Chọn chế độ hình ảnh phù hợp trên TV
Hầu hết các mẫu TV ngày nay đều có nhiều chế độ trình chiếu với chất lượng hình ảnh khác nhau. Hãy thử qua và chọn ra chế độ phù hợp nhất với nội dung chương trình mà bạn đang xem.
Các chế độ hình ảnh phổ biến trên HDTV hiện nay thường có Standard, Cinema, Movie, Sports, Dynamic và một số chế độ khác như Game, Natural… Standard là chế độ hình ảnh chuẩn và là lựa chọn tốt nhất để xem nội dung thông thường (không phải HD), các chương trình truyền hình cáp hay vệ tinh. Trong khi đó, chế độ Cinema hay Movie dùng để xem phim và sẽ đặt các thiết lập của TV gần giống với những gì mà đạo diễn hay nhà sản xuất nội dung dự định mang đến cho người xem. Chế độ Sports, Vivid hay Dynamic phù hợp với những nội dung có chuyển động nhanh như các chương trình thể thao, tạo ra hình ảnh mượt mà bằng cách “thêm” vào những điểm mà đạo diễn không có ý định đưa vào trước đó.
TV ngày nay thường có nhiều chế độ hình ảnh để bạn lựa chọn.
Có 5 thiết lập chính được điều chỉnh khi thay đổi chế độ hình ảnh là nhiệt độ màu, đèn nền, nội suy chuyển động, tính năng nâng cao gam màu/độ tương phản và cuối cùng là khả năng tăng cường đường viền hình ảnh. Mỗi thiết lập sẽ thay đổi một khía cạnh khác nhau của hình ảnh. Hãy hiểu rõ sự thay đổi của các thiết lập này để chọn được một chế độ hình ảnh phù hợp với nội dung mà bạn đang xem.
Nhiệt độ màu là “độ trắng” của hình ảnh. Một số người thích xem hình ảnh gam lạnh và ngả xanh, nhưng một số người khác lại thích gam màu nóng ấm như màu đỏ. Chế độ Sports và Vivid thường hơi ngả xanh vì nó phải xuất hiện để “nổi bật” hơn cho mắt người xem. Trong khi đó, chế độ Cinema và Movie thường có nhiệt độ màu ấm hơn. Về mặt kỹ thuật, nhiệt độ màu ấm thường cho màu sắc chính xác hơn vì nó thường được các nhà sản xuất nội dung sử dụng khi ghi hình và biên tập các chương trình TV hay phim ảnh. Thoạt nhìn, hình ảnh gam màu ấm thường rất đỏ nhưng về sau thì sẽ cho màu sắc chính xác hơn.
Đèn nền là một thiết lập mà bạn có thể dễ dàng điều chỉnh và thấy được kết quả nhanh chóng. Đèn nền (backlight) trên TV màn hình LCD giúp tăng độ sáng tổng thể của TV. Điều quan trọng là thiết lập này hoàn toàn tách rời với các chế độ hình ảnh, do đó bạn có thể tắt nó vào ban đêm. Hiện tượng mệt mỏi khi xem TV thường là do tăng độ sáng màn hình quá mức. TV công nghệ Plasma không sử dụng đèn nền, vì vậy nếu bạn thay đổi chế độ hình ảnh trên TV này thì chỉ ảnh hưởng đến độ tương phản của hình ảnh. TV Plasma của Samsung cũng có một thiết lập điều khiển gọi là Cell Light chỉ đơn thuần dùng để hạn chế tối đa lượng ánh sáng phát ra.
Video đang HOT
Backlight là một tùy chọn hoàn toàn độc lập với các chế độ hình ảnh.
Nội suy chuyển động là thuật ngữ dùng để chỉ những gì mà TV sử dụng để lấp đầy thêm những khung hình theo yêu cầu của những màn hình LCD có tần số quét 120Hz và 240Hz. Các chế độ hình ảnh Sports và Vivid thường xuất hiện nhiều hiệu ứng Soap Opera Effect. Có thể gọi đây là “hiệu ứng phim kịch” và về cơ bản thì điều này có thể tốt nhưng chuyển động cực kỳ trơn tru có được làm cho phim xem giống như phim kịch nhiều kỳ trên truyền hình. Hiệu ứng này chủ yếu giúp giảm hiện tượng chuyển động mờ ( motion blur) trên TV LCD. Trong khi đó, các chế độ Cinema hay Movie lại có thể ít có hay không có hiệu ứng này. TV Plasma thường không cần tần số quét cao, nhưng một số model TV Plasma mới vẫn có tính năng xử lý làm mịn chuyển động nên gây ra hiệu ứng Soap Opera Effect.
Điều chỉnh nâng cao gam màu và độ tương phản là những quá trình rất khó để mô tả. Về cơ bản, chúng sẽ điều chỉnh các vùng sáng và tối của hình ảnh khi chuyển động để làm cho TV có vẻ như có một tỉ lệ tương phản tốt hơn. Các quá trình này thường không có tác dụng gì nhiều và có thể tạo ra một số cảnh trông quá sáng hay quá tối. Người dùng nên tắt các tính năng này khi xem TV.
Tùy chỉnh Cell Light trên TV Plasma Samsung để hạn chế tối đa lượng ánh sáng phát ra.
Khả năng tăng cường đường viền hình ảnh là những gì bạn thấy được khi tăng tối đa độ sắc nét ( sharpness) trên TV. Hãy chú ý và bạn sẽ thấy tất cả mọi chi tiết đường viền của hình ảnh có vẻ như giả tạo và không trung thực. Thật ra, hầu hết TV đều cung cấp chất lượng hình ảnh tốt nhất khi điều chỉnh độ sắc nét ở mức hầu như thấp nhất. Hình ảnh có thể thiếu độ nét và độ chi tiết nhưng khi đó lại trông như có vẻ thực hơn.
Theo VNE
TV Plasma dần biến mất trên thị trường
Thiết kế thô dày, tiêu tốn điện năng khiến TV Plasma không được người dùng ưa chuộng bằng TV LED công nghệ mới nhiều tính năng và giá thành cạnh tranh.
Quanh các siêu thị điện máy lớn tại Hà Nội, không gian trưng bày TV vẫn được ưu tiên với lượng khách tham quan, mua sắm khá đông bất chấp sự tăng trưởng chậm của nền kinh tế chung. Dòng TV LED và TV LCD chiếm ưu thế áp đảo trong khi đó TV Plasma chỉ còn một vài mẫu và đều được gán nhãn "giảm giá sốc" hay "xả hàng".
TV Plasma được các cửa hàng giảm giá nhưng không thu hút nhiều khách hàng.
Hồi tháng tư năm nay, Panasonic, một trong những nhà sản xuất TV Plasma hàng đầu và khá trung thành với công nghệ này, đã tiết lộ sẽ ngừng phát triển tấm nền Plasma. Theo Reuters, hãng này rất có thể sẽ ngừng sản xuất TV Plasma vào tháng 3/2014.
Tại thị trường Việt Nam, TV Plasma cũng không tách khỏi xu thế chung. Khảo sát tại nhiều siêu thị điện máy tại Hà Nội, mỗi trung tâm chỉ còn bày một hai mẫu Plasma và những sản phẩm này cũng không được mấy người tiêu dùng quan tâm.
Theo thống kê đầu năm của công ty nghiên cứu thị trường GfK Việt Nam, gần 75% TV màn hình phẳng được bán tại thị trường trong nước sử dụng công nghệ LED. Cụ thể, TV LED có tốc độ phát triển theo cấp số nhân so với các dòng TV thế hệ trước như CRT, Plasma và LCD. Có thể nói, TV CRT từng nhanh chóng bị thay thế bởi LCD thì hiện tại TV Plasma cũng dần biến mất trên thị trường, thay vào đó là sự lên ngôi của TV LED. Đại diện ngành hàng điện tử siêu thị điện máy Media Mart cho biết: "TV Plasma đã được hệ thống Media Mart đưa vào danh sách hạ giá khi nhận thấy dấu hiệu đi xuống của thị trường. Hiện tại chỉ còn một số model tồn lại nhưng lượng khách quan tâm cũng rất ít cho dù siêu thị đưa ra mức giá hấp dẫn cùng nhiều khuyến mại".
Chất lượng hình ảnh và công nghệ trên TV Plasma không còn là lợi thế với TV LED. Ảnh: Tuấn Anh
TV Plasma từng hấp dẫn người dùng và chiếm ưu thế vào những năm 2010 nhờ mức giá rẻ, chất lượng tốt hơn TV LCD cùng thời. So sánh mẫu 42 inch công nghệ LCD như PW450 của LG hay D550 của Samsung đều có giá trên 12 triệu đồng thì mẫu Plasma X30 của Panasonic là một trong những model bán chạy nhất Việt Nam năm đó nhờ mức giá rẻ chỉ khoảng 9 triệu đồng đi kèm nhiều tính năng vượt trội.
Những ưu điểm của TV Plasma như độ tương phản cao, xử lý chuyển động tốt, góc nhìn rộng giờ đây các TV LED thế hệ mới đều làm được, thậm chí là tốt hơn. Công nghệ TV LED đắt đỏ cũng nhanh chóng hạ nhiệt với sự tham gia của rất nhiều nhà sản xuất. Bên cạnh đó lợi thế về kiểu dáng của TV LED cũng cần phải nhắc tới. TV LED không có đối thủ ở tiêu chí này khi độ dày phổ biến hiện nay chỉ khoảng 2 cm. "Là người tiêu dùng cũng làm trong nghề thiết kế nên tôi thấy kiểu dáng siêu mỏng dần trở thành một tiêu chuẩn dể đánh giá TV. Sản phẩm này ngoài việc đáp ứng nhu cầu giải trí còn là vật dụng được đánh giá rất cao để làm đẹp cho ngôi nhà", anh Quyết Thắng, một kiến trúc sư, bày tỏ.
"TV Plasma 'chết' bởi tiêu thụ điện năng lớn. Không ít khách hàng cân nhắc TV Plasma nhưng đã chuyển sang LED sau khi thực hiện các phép tính kinh tế", anh Minh, chủ cửa hàng điện tử trên đường Hai Bà Trưng (Hà Nội) cho biết. Thực tế, theo đánh giá của tạp chí PC World Mỹ, TV Plasma tiêu thụ điện năng gấp 2 đến 3 lần so với TV LED.
Một ví dụ thực tế với mẫu TV Plasma màn hình 43 inch, độ phân giải HD Ready (1.024 x 768 pixel) có hỗ trợ 3D dùng kính đang được xả hàng với giá gần 12 triệu đồng. Cùng số tiền đó, người dùng có một lựa chọn hấp dẫn hơn nhiều như mẫu TV LN5400 kích thước 42 inch của LG giá gần 12 triệu. Hay với khoảng tiền 14 triệu đồng có thể mua các model kích thước tương đương từ Samsung, Sony, Sharp... với độ phân giải Full HD, tần số quét 100 Hz trở lên, tích hợp nhiều tính năng giải trí cao cấp.
TV OLED cong có thể là xu hướng trong tương lai với độ dày chỉ 4,3mm. Ảnh: Tuấn Anh
Các công nghệ LCD rồi LED với sự nghiên cứu đầu tư từ nhiều thương hiệu lớn như Samsung, Sony, LG đã nhanh chóng thay thế Plasma. "Ngoài chất lượng hình ảnh, kiểu dáng thời trang, LED thế hệ Smart TV còn được ưa chuộng nhờ tích hợp nhiều tính năng giải trí, duyệt web hay kết nối với smartphone mà giá thành hiện tại đã phù hợp với đa số người dùng", anh Đức Trung, quản trị viên diễn đàn công nghệ Tinh Tế chia sẻ.
Nghiên cứu từ DisplaySearch cho biết, thị trường công nghệ nói chung và TV nói riêng luôn chuyển biến nhảy vọt. TV Plasma biến mất trên thị trường như sự chọn lọc tự nhiên, và cũng có thể trong tương lai không xa, những công nghệ hiện tại như LCD hay LED sẽ bị thay thế bởi công nghệ OLED. Dự báo đến năm 2014 TV LED sẽ chiếm gần 100% thị phần TV toàn cầu.
Theo VNE
Panasonic sẽ rút khỏi thị trường TV Plasma trong năm tới Gã khổng lồ trên lĩnh vực sản xuất hàng điện tử tiêu dùng của Nhật Bản Panasonic có kế hoạch ngừng sản xuất TV Plasma và rút khỏi thị trường này khi kết thúc năm tai khoa 2013. Thị trường TV Plasma liên tục thua lỗ khiến Panasonic buộc phải rời bỏ thị trường này. Đây la côt môc quan trong, đánh dấu...