“Chọn mặt gửi vàng” cổ phiếu nào trong tháng 11?
VDSC kỳ vọng thị trường chứng khoán Việt Nam khởi sắc hơn trong hai tháng cuối năm 2019 đem lại nhiều cơ hội cho nhà đầu tư….
“Chọn mặt gửi vàng” cổ phiếu nào trong tháng 11? Nguồn: NLĐ
Theo đánh giá của Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC), mặc dù nền tảng nội tại của Việt Nam vẫn ghi nhận giai đoạn tăng trưởng tích cực, các yếu tố ngoại tác từ thế giới là trở ngại chính cản trở những chuyển biến tích cực trên sàn chứng khoán Việt Nam. Do đó, ngay khi những vấn đề ngoại tác được xoa dịu (thương chiến Mỹ-Trung có chiều hướng tốt,…), thị trường chứng khoán Việt Nam chuyển biến khả quan ngay từ các phiên đầu tháng 11/2019.
Với sự trở lại của dòng tiền ngoại, VDSC kỳ vọng thị trường chứng khoán Việt Nam khởi sắc hơn trong hai tháng cuối năm 2019. Tăng tỷ trọng cổ phiếu so với tiền mặt hoặc sử dụng ký quỹ trong danh mục sẽ giúp các nhà đầu tư nắm bắt lợi nhuận trong giai đoạn xu hướng tăng.
Kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2019 tiếp tục cho thấy sự phân hóa giữa các ngành cũng như các nhóm cổ phiếu, điển hình như trong ngành Bất động sản. Cụ thể, trong 9 tháng đầu năm 2019, tổng doanh thu và lãi sau thuế của nhóm ngành Bất động sản tăng lần lượt 24% và 28% so với cùng kỳ 2018. Tuy nhiên, nếu không bao gồm đóng góp từ nhóm Vingroup, lãi sau thuế của nhóm Bất động sản chỉ tăng 15% so với 9 tháng đầu năm 2018. Ba nhóm tiếp theo công bố mức tăng trưởng lãi sau thuế cao nhất là Bán lẻ, Ngân hàng và Công nghệ (chi phối bởi kết quả của FPT), lần lượt đạt 30%, 25% và 22% so với 9 tháng đầu năm 2018.
Video đang HOT
Đối với nhóm Ngân hàng, tổng thu nhập hoạt động (TOI) và lãi sau thuế của ngân hàng niêm yết tăng trưởng 22% và 43% trong quý III/2019, và lần lượt là 17,2% và 25% trong 9 tháng đầu năm 2019. Theo VDSC, không chỉ các hoạt động cốt lõi (cho vay khách hàng và dịch vụ) khả quan, chi phí hoạt động và dự phòng thấp cũng góp phần giúp thu nhập ròng của các Ngân hàng tăng trưởng mạnh.
Theo thống kê của VDSC, hầu hết các Ngân hàng đều có tốc độ tăng trưởng lãi sau thuế thấp hơn so với năm trước, chủ yếu là do năm 2018 có thu nhập bất thường. Điều tích cực là hầu hết các Ngân hàng đều hoàn thành hơn 3/4 so với kế hoạch cho cả năm 2019. Đối với ngành Ngân hàng, mùa cao điểm kinh doanh thường rơi vào quý IV hằng năm. Do vậy, với thành quả như trên trong 9 tháng đầu năm 2019, VDSC tin rằng các Ngân hàng sẽ vượt kế hoạch kinh doanh cả năm 2019.
Cơ sở vốn mạnh, biểu hiện qua hệ số đòn bẩy thấp và CAR Basel II cao, sẽ đảm bảo tốc độ tăng trưởng cho vay cao đối với nhóm Ngân hàng TMCP tư nhân. Đây là khía cạnh tích cực khi mà hoạt động cho vay khách hàng vẫn là nguồn thu nhập chính của các ngân hàng Việt Nam. Đồng thời, việc mở rộng tín dụng sẽ cho phép các Ngân hàng bán chéo sản phẩm (thẻ, thanh toán giao dịch, bảo hiểm,…), sau đó, nâng cao thu nhập dịch vụ. Bên cạnh đó, với mức định giá tương đối thấp, P/B dự phóng đến năm 2020 ở mức khoảng 1,0x – 1,4x và ROE cao (18 – 20%) cũng là một lợi thế khác của nhóm này. Điều cần lưu ý là hầu hết các Ngân hàng thương mại tư nhân niêm yết đều không còn dư địa cho sở hữu nước ngoài.
Dưới đây là một số cổ phiếu ưa thích của VDSC:
Nguồn: VDSC; Giá ngày 4/11/2019; kích thước hình vuông: theo quy mô vốn hóa
Theo Nhipcaudautu.vn
Tăng trưởng tín dụng năm 2019 có thể là mức thấp nhất trong thập kỷ qua
VDSC ước tính với tốc độ tăng trưởng hiện tại và trần tín dụng cho từng ngân hàng, tăng trưởng tín dụng cả năm 2019 có thể chỉ đạt 13,2%.
Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC) vừa có báo cáo chiến lược tháng 11, trong đó có đề cập đến tăng trưởng tín dụng của Việt Nam trong năm nay.
Tính đến hết tháng 9/2019, tăng trưởng tín dụng ước đạt 9%, thấp hơn mức 10,3% cùng kỳ năm trước. Và so với mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm 2019, dư địa có thể tăng lên tới 5%.
"Dựa theo tình hình tăng trưởng tín dụng tại các NHTM niêm yết, chúng tôi ước tính với tốc độ tăng trưởng hiện tại và trần tín dụng cho từng ngân hàng, tăng trưởng tín dụng cả năm 2019 có thể chỉ đạt 13,2%", VDSC nhận định. Và nếu xảy ra, đây sẽ là mức tăng trưởng tín dụng thấp nhất trong thập kỷ qua tại Việt Nam.
Kết quả tăng trưởng tín dụng thấp hiện tại chủ yếu đến từ khối NHTMCPNN, gồm BIDV, Vietinbank và Agribank trong khi thành tích tại các NHTMCP tư nhân khác vẫn rất ấn tượng. Do đó, câu hỏi đặt ra là liệu NHNN có phân bổ lại trần tín dụng giữa các nhà băng để đạt mức trần tín dụng đề ra đầu năm?
Góc nhìn của VDSC dưới hai khía cạnh. Một mặt, các NHTMCP như VIB, TPB, VPB hay MBB đều ghi nhận tăng trưởng tín dụng khá tốt trong 9 tháng đầu năm 2019 và hiện tại đang dần cạn dư địa khi tiến sát mức trần tín dụng cho phép của NHNN. Trong khi đó, tăng trưởng tín dụng của BIDV và Vietinbank chỉ đạt 8,6% và 3,2%, cách xa so với mục tiêu đầu năm, lần lượt 12% và 7%. Theo định hướng của NHNN kể từ đầu năm, các nhà băng có chất lượng tài sản tốt hoàn toàn có thể được nới room tín dụng. Điều này đã từng xảy ra vào giữa năm 2019 khi các nhà băng kể trên lần lượt đáp ứng tiêu chuẩn Basel II.
Mặt khác, xét về cân đối vĩ mô, VDSC nhấn mạnh vào chênh lệch tăng trưởng tín dụng và GDP danh nghĩa. Khoảng cách chênh lệch quá cao hàm ý sự dư thừa tiền trong nền kinh tế và ngược lại. Hiện nay, khoảng chênh lệch ở mức 5%, thấp hơn rất nhiều so với giai đoạn 2015-2017, 7-11%. So với 2018, tới cuối năm, khoảng chênh lệch giảm mạnh về 3% từ mức 6% trước đó do biến động từ vĩ mô thế giới khiến tăng trưởng tín dụng và cung tiền bị siết chặt đột ngột kể từ quý 3/2018.
Trong bối cảnh hiện nay, diễn biến kinh tế trong và ngoài nước đều khá tích cực đi kèm với mặt bằng lãi suất liên ngân hàng quay trở về giai đoạn 2017-2018, do đó NHNN có đủ điều kiện để cân nhắc điều chỉnh trần tín dụng cho các nhà băng. VDSC cũng cho biết đã ghi nhận một số nhà băng đang tiến hành xin thêm room từ phía NHNN.
Ngọc Bích
Theo Trí thức trẻ
Ẩn số tăng trưởng tín dụng Báo cáo tài chính quý 3 của các ngân hàng mới đây cho thấy nhiều nhà băng đạt tốc độ tăng trưởng cho vay khá cao, lên tới hàng chục phần trăm. Các ngân hàng vẫn tăng trưởng tín dụng cao, dù Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong năm nay vẫn định hướng kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng tín dụng của toàn...