm về trước, quê tôi ở tận ngoài Bắc. Không biết năm đó vì sao mà gia đình tôi chuyển vào Cà Mau. Tôi nhớ trước nhà có một con kênh, có vài chiếc máy cày và tôi vẫn lên đó chơi. Bố đi đâu cũng dắt tôi theo.
Anh Nguyễn Anh Dũng (tức Trần Văn Dũng), bị thất lạc gia đình từ năm 1980.
Lần đó không biết đi đâu mà bố cũng dắt tôi theo. Đang đi giữa đường thì tôi bị bệnh, bố đưa tôi vào bệnh viện ở Sài Gòn. Năm bị thất lạc tôi còn nhỏ lắm, 8-9 tuổi gì thôi, ký ức về gia đình của tôi rất ít. Tôi có người chị tên là Huệ, có đứa em và có một người khác tên Oanh mà tôi không nhớ đó là ai..." .
Đó là những nội dung trong bức thư mà anh Nguyễn Anh Dũng (sống tại huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) gửi về chương trình "Như chưa hề có cuộc chia ly" để mong tìm được gia đình đã thất lạc của mình.
Cha hóa khờ khi để lạc mất con
Trùng hợp, khi đó chương trình cũng nhận được thư đăng ký tìm kiếm của gia đình bà Trần Thị Hoa và ông Trần Xuân Oanh, mong muốn tìm con trai là anh Trần Văn Dũng (sinh năm 1971).
Ông bà vốn quê ở Nam Định, năm 1979 thì vào tỉnh Minh Hải (nay tách ra thành hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu) để làm kinh tế mới.
Bà Hoa, ông Oanh là bố mẹ của anh Dũng.
Vào được một năm, vì kinh tế khó khăn nên bà Hoa, ông Oanh quyết định đưa Dũng về quê, nhờ ông bà nội trông nom giúp. Mùa hè năm ấy, ông Oanh đưa con trai về Bắc. Đi đến ga Bình Triệu (TP.HCM) thì Dũng bị đau bụng. Ông Oanh thuê xích lô đưa con vào bệnh viện Nguyễn Trãi.
Ở bệnh viện 5-6 hôm, Dũng đã khỏi bệnh nhưng trong người ông Oanh thì không còn một đồng nào. Cực chẳng đã, ông đành gửi con cho hai Ni sư ở giường bên cạnh rồi quay về nhà xoay sở tiền viện phí. Ít hôm sau trở lại, ông Oanh không thấy con đâu nữa. Hỏi bệnh viện thì người ta nói Dũng đã được hai Ni sư dẫn đi rồi.
Mất con, ông Oanh hoảng loạn, về nhà ông không dám nói gì, cũng chẳng dám trở ra Nam Định. Mãi tới khi bà Hoa gửi thư về quê thì mới biết là Dũng chưa về đó mà bị thất lạc rồi. Ông Oanh quẫn trí bỏ nhà ra đi. Người cha khốn khổ mất trí nhớ, cứ đi lang thang, gặp đâu xin đấy, ai cho gì thì ăn.
Ông bà gửi thư về chương trình "Như chưa hề có cuộc chia ly" để tìm con.
Mấy tháng sau, gia đình mới tìm được ông về, phải giam ông lại. Suốt ngần ấy năm trời, gia đình đưa ông đi chữa bệnh ở nhiều nơi, từ Nam ra Bắc nhưng không khả quan. Mãi đến năm 2006, bệnh thuyên giảm, ông Oanh mới tỉnh táo trở lại. Khi hỏi về câu chuyện lạc mất con, ông vẫn nhớ y nguyên như lúc ban đầu.
Trong những năm ông Oanh đổ bệnh, một mình bà Hoa tất tả ngược xuôi vừa tìm chồng, tìm con, vừa lo chữa bệnh cho chồng. Hai cô con gái của ông bà là Huệ và Dung mới mười mấy tuổi đã trở thành lao động chính. Đến khi ông Oanh khỏi bệnh, gia đình mới đỡ khổ. Ông bà sống ở huyện Vĩnh Hậu, tỉnh Bạc Liêu.
Anh Dũng nức nở khi gặp lại gia đình.
Trở về sau 26 năm xa cách
Kết quả, anh Nguyễn Anh Dũng chính là anh Trần Văn Dũng - đứa con thất lạc của ông Oanh, bà Hoa. Tháng 11/2008, anh Dũng đã được gặp lại bố mẹ. Cuộc đoàn tụ với gia đình của anh thật kỳ diệu, bởi chính ông Oanh bà Hoa khi gửi thư đăng ký tìm kiếm cũng hy vọng rất mong manh về việc tìm thấy con.
Gặp lại con trai, ông Oanh, bà Hoa mới tỏ tường, khi xuất viện, anh Dũng được hai Ni sư đưa về một ngôi chùa ở Vũng Tàu. Nhưng sau đó, anh đã bỏ đi, chạy ra đường và gặp một người đàn ông. Người này nhận anh Dũng làm con nuôi, đưa về nhà nuôi dưỡng. Cũng chính bố mẹ nuôi là những người đăng ký tìm bố mẹ ruột cho anh.
Anh Dũng về thăm quê, thăm lại xóm làng nơi anh từng sống cùng bố mẹ và các anh chị em.
Trước đây, anh Dũng có đi tìm bố mẹ ruột. Thế nhưng tỉnh Minh Hải sau này được tách ra thành Cà Mau và Bạch Liêu. Anh tìm về Cà Mau, nhưng bố mẹ lại ở Bạc Liêu nên cuộc tìm kiếm không đem lại kết quả. Thời điểm tìm được gia đình, anh Dũng đã có vợ, có con, cuộc sống ổn định.
Gặp lại bố, biết lý do vì sao năm xưa bố để mình ở lại bệnh viện rồi rời đi mà không thấy quay lại, biết cả câu chuyện bố vì sốc nên đã hóa khờ suốt 26 năm, anh Dũng nghẹn ngào xúc động. Anh cùng mẹ trở về quê hương, thăm lại xóm làng xưa. Hàng năm, anh đều sắp xếp thời gian, công việc để từ Bà Rịa - Vũng Tàu về Bạc Liêu thăm bố mẹ và các anh chị em.
Bán nhà chữa bệnh cho con dâu, vừa khỏi lại theo người khác, bố mẹ chồng lâm cảnh bi đát Chú Tư bán căn nhà tích góp bao năm mới có được để chữa bệnh cho con dâu mà không ngờ, chị ta lại là người bạc tình bạc nghĩa như thế. Bán nhà cho con dâu mổ tim Gia đình chú Tư gồm có 6 người (chú Tư, vợ chú Tư, con gái, 1 cháu nội và 2 cháu ngoại) sống trong...