Chống ẩm cho đồ điện tử
Không tắt các thiệt bị điện tử trong thời gian quá dài, bảo quản trong tủ chống ẩm hoặc đặt cách xa tường đều là những cách đơn giản nhưng hiệu quả để chống ẩm trong tiết trời nồm của miền Bắc.
Trong khi miền Nam có hai mùa mưa nắng đều có cùng độ ẩm không quá cao thì miền Bắc lại đang trong mùa xuân, khoảng thời gian nồm ẩm nhất trong năm. Độ ẩm vào những tháng này thường xuyên ở mức khoảng trên 90%, rất có hại cho hầu hết các thiết bị điện tử vốn nhạy cảm với sự ẩm ướt do dễ bị hỏng hóc vi mạch, lỗi phóng điện chập cháy, các chi tiết kim loại cũng bị gỉ sét ăn mòn. Với một số thiết bị đặc thù như ống kính có thể gây mốc, rễ tre hay hệ thống loa bị ẩm màng loa làm sụt giảm đáng kể chất lượng âm thanh.
Không nên để TV, ampli hay loa đài trực tiếp xuống sàn nhà, sát tường trong thời tiết ẩm.
Tránh các nơi bị ẩm nhất trong nhà
Các thiết bị điện tử, đặc biệt là loa đài, TV, case máy tính để bàn cần tránh được đặt trực tiếp xuống sàn nhà (đặc biệt với sàn gạch) hoặc quá sát tường. Nếu không dùng đến nên đặt ở các khu vực ít ẩm nhất trong nhà, thường là trên các tầng cao. Trong thời gian này, đặc biệt là các ngày trời vừa nắng lên nên hạn chế mở các cửa bởi hơi nước ẩm ướt có thể bay vào nhà rất nhanh.
Không tắt các thiết bị điện tử quá lâu thời gian này
Các đồ điện tử dù ít được dùng vẫn nên được bật trong thời gian này để luôn giữ được nhiệt độ cao tránh hơi ẩm có thể bám vào lâu các bảng mạch. Đây cũng là lưu ý đặc biệt quan trọng với những thiết bị như TV, ampli… Nếu không dùng có thể mở và để ở chế độ chờ Standby (tắt bằng điều khiển chứ không tắt hẳn bằng nút cứng trên thiết bị).
Việc này có thể thực hiện tương tự với các loại thiết bị khác như điện thoại, máy tính bảng hay máy tính thông thường bởi đây là những thiết bị thường sử dụng bảng mạch rất nhỏ nên tiết trời nồng ẩm dễ gây nguy hại hơn.
Video đang HOT
Không tắt hẳn mà để các thiết bị ở chế độ chờ (standby).
Để gần các thiết bị thường xuyên hoạt động khác
Nếu thường xuyên xem tivi hoặc bật máy tính để bàn thì việc để các thiết bị điện tử nhỏ phía trên hoặc ngay gần cạnh cũng là một cách bảo quản khá tốt. Hơi ấm từ thiết bị này sẽ giúp không khí ở ngay xung quanh đó khô và an toàn hơn. Tuy nhiên, cũng cần tránh để trong thời gian quá dài hoặc quá gần nơi phát sinh nguồn nhiệt của TV bởi có thể gây nóng giòn các vi mạch gây hỏng hóc.
Thường xuyên lau chùi, dùng các thiết bị sấy khô, hút ẩm
Các đầu giắc cắm, các khớp nối kim loại hay ốc vít đều là những vị trí rất dễ bị nồm ẩm gây gỉ sét nên cần được lau khô thường xuyên. Nếu đã bị gỉ thì cần dùng giẻ có thấm cồn để lau sạch. Với các loại thiết bị có nắp đậy và dễ dáng tháo lắp thì có thể mở ra và dùng máy sấy thổi khô (chỉ sử dụng ở mức sấy nhẹ tránh gây nóng hỏng mạch).
Một số điều hòa hiện nay có chế độ khô hút ẩm, có thể bật điều hòa định kỳ để phòng trong nhà luôn trong tình trạng khô ráo. Ngoài ra, với các thiết bị điện tử nhỏ có thể bỏ vào hộp kèm gói hút ẩm, hộp hút ẩm có giá khoảng vài trăm nghìn đồng hoặc các loại tủ chống ẩm chuyên dụng với nhiều kích cỡ giá từ hơn một triệu đồng.
Xử lý khi bị ẩm
Nếu trót để các thiết bị này tắt quá lâu trong thời tiết nồm ẩm thì không nên mở ngay thiết bị trở lại bởi hơi nước ở các vi mạch có thể gây chập cháy, hỏng hóc. Với các thiết bị có kích thước lớn có thể bật điều hòa sấy khô, dùng máy sấy với thời gian lâu hơn thông thường so với việc chỉ bảo quản một chút và để thiết bị nguội hẳn mới bật trở lại (nếu dùng máy sấy).
Với các thiết bị nhỏ như điện thoại, máy tính bảng hay ống kính có thể bỏ vào tủ chống ẩm để một thời gian hoặc cho vào thùng gạo trong gia đình để hút ẩm.
Tủ chống ẩm có nhiều loại kích thước cho nhiều mục đích sử dụng.
Chú ý đặc biệt với ống kính, máy ảnh
Các thiết bị điện tử khác có thể sấy khô trước khi dùng nếu bị dính ẩm nhẹ nhưng máy ảnh hay ống kính không bảo quản đúng cách có thể gây hỏng ngay. Ống kính nếu để trong thời tiết ẩm dễ gây mốc, rễ tre và chỉ có cách tháo ra để lau khiến ống kính mất “zin” và hoạt động không trơn tru như cũ. Trong khi đó, hơi ẩm cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống kính ngắm, cơ chế lật của gương.
Việc sử dụng tủ chống ẩm là rất cần thiết với người chơi máy ảnh. Tuy nhiên, cũng không nên bảo quản trong môi trường quá khô vì lớp gioăng cao su mất ma sát không thể bám lấy bánh răng để điều chỉnh. Ngoài ra, lớp dầu mỏng ở các chi tiết máy nếu bị khô quá sẽ mất đi và khiến ống kính hoạt động không còn trơn tru. Độ ẩm tốt là trong khoảng từ 35 đến 50%.
Tuấn Hưng
Theo VNE
Sony không còn là công ty điện tử
Hollywood, PlayStation và camera iPhone là 3 lĩnh vực sản phẩm đáng chú ý nhất để nói về Sony trong tương lai.
Sony mới đây công bố chia tách mảng âm thanh và video (AV), giống như cách họ tuyên bố chia tách bộ phận sản xuất TV hồi năm ngoái.
Điều này không gây ảnh hưởng nhiều. Sau khi chia tách, mảng sản xuất TV vẫn cho ra mắt những chiếc TV chạy Android mạnh mẽ và thú vị tại triển lãm CES vừa qua. Chắc chắn, người dùng vẫn sẽ được chứng kiến những chiếc máy nghe nhạc Walkman cao cấp hay máy camcorder chất lượng cao từ bộ phận AV độc lập.
Sony Walkman ZX2 - mẫu máy nghe nhạc cao cấp Sony đem trình diễn tại triển lãm CES 2015 vừa qua. Ảnh: The Verge.
Tuy nhiên, trong một cuộc chiến dài hơi, Sony đang đánh mất giá trị của mình. Sau nhiều năm khăng khăng đi theo chiến lược "Sony thống nhất" (One Sony), CEO Kaz Hirai đang dần phá vỡ cấu trúc nói trên. Mảng sản xuất PC (Vaio) bị bán đứt vào năm ngoái. Vaio vừa công bố chiếc máy tính xách tay dạng lai đầu tiên dưới dạng một công ty độc lập. Trước mặt các nhà đầu tư, Hirai tuyên bố ý định muốn chia tách bộ phận sản xuất smartphone, thậm chí bán đứt mảng TV.
Theo ý đồ của Hirai, Sony sẽ chỉ còn 3 mảng kinh doanh chính: Sony Picture Entertainment - một studio Hollywood từng bị tấn công mạng khiến Sony khốn đốn hồi năm ngoái, mảng game PlayStation với thành công vang dội của PS4 nhưng chưa để lại nhiều ấn tượng ở thị trường mobile và mảng cuối cùng là cảm biến hình ảnh.
Trong đó, mảng kinh doanh thứ 3 cũng đang ở trong trạng thái mong manh. Sony kinh doanh cảm biến hình ảnh và phần lớn số tiền họ thu được là nhờ Apple. Apple dùng cảm biến Sony trên camera của iPhone. Sony cũng bán cảm biến cho nhiều nhà sản xuất smartphone khác, nhưng nếu Apple thay đổi nhà cung cấp hoặc tự mình làm cảm biến (hoàn toàn có khả năng), bộ phận này chắc chắn sẽ thua lỗ nặng nề.
Những fan của PlayStation sẽ phát hiện ra một điểm thú vị: sau nhiều năm thắt chặt mảng game, Hirai - cựu lãnh đạo của mảng PlayStation đang trên đường loại bỏ mọi bộ phận khác của Sony nhưng giữ lại PlayStation.
Đối với phần lớn người dùng, đây là một tin buồn. Sony từng gây dựng tiếng tăm như là một trong những công ty sản xuất thiết bị điện tử tiêu dùng hàng đầu thế giới. Bây giờ, họ đang tự loại mình khỏi cuộc chơi.
Thành Duy
Theo Zing
Làm thế nào để bảo vệ tốt cho Laptop? Một số gợi ý về việc bảo quản và bảo vệ cho chiếc máy tính xách tay "thân yêu" của bạn. Trong cuộc sống bộn bề hiện nay, nếu bạn là một người làm việc thường trong môi trường xuyên phải di chuyển, thì có lẽ laptop chính là "vật bất ly thân" với bạn? Và hơn ai hết, chúng tôi hiểu rằng,...