“Chọn cá tôm hay thép” chợt nhớ đến câu nói khiến thế giới phẫn nộ
“Đây là sự cố không mong muốn. Tôi ước những việc này không xảy ra với tôi”, câu nói của Tổng Giám đốc điều hành (CEO) tập đoàn BP trong thảm họa tràn dầu tồi tệ nhất lịch sử Mỹ đã từng khiến cả thế giới phẫn nộ vì sự vô cảm, ích kỷ cá nhân.
Ông Chu Xuân Phàm xin lỗi vì câu nói “chọn cá tôm hay thép”.
Trong vụ tràn dầu của tập đoàn BP, CEO Tony Hayward của tập đoàn này chỉ nói một câu “I wanted my life back…” (Tôi ước những việc này không xảy ra với tôi) mà đã làm thế giới phẫn nộ. Câu nói này bị cho là vô trách nhiệm từ một CEO của một tập đoàn toàn cầu.
Trong khi dầu đang tràn đầy biển ở Vịnh Mexico đã gây ra những tác động tàn phá đối với các cư dân khu vực duyên hải vùng Vịnh, hệ sinh thái, các ngành công nghiệp du lịch và hải sản có tầm quan trọng sống còn đối với khu vực, vị CEO này đã không nghĩ đến cộng đồng trước, mà lại nghĩ đến bản thân. Chỉ vì một câu nói như thế mà vị CEO có nguy cơ bị đuổi việc và phải công khai lời xin lỗi trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Ông Tony Hayward đã nói lời xin lỗi và viết trên facebook rằng: “Tôi xin lỗi vì đã đưa ra một câu nói làm tổn thương những người bị ảnh hưởng”.
Kèm với lời xin lỗi này, tập đoàn BP đã phải tiến hành nhiều biện pháp bồi thường, khôi phục môi trường sinh thái do sự cố nổ giàn khoan, tràn dầu tội tề nhất lịch sử gây nên.
Theo ước tính, tập đoàn BP đã bị thiệt hại 40,9 tỷ USD do các chi phí liên quan đến vụ tràn dầu, bao gồm cả 13,6 tỷ USD cho những phản ứng ban đầu. BP cũng đã lập ra một quỹ ủy thác trị giá 20 tỷ USD để giải quyết những yêu cầu bồi thường của các ngư dân và những người bị ảnh hưởng bởi vụ tràn dầu.
Video đang HOT
Trong những ngày qua, liên quan đến những giả thiết gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt ở miền Trung, trong đó tập trung nhiều nhất dồn vào nhà máy thép Formosa ở Hà Tĩnh đã xả thải hóa chất ra vùng biển này và gây ra thảm họa nói trên.
Trong bối cảnh này, câu nói của Giám đốc đối ngoại công ty Formosa, ông Chu Xuân Phàm cho rằng: “Nhiều khi mình không được cả hai, mình phải lựa chọn. Tôi muốn bắt cá, bắt tôm hay là tôi muốn xây một nhà máy thép hiện đại” đã làm dậy sóng dư luận dù chưa có kết luận cuối cùng về nguyên nhân cá chết hàng loạt.
Vì câu nói này, lãnh đạo Formosa đã cúi đầu xin lỗi người dân Việt Nam và ông Chu Xuân Phàm cũng đã bị sa thải.
Theo_Dân việt
Chủ quán cà phê "Xin Chào" phản ứng gì khi đại tá Qúy xin lỗi?
Sau khi đọc được thông tin trên báo chí về việc đại tá Nguyễn Văn Qúy, trưởng Công an huyện Bình Chánh chính thức xin lỗi mình, ông Tấn đã có rất nhiều chia sẻ xung quanh vụ việc
Ngày 26/4 đại tá Nguyễn Văn Quý, trưởng Công an huyện Bình Chánh đã trả lời trên báo chí về việc mình có sai sót trong quá trình xử lý ông Nguyễn Văn Tấn (chủ quán cà phê Xin Chào) và vị này đã chính thức lên tiếng xin lỗi ông Tấn.
Liên quan tới vấn đề trên, trao đổi với PV ông Nguyễn Văn Tấn tâm sự rằng, việc đại tá Qúy xin lỗi ông trên báo chí khiến ông rất mừng và ông sẵn sàng chấp nhận lời xin lỗi và bỏ qua.
"Tất nhiên ai cũng có lỗi, cũng phải sai lầm chứ, nhưng khi biết ra cái lỗi của mình thì nên bỏ qua tha thứ cho nhau. Chúng ta đều bình đẳng giống nhau cả. Nhân đây, tôi cũng cảm ơn ông Qúy đã gửi lời xin lỗi tôi qua báo chí".
Ông Tấn cũng cho rằng, việc đại tá Qúy xin lỗi đã rất đủ với ông. "Không có gì phải làm quá lời xin lỗi lên cả, tôi là người kinh doanh và muốn làm ăn. Người ta xin lỗi vậy là được không cần phải cầu kỳ", ông nói.
Nói về việc báo chí thông tin rằng ông yêu cầu bồi thường thiệt hại sau vụ việc, ông Tấn chia sẻ rằng, tôi chỉ muốn làm ăn yên ổn, sẽ chuẩn bị lại mọi thủ tục để tiếp tục kinh doanh và có bồi thường thì tôi chỉ muốn lấy lại số tiền 17 triệu trước đó.
Ông Nguyễn Văn Tấn sẵn sàng chấp nhận lời xin lỗi của ông Qúy trên báo chí
Như báo đã đưa trước đó, ông Nguyễn Văn Tấn (50 tuổi, ngụ Q.Bình Tân, TP.HCM) khai trương quán cà phê "Xin chào" tại khu phố 3, thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh, TP.HCM (đối diện Công an huyện Bình Chánh) vào ngày 8/8/2015.
Ngày 13/8/2015 trong lúc quán của ông Tấn đang kinh doanh thì có 2 Công an huyện Bình Chánh tới tìm và đòi kiểm tra "giấy phép kinh doanh". Tuy nhiên, tại thời điểm trên ông Tấn chưa nhận được giấy phép kinh doanh nên đã bị lập biên bản xử lý về hành vi "Hoạt động kinh doanh mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh".
Sau đó, ông Tấn đã lên UBND huyện Bình Chánh làm thủ tục đăng ký về việc kinh doanh đồ ăn và nước giải khát và được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, ông Tấn mang số giấy tờ trên lên bổ sung nhưng vẫn bị Công an huyện Bình Chánh ra quyết định xử phạt 17 triệu đồng về hành vi "kinh doanh không phép".
Quán cà phê nơi xảy ra vụ việc khiến dư luận xôn xao
Tuy nhiên, điều khiến ông Tấn không hiểu rõ là ngoài việc trên biên bản ghi phạt "không đăng ký kinh doanh" trước đó được lập thì theo văn bản có chữ ký của trưởng Công an huyện thì ông Tấn còn bị phạt thêm 4 lỗi khác (theo Nghị định 178/2013/NĐ/CP) nên dẫn đến số tiền phạt là 17 triệu đồng. Trong khi theo Nghị định 185/2013/NĐ-CP ông Tấn chỉ bị phạt hành vi là 7,5 triệu đồng.
Tới ngày 10/9/2015, Công an huyện Bình Chánh lại tới kiểm tra cơ sở của ông Tấn về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Qua kiểm tra, lực lượng Công an huyện đã lập biên bản lần 2 với anh Tấn về hành vi là "sử dụng khu vực chế biến có côn trùng độc hại" và "sử dụng nước không đạt quy chuẩn kỹ thuật để chế biến thực phẩm". Ngay lập tức, ông Tấn đã giải thích rằng gia đình mình đã ngừng kinh doanh ăn uống, hiện tại chỉ bán nước giải khát nhưng lực lượng chức năng vẫn không chấp nhận.
Từ những biên bản trên, Công an huyện Bình Chánh đã cho rằng ông Tấn đã tái phạm "kinh doanh không phép" và quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với anh Tấn về tội "Kinh doanh trái phép" theo Điều 159 Bộ luật Hình sự.
Công an đã chuyển hồ sơ qua VSK nhân dân huyện và được thông qua, vụ việc cũng sắp được TAND huyện Bình Chánh thụ lý và sắp đưa ra xét xử.
Nhưng sau đó, sự việc bị báo chí phản ánh khiến ngành chức năng phải vào cuộc và xác nhận ông Tấn không hề có tội.
Ngày 25/4 Công an TP.HCM và Bộ Công an đã ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với đại tá Nguyễn Văn Qúy, trưởng Công an huyện Bình Chánh người ra quyết định khởi tố ông Tấn và hai thuộc cấp của ông Qúy là ông Nguyễn Hoàng Tuấn và Nguyễn Trí Tiến để tiếp tục xử lý.
Ngày 26/4 VKSND TP.HCM cũng đã kiểm điểm và đưa ra hình thức kỷ luật đối với ông Lê Thanh Tòng - Phó Viện trưởng VKSND quận 6 (nguyên Phó Viện trưởng VKSND huyện Bình Chánh, người ký cáo trạng truy tố ông Nguyễn Văn Tấn) và kiểm sát viên Huỳnh Văn Son là những người có liên quan trực tiếp đến vụ việc.
Phùng Sơn - Nhật Lệ
Theo_Người Đưa Tin
Người bị bắt khi tố cáo tiêu cực không nhận lời xin lỗi "Tôi không chấp nhận xin lỗi vì kết luận chưa đúng sự thật, tôi lại còn bị xử phạt hành chính trong khi làm việc đúng", bà Ngọc bức xúc. Cơ quan công an nói lời xin lỗi nhưng bà Ngọc cho rằng không chân thành vì công an vẫn cố phạt bà 2,5 triệu đồng và còn nhiều điểm mờ trong kết...