Chọn Kia K3 1.6 Luxury hay Honda City RS trong tầm giá 600 triệu đồng?
Kia K3 có không gian rộng rãi và nhiều tiện nghi hơn, trong khi Honda City RS phù hợp người dùng chú trọng cảm giác lái, độ bền và giữ giá.
Tại Việt Nam, 600 triệu đồng hiện là tầm giá phân định sedan hạng B và C, với Toyota Vios GR-S, Honda City RS, Mazda2 1.5L Premium là những mẫu sedan hạng B đắt nhất. Ở phân hạng kích cỡ xếp trên, các phiên bản thấp như Kia K3 1.6 Deluxe và Luxury, Hyundai Elantra 1.6MT cũng thuộc khoảng giá này.
Trong đó, với nhóm người dùng mua xe phục vụ gia đình, Kia K3 1.6 Luxury là phương án sedan hạng C số tự động hiếm hoi có giá sát mốc 600 triệu đồng. Phiên bản giữa của K3 được niêm yết giá 629 triệu đồng.
Rẻ hơn Kia K3 1.6 Luxury 30 triệu đồng, Honda City RS là phiên bản City cao nhất. Có không gian nội thất rộng rãi so với mặt bằng chung phân khúc, đây cũng là lựa chọn sedan hạng B phù hợp cho gia đình.
Kia K3 trẻ trung, Honda City lịch sự
Bên cạnh giá bán phù hợp khách hàng trẻ, mua xe lần đầu, kiểu dáng hiện đại là yếu tố góp phần không nhỏ vào thành công doanh số của Kia Cerato tại Việt Nam. Bước sang đời mới với tên gọi K3, phong cách thiết kế trẻ trung tiếp tục được duy trì.
Tuy nhiên, so với đời xe trước, Kia K3 có ngoại hình cá tính và sắc sảo hơn khi sử dụng nhiều đường cắt góc cạnh, chia khối rõ ràng trong tạo hình. Điều này được thể hiện ở cụm đèn trước/sau, mặt ca-lăng, hốc đèn sương mù và cản trước/sau.
Trong khi đó, các dòng sedan Honda ra mắt gần đây như City 2020 hay Civic 2021 có xu hướng quay trở lại phong cách sedan truyền thống với thiết kế phân tách rõ ràng phần đầu, thân và đuôi.
Với riêng Honda City, ngoài kiểu dáng chững chạc, lịch sự đặc trưng của sedan đúng nghĩa, những chi tiết như cụm đèn trước/sau hay lưới tản nhiệt cũng có thiết kế gãy gọn và trung tính. Phiên bản RS trẻ trung hơn đôi chút khi có thêm gói ngoại thất thể thao.
Xếp trên về phân hạng kích cỡ và có chiều dài tốt hơn gần 100 mm, vì vậy Kia K3 trường dáng hơn Honda City khi nhìn từ bên ngoài.
Ngoài những tiện nghi ngoại thất cùng có trên 2 xe như gương chiếu hậu chỉnh/gập điện tích hợp báo rẽ, đèn pha tự động, đèn ban ngày và đèn hậu LED, Honda City RS lợi thế hơn khi có đèn pha LED, còn Kia K3 1.6 Luxury dùng bóng halogen projector.
Có chiều dài và trục cơ sở đều tốt hơn đối thủ xấp xỉ 100 mm, không gian sử dụng là ưu thế rõ rệt của Kia K3 trước Honda City. Tuy nhiên, so với mặt bằng chung phân khúc sedan hạng B, City vẫn là mẫu xe thuộc dạng rộng rãi nhất và đủ thoải mái cho vóc dáng trung bình của người Việt.
Video đang HOT
Cạnh tranh bằng trang bị, vì vậy Kia K3 có lợi thế lớn về tiện nghi trước mẫu xe thuộc phân hạng dưới như Honda City.
Trên thực tế, khi so sánh với phiên bản cao của các dòng xe cùng phân khúc như Toyota Vios hay Hyundai Accent, Honda City RS cũng đã thua kém về tiện nghi.
Mẫu sedan Nhật Bản được trang bị ghế da pha nỉ, ghế lái chỉnh cơ 6 hướng, điều hòa tự động một vùng, cửa gió hàng ghế sau, lẫy chuyển số, nút bấm khởi động, màn hình trung tâm hỗ trợ Apple CarPlay, cruise control và tính năng nổ máy từ xa.
Các tiện nghi kể trên đều có ở Kia K3 1.6 Luxury, ngoại trừ lẫy chuyển số sau vô-lăng. Ngoài ra, K3 1.6 Luxury còn được trang bị ghế da, ghế lái chỉnh điện, điều hòa tự động 2 vùng và cửa sổ trời.
Sức mạnh động cơ không khác biệt nhiều
Tại Việt Nam, Kia K3 1.6 Luxury tiếp tục sử dụng động cơ 1.6L tương tự đời trước, cho công suất 126 mã lực, mô-men xoắn 155 Nm, đi kèm hộp số tự động 6 cấp.
Honda City RS được trang bị động cơ xăng 1.5L, công suất 119 mã lực, mô-men xoắn 145 Nm và hộp số vô cấp CVT.
Dù Kia K3 nhỉnh hơn về thông số động cơ, sức mạnh hai xe khi sử dụng thực tế không khác biệt quá nhiều do mẫu sedan Hàn Quốc nặng hơn đối thủ khoảng 130 kg.
Với Honda City, độ ổn định thân xe và cảm giác lái tốt hơn nhiều dòng ôtô cùng phân khúc vẫn là một trong những nét đặc trưng giúp mẫu xe này có đối tượng khách hàng trung thành riêng.
Bên cạnh đó, kích cỡ nhỏ hơn cũng giúp Honda City mang lại trải nghiệm vận hành linh hoạt hơn Kia K3, đặc biệt trong các đô thị đông đúc.
Về mặt an toàn, Kia K3 Luxury và Honda City RS đều có đủ các tính năng cơ bản và phổ biến trong phân khúc như ABS/EBD/BA, cân bằng điện tử, hỗ trợ khởi hành ngang dốc và camera lùi.
K3 hơn City cảm biến sau và được trang bị phanh trước/sau dạng đĩa/đĩa. Trong khi đó, City RS có 6 túi khí (nhiều hơn K3 1.6 Luxury 4 túi khí) và phanh trước/sau dạng đĩa/tang trống.
Kết luận
Ởđời xe mới, công thức làm nên thành công của Kia K3 tại Việt Nam vẫn được duy trì. Đó là mẫu mã bắt mắt, hợp xu hướng, nhiều tiện nghi và giá bán rẻ. Đây cũng là những yếu tố mà đa số dòng ôtô Hàn Quốc dùng để thu hút khách hàng.
Với Honda City, dòng xe này cũng có những giá trị đặc trưng của ôtô Nhật Bản như khả năng vận hành bền bỉ, tiết kiệm và giữ giá. Mặt khác, đây cũng là mẫu sedan hạng B mang lại trải nghiệm lái khác biệt trong phân khúc.
Những mẫu xe thể thao 'bình dân' có giá dưới 1 tỷ đồng
Honda Civic RS, Mazda3 Sport Signature Premium hay Toyota Vios GR-S là những mẫu xe mang hơi hướm thể thao đáng chú ý trong tầm giá dưới 1 tỷ đồng.
Tại Việt Nam, các mẫu xe thể thao thực thụ có giá khá đắt, từ 2 tỷ đồng trở lên. Nếu bạn chỉ cần một mẫu xe mang hơi hướm thể thao, không cần quá cực đoan thì mức giá 1 tỷ đồng có thể đáp ứng yêu cầu này. Các mẫu xe này có kiểu dáng mang nét thể thao hoặc được nhà sản xuất trang bị thêm bodykit. Ảnh: Toàn Thiện.
Được giới thiệu tại Việt Nam vào cuối năm 2020, Honda City RS (599 triệu đồng) là phiên bản đắt nhất của City thế hệ mới. Nguyên bản, City 2021 đã có thiết kế trẻ trung hơn nhờ thừa hưởng DNA từ Accord và Civic với dàn đèn trước mảnh, lưới tản nhiệt dạng tổ ong sơn đen với một thanh to bản được sơn đen bóng. Ảnh: Thượng Tâm.
Với huy hiệu RS, Honda City có thêm ốp gương chiếu hậu, cánh gió được sơn đen bóng. Trong khi đó, cánh chia gió trước và bộ khuếch tán sau được ốp vân carbon. Ở bên trong, bố cục nội thất tương đối đơn giản với tone màu đen chủ đạo đi kèm các chi tiết trang trí màu đỏ. Ảnh: Thượng Tâm.
Đáng tiếc là Honda City RS vẫn sử dụng động cơ 1.5L 4 xy-lanh thẳng hàng của đời cũ, cho ra công suất 119 mã lực và mô-men xoắn 145 Nm. Tại các thị trường khác, City có tùy chọn động cơ 1.0L tăng áp và động cơ hybrid. Ảnh: Thượng Tâm.
Cùng với City RS, Toyota Vios GR-S (630 triệu đồng) là mẫu xe có giá cao nhất trong nhóm xe hạng B. Tương tự City RS, Vios GR-S cũng vừa được bổ sung vào danh mục của Vios cách đây chưa lâu. Ảnh: TMV.
Với phiên bản GR-S, chiếc Vios trở nên cứng cáp nhờ lưới tản nhiệt tạo hình góc cạnh hơn, ốp nhựa đen và được chia tách, tạo khối rõ ràng với phần mặt ca-lăng. Mang phong cách thể thao, Vios GR-S không thể thiếu cánh gió sau, bộ mâm đa chấu và cản sau sơn đen. Ảnh: TMV.
Ca-bin của Vios GR-S theo tone đen với các điểm nhấn màu đỏ thể thao. Điểm cộng của Vios GR-S so với City RS là bộ ghế được bọc da lộn xen với da thường. Da lộn giúp khoang lái của VIos GR-S trông như mẫu xe thể thao đúng nghĩa. Tuy nhiên, hiệu suất của Vios GR-S thấp hơn đối thủ - công suất 107 mã lực, mô-men xoắn 140 Nm. Ảnh: TMV.
Không có dàn bodykit thể thao như các mẫu xe kể trên, Mazda3 Sport Signature Premium (849 triệu đồng) gây ấn tượng bởi thân xe hatchback và kiểu dáng bắt mắt. So với thân xe sedan, hatchback mang hơi hướm thể thao hơn. Ảnh: Hoàng Tuấn.
Nếu phần đầu xe mang vẻ bóng bẩy tương tự bản sedan, nủa thân sau của Mazda3 Sport hầm hố hơn với các đường gân, đuôi xe chia mảng, cản sau sơn đen và bộ ống xả tròn. Ở bên trong, mẫu xe này có tùy chọn ghế bọc da đỏ - chi tiết thường thấy trên các mẫu xe thể thao hạng sang. Ảnh: Hoàng Tuấn.
Mazda3 Sport Signature Premium sử dụng động cơ 2.0L, cho công suất 153 mã lực cùng mô-men xoắn 200 Nm. Đi cùng đó là hộp số tự động 6 cấp và hệ dẫn động cầu trước. Ảnh: Hoàng Tuấn.
Vốn có kiểu dáng mang hơi hướm thể thao, Honda Civic còn trở nên cứng cáp hơn với phiên bản RS có giá 929 triệu đồng. Mẫu xe mang mác RS đầu tiên của Honda tại Việt Nam có lưới tản nhiệt sơn đen với logo RS đặc trưng, mâm xe 18 inch sơn đen cứng cáp và cánh gió sau. Ảnh: Toàn Thiện.
Bên trong nội thất, Honda Civic RS vẫn tập trung vào tính thể thao với cách phối màu đen đỏ quen thuộc. Bảng táp-lô có các chi tiết dạng kim loại phay xước - yếu tố mang tính sang trọng. Ảnh: Toàn Thiện.
Honda Civic RS được trang bị động cơ tăng áp 1.5L, cho công suất 170 mã lực và mô-men xoắn 220 Nm, đi kèm hộp số vô cấp CVT. Dù sức mạnh thua kém một số đối thủ, Honda Civic RS được đánh giá cao hơn khi xét về cảm giác lái và sự phấn khích sau vô-lăng. Ảnh: Toàn Thiện.
Đối thủ đáng gờm nhất của Honda Civic RS là Hyundai Elantra Sport với mức giá 769 triệu đồng. Dù kiểu dáng không thể thao như Civic RS, Elantra Sport vẫn có sự thay đổi lớn về thiết kế ở phiên bản hiện tại. Chiếc sedan của Hyundai có ngoại hình góc cạnh và năng động hơn. Ảnh: Toàn Thiện.
Mẫu sedan Hàn Quốc có lưới tản nhiệt được thiết kế sắc sảo hơn, đèn trước hình tam giác với 4 thấu kính projector giúp chiếc xe trông dữ dằn hơn. Đuôi xe của Hyundai Elantra Sport có cụm đèn hậu thiết kế sắc cạnh, họa tiết bắt mắt, cụm ống xả kép thể thao. Nhìn ngang, Elantra Sport có kiểu dáng thoai thoải lai coupe. Ảnh: Toàn Thiện.
Nội thất của Elantra Sport khá đơn điệu, điểm nhấn là các đường chỉ đỏ ở ghế, cần số, vô-lăng. Hyundai Elantra Sport được trang bị động cơ 1.6L tăng áp, sản sinh công suất 204 mã lực và mô-men xoắn 265 Nm, hộp số tự động 7 cấp. Xét về thống số này, Elantra Sport hơn hẳn đối thủ Civic RS và Mazda3 Sport. Ảnh: Toàn Thiện.
Honda City 2021 tăng ưu đãi đến 60 triệu đồng, so kè Hyundai Accent Tháng 9/2021, các đại lý Honda đồng loạt tăng mức ưu đãi đối với khách mua Honda City, lên đến 60 triệu đồng, gồm cả tiền mặt và phụ kiện. Theo tìm hiểu của PV Xe Giao thông, tháng 9/2021, các đại lý ô tô Honda tại Hà Nội đồng loạt tăng mức ưu đãi dành cho khách mua Honda City, lên đến...