Chọn bước bên người có H
“Tuổi trẻ của không ít người là những quán cà phê quen thuộc, hoặc khám phá những vùng đất mới…
Còn tuổi trẻ của tôi lại là những ngày lang thang khắp hẻm này, quán massage nọ, tìm những người có HIV (gọi tắt là H), kéo họ về điều trị. Tôi nghĩ đó là cái duyên”, chị Uyên (31 tuổi, thành viên Câu lạc bộ Đồng Đẳng, quận 4) nói nhẹ tênh về thời tuổi trẻ đầy ý nghĩa của mình.
Kéo người có H sống chậm lại
Uyên bắt đầu tiếp xúc với người có H khi còn là cô bé 6 – 7 tuổi, theo mẹ đi làm công tác cộng đồng. Uyên nhớ như in ngày ngồi sau xe đạp của mẹ đi trò chuyện, thủ thỉ để kéo những cô gái “nhảy tàu” (gái bán dâm cho thủy thủ tàu viễn dương khi tàu cập cảng) đi kiểm tra sức khỏe và điều trị H hoặc những căn bệnh xã hội khác. Rồi cả những ngày theo chân mẹ đi phát cơm, tặng quà cho những bệnh nhi có H trong bệnh viện. Cứ thế, sợi dây gắn kết chị với người có H hình thành lúc nào không hay.
Uyên chỉ biết rằng, năm 2011, khi ấy vừa tròn 22 tuổi, cô quyết định “nối nghiệp” mẹ. Từ đó, ngoài gia đình, niềm vui, nỗi buồn của Uyên đều dành cho những người mắc H và tận tâm cho công việc tại phòng khám “Nhà mình” (quận 8) – nơi hỗ trợ y tế cho những bệnh nhân H.
Chị Lê Thị Thái Uyên sinh hoạt cùng các bệnh nhi có H tại Bệnh viện Nhi đồng 2
“Bé đó 12 tuổi, khi chào đời đã có H. Ba mẹ mất sớm, bé ở với bà, rồi bà cũng mất, bé hết nơi nương tựa…”, Uyên đỏ hoe mắt khi nhớ lại cô bé X. (ngụ quận 4) của 2 năm về trước. Ngày đó, Uyên đôn đáo khắp nơi để xin chế độ cho X., và vui hơn là Uyên đã tìm được cho X. một người mẹ nuôi yêu thương bé. Nay X. đã bước sang tuổi 14, Uyên đã và sẽ tiếp tục bước cùng X. trong những năm tới, sẽ chứng kiến X. trưởng thành và sống có ích.
Ngoài X., Uyên còn đồng hành cùng hàng chục em nhỏ có H khác thông qua chương trình “Góp một bàn tay”. Vào thứ hai và thứ năm hàng tuần, Uyên lại có mặt tại Bệnh viện Nhi đồng 2 để trò chuyện, sinh hoạt cùng bệnh nhi có H. Nội dung sinh hoạt được Uyên xây dựng dựa trên những mong muốn của các bé. Qua tiếp xúc, Uyên xác định phải đặc biệt quan tâm đến những đứa trẻ bước vào tuổi dậy thì, bởi tuổi này tâm sinh lý thay đổi, dễ buồn, dễ giận, dễ tổn thương, dễ nổi loạn…
Tất cả những điều đó đều là nguy cơ khiến các bé bỏ điều trị và có thể lây nhiễm cho người khác. Vậy là ngoài một người chị, Uyên còn phải làm tròn vai một người bạn để chia sẻ, động viên các bé.
Không chỉ chia sẻ về mặt tinh thần, không ít lần Uyên ngược xuôi lo xe đưa các bé từ nhà đến bệnh viện điều trị và ôm hồ sơ đi xin tiền viện phí cho các bé trở bệnh nặng.
Ngoài ra, những lúc có thời gian, Uyên lại tìm đến những quán massage, quán gội đầu, karaoke… tỉ tê với những chị em làm nghề “nhạy cảm”, khuyên họ đi khám, điều trị nếu mắc bệnh xã hội và hỗ trợ các chị có nhu cầu chuyển nghề.
“Những người có H thường bất cần nên họ sống vội lắm, cũng vì vậy mà lúc nào tôi cũng trong tâm thế phải kéo họ sống chậm lại và tìm mọi cách để giúp cuộc sống của họ có ý nghĩa hơn”, chị Uyên trải lòng.
“Chị luôn ở phía sau”
Trên con đường bước cùng người có H, không ít lần Uyên muốn dừng lại. Đó là những lúc đi xin viện phí cho các bé, Uyên gặp phải ánh mắt săm soi như thể cô đang lợi dụng người bệnh để trục lợi cho bản thân. Cũng có khi ý định buông bỏ công việc ập đến vì áp lực cuộc sống, áp lực gia đình đè lên vai của cô.
“Mình buông lúc này thì liệu có bàn tay nào kịp đưa ra nắm lấy tay các em hay không?”, câu hỏi ấy cứ lặp đi lặp lại trong đầu Uyên. Chỉ cần bàn tay ấy đến chậm vài nhịp, có thể sẽ có thêm những đứa trẻ “chướng tính” bỏ điều trị dẫn đến kháng thuốc, thậm chí sẽ có đứa chọn lối sống buông thả, bất cần, để rồi lây bệnh cho người khác.
Bi kịch hơn là lại có những đứa trẻ tội nghiệp khác ra đời. Và nhất là lời hứa “Có gì khó nói hãy tâm sự với chị, chị luôn ở phía sau các em” mà Uyên từng nhắn nhủ các bệnh nhi có H trong Bệnh viện Nhi đồng 2 đã không cho phép Uyên bỏ cuộc.
Với tấm lòng và những việc làm thiện nguyện của mình, Lê Thị Thái Uyên được đề cử Giải thưởng Nguyễn Thị Định năm 2019 và là điển hình thực hiện tốt việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2020.
Video đang HOT
Như bé D. ở Tây Ninh bị kháng thuốc nên bệnh phát nặng. Chỉ trong hơn 2 tháng, 6 lần Uyên xin xe để ông bà đưa D. về rồi lại quay trở vào Bệnh viện Nhi đồng 2 điều trị. Uyên hồi hộp dõi theo sức khỏe của D. từng ngày và chỉ ngủ ngon khi D. dần ổn định, nở được nụ cười. Những ngày khi sức khỏe chưa cho phép D. tâm sự được với chị Uyên thì ông của bé là cầu nối. Uyên luôn vậy, luôn ở phía sau D., phía sau ông bà của D., lắng nghe tâm tư của họ, hỗ trợ và động viên họ cùng vượt qua khó khăn của cuộc đời.
Chính những nụ cười, sự quyết tâm điều trị của người có H và cả lời hứa “chị luôn ở phía sau” ấy giúp Uyên lại gượng dậy, vượt lên áp lực của cuộc sống, gạt bỏ tự ái của bản thân để tiếp tục bước sau người bệnh. Cũng chính tấm lòng của cô gái trẻ Lê Thị Thái Uyên mà hiện hơn 20 người từng lầm lỡ đã làm lại cuộc đời và cùng Uyên hỗ trợ những người đồng cảnh ngộ.
Có 1 loại cảm giác cực kì nguy hại cho hôn nhân nhưng ai cũng coi đó là điều hiển nhiên
Thế nhưng, nơi để cải thiện không phải là trên "giường" mà là cuộc sống bên ngoài chiếc giường.
Tiến sĩ Ruth Westheimer là một chuyên gia nổi tiếng về tâm lý tình dục ở Mỹ. Dù đã sang tuổi 90 nhưng bà vẫn tư vấn tâm lý cho hàng ngàn cặp vợ chồng. Bà thấy rằng cả những cặp yêu nhau hay đã là vợ chồng, "sự quan tâm tình cảm" dành cho nhau sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng mối quan hệ của họ.
Chúng ta hãy cùng nhau trả lời những câu hỏi và tháo gỡ vấn đề thực sự tạo ra sự rạn nứt trong các mối quan hệ.
1. Tại sao những người yêu nhau trong 1 thời gian dài nhưng đột nhiên 1 ngày lại nói "không còn tình cảm" với nhau?
Không phải vì họ quá quen thuộc, cũng không phải vì họ già hơn. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng từ góc độ tế nhị, chất lượng đời sống tình dục của những người yêu nhau sâu sắc sẽ cao hơn.
Tiến sĩ Ruth Westheimer
Điều thực sự làm ảnh hưởng chất lượng của một mối quan hệ là "cảm giác nhàm chán".
Nếu đời sống tình dục là "nhàm chán", thật khó để tăng sự nhiệt tình của hai bên ngay cả khi có rất nhiều "công cụ hỗ trợ". Thậm chí nó còn khiến người ta "thèm" như bị bỏ đói lâu ngày.
Tiến sĩ Ruth cho biết, nếu một cặp tình nhân chán nản với đời sống tình dục của họ, họ có khả năng cảm thấy mệt mỏi khi ở bên nhau.
Thế nhưng, nơi để cải thiện không phải là trên "giường" mà là cuộc sống bên ngoài chiếc giường.
2. Sự nhàm chán là cảm giác rất bình thường trong hôn nhân, ai kết hôn hay yêu lâu cũng phải trải qua?
Điều này là cực kì bất thường, đừng nghĩ nó mặc định trong cuộc sống mà ai cũng giống ai. Cảm giác đáng sợ nhất của con người chính là "nhàm chán". Nếu người yêu hay vợ chồng thường cảm thấy buồn chán với nhau, mối quan hệ này sớm muộn cũng sẽ chấm dứt.
Tiến sĩ Ruth nói rằng bước đầu tiên trong việc chống lại "cảm giác nhàm chán" là thừa nhận cảm giác này tồn tại trong mối quan hệ giữa hai người.
Nếu bạn ở với bạn đời mà không có gì để nói, không mong muốn được hòa hợp với anh ấy/ cô ấy thì sự nhàm chán đang tồn tại trong mối quan hệ của bạn đấy.
Đây không phải dấu hiệu quá nguy hiểm hay đáng báo động, bất kỳ cảm giác nào cũng là một "chỉ số". Sự nhàm chán chỉ là cách gửi tín hiệu cho đối phương rằng có điều gì đó không ổn trong mối quan hệ này.
3. Làm thế nào để thoát khỏi cảm giác nhàm chán khi phải liên tục chạm mặt vợ/ chồng mình?
Để thoát khỏi "cảm giác nhàm chán" đeo đẳng trong cuộc sống của vợ chồng bạn, trước tiên bạn phải biết "nhàm chán" phát sinh như thế nào?
Có ba tình huống mà bạn có thể "gieo hạt giống chán nản" trong mối quan hệ vợ chồng:
Đầu tiên là một bên dần trở thành một người nhàm chán. Họ thường có một đặc điểm: chỉ thu mình trong lĩnh vực họ thích, không sẵn sàng chấp nhận những điều mới, không tiếp thu kiến thức về cái mới và chỉ thích sống trong thế giới riêng mình.
Thứ 2 là sau khi kết hôn, mọi người sẽ bước vào những vai trò khó khăn hơn như làm vợ, làm mẹ, làm chồng, làm cha. Việc mỗi người đảm nhận một vai trò nhất định khiến họ bó buộc mình vào một cuộc sống "theo quy tắc". Họ được cố định trong các khu vực an toàn của riêng họ và chỉ làm những việc quen thuộc.
Chẳng hạn, sau khi kết hôn, phụ nữ chỉ quanh quẩn với bếp núc, bỉm sữa, nhà cửa. Và họ dần quên quên mất thế giới xung quanh như làm đẹp, gặp gỡ bạn bè, tham gia các hoạt động xã hội...
Thứ 3, khi một người chỉ cố định trong một vai trò và không thể trao đổi với thế giới bên ngoài, họ sẽ trở nên vô hồn, thiếu sức sống và mọi thứ sẽ dần trở nên cứng nhắc.
Đã rơi vào trạng thái này, thật khó để bạn mang lại cảm xúc tươi mới cho người khác chứ đừng nói đến việc tạo những "tia lửa" tình cảm duy trì hôn nhân.
Việc bạn cần làm là thoát ngay khỏi vùng "an toàn" của mình và sắp xếp lại cuộc sống.
3. Điều làm tổn thương mối quan hệ là "không thú vị"?
Bạn có thể thú vị và quyến rũ trong mắt người khác nhưng với đối tác của bạn lại không? Anh ấy/ cô ấy vẫn nhìn ra sự nhàm chán của bạn lúc 2 người bên nhau.
Nghe có vẻ vô lý đấy nhưng làm sao chuyện này có thể xảy ra được?
Có thể hai người có những hướng phát triển khác nhau sau khi kết hôn và không có sự giao thoa giữa những mối quan tâm trong cuộc sống.
Tôi có một người bạn là một phụ nữ rất văn chương, thích xem phim, đọc tiểu thuyết và tham gia vào một câu lạc bộ sách. Tôi nghĩ cuộc sống của cô ấy rất nhiều màu sắc.
Nhưng chồng cô ấy lại cảm thấy những điều đó là "không thực tế" và "vô nghĩa". Anh ta luôn chế giễu vợ và chê vợ mình nhạt nhẽo, tâm hồn treo ngược cành cây.
Trong mắt chồng, cô ấy thực sự là người "nhàm chán". Còn chồng cô ấy cũng quá "nhàm chán" vì không biết cảm thụ niềm đam mê của vợ.
Trên thực tế, sở thích cá nhân khác nhau, quan điểm sống khác nhau không phải là vì 2 người không thú vị. Sự khác biệt cho phép mọi người nhìn thấy những khía cạnh khác bên ngoài thế giới. Bạn nhìn đằng trước có thể chiếc áo này không đẹp nhưng từ một góc nhìn khác, nó lại có những chi tiết khá bắt mắt chẳng hạn.
Tuy nhiên, thái độ đối với sự khác biệt sẽ khiến mọi người cảm thấy nhàm chán. Ban đầu, mối quan hệ giữa hai người có thể được củng cố bằng cách làm việc cùng nhau để hoàn thành những gì mình thích nhưng vì thái độ "khinh miệt", họ sẽ ngày càng xa nhau.
4. Nếu vấn đề giữa vợ và chồng là thiếu sự thú vị khi ở gần nhau thì mấu chốt giải quyết sẽ là gì?
Đó chính là cố gắng thay đổi thái độ của 2 người đối với nhau.
Ngoài nhàm chán, còn có một hành vi khác làm cho mối quan hệ trở nên xấu hơn đó là biện minh.
Có những người biết bản thân có một số mâu thuẫn trong hành vi và nhận thức - Tôi biết tôi làm điều này là không đúng nhưng rất khó để tôi thay đổi.
Nếu một người luôn buộc bạn phải nhìn thấy những sai lầm mà anh ta có thể sửa lỗi thì chắc chắn kèm theo cảm giác thất vọng là chán ghét dù đó là chồng mình.
Nhưng không phải ai cũng hiểu 1 loại tâm lý con người đó chính là bản thân biết sai nhưng có họ có thừa nhận cái sai ấy hay không lại phụ thuộc vào người đối diện.
Vậy nên, cách tốt nhất là giảm giao tiếp hoặc trong trường hợp xấu hơn hãy ngừng giao tiếp .
Nếu một mối quan hệ thân mật bị nhàm chán bởi những đôi co, lý luận thì trước tiên hãy đặt lên bàn cân xem lý với một mối quan hệ lâu dài cái nào quan trọng hơn?
Sau đó nghĩ lại một chút, bạn đã có những động thái để anh ta thay đổi tích cực hay chưa?
Đừng để sự nhàm chán làm xói mòn cảm xúc của bạn. Nếu có một kỳ nghỉ, hãy tô vẽ thêm những mảng màu vào bức tranh cuộc sống
Ví dụ, đi du lịch cùng nhau, đến một nơi mà không ai biết. Chỉ có hai người dựa vào nhau, nhìn ngắm những khung cảnh tươi đẹp và nói với nhau những điều mà hiếm khi thổ lộ.
2 bạn cũng có thể làm việc gì đó cùng nhau, xem 1 bộ phim, thảo luận về những tình huống... Hãy nhớ rằng, những lúc này, chỉ nói về cảm xúc chứ không phải lý trí.
"Não cá vàng" đến mức này thì bó tay, đi tìm tiền và chìa khóa cả ngày cuối cùng ở nơi không ai ngờ Hóa ra nhiều chị em từng trải qua các tình huống "khó đỡ" vì nhớ nhớ quên quên. Chuyện "não cá vàng" có lẽ đã quá quen thuộc. Có nhiều người gần như đang mải suy nghĩ việc khác đến mức quên việc đang làm. Chính lý do "não cá vàng" dẫn đến nhiều tình huống dở khóc dở cười. Mới đây, một...