Cholesterol xấu thúc đẩy ung thư phát triển
Một nhóm nghiên cứu quốc tế do các nhà khoa học Úc tại ĐH Sydney hướng dẫn cho thấy chính cholesterol có tỉ trọng thấp (LDL, còn gọi là cholesterol xấu) là thủ phạm khiến ung thư di căn – quá trình khiến bệnh ung thư khó chữa trị hơn rất nhiều.
Các tế bào trong cơ thể kết dính vào nhau giống như bề mặt các phân tử một bên nhám một bên trơn nhờ vào dạng protein xuyên màng được gọi là integrin. Nhiều nghiên cứu trong vài năm gần đây phát hiện rằng integrin giúp tế bào ung thư thoát khỏi khối u và khu trú nơi khác trong cơ thể.
Việc điều chỉnh cholesterol trong máu có thể là cách giúp ngăn ngừa tế bào ung thư dịch chuyển và xâm nhập. Ảnh: MNT
Theo nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Cell Reports, GS Thomas Grewall và cộng sự cho rằng LDL giúp integrin dịch chuyển khiến tế bào ung thư dịch chuyển theo. Ngược lại, có vẻ như cholesterol có tỉ trọng cao (HDL, còn gọi là cholesterol tốt) giúp giữ integrin ở lại tế bào.
Từ đó, nhóm nghiên cứu cho rằng việc điều chỉnh mức độ cholesterol trong máu có thể góp phần ngăn ngừa ung thư di căn. Trang tin MNT ghi nhận các nhà khoa học nêu trên đã nghiên cứu về mối liên quan giữa bệnh ung thư và cholesterol trong 15 năm qua.
Theo Trúc Lâm (Người lao động)
Ăn nhiều trứng gây hại?
Trứng là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng nhất trên hành tinh. Ăn trứng có lợi cho cơ thể vì nó chứa tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết.
Tuy nhiên, trứng bị coi là "xấu" vì lòng đỏ có hàm lượng cholesterol cao. Trong thực tế, một quả trứng có kích thước trung bình chứa 186mgcholesterol, chiếm 62% lượng cholesterol mỗi người cần tiêu thụ hàng ngày.
Cơ thể điều tiết mức cholesterol như thế nào?
Video đang HOT
Nhiều người tin rằng cholesterol có tác động tiêu cực cho sức khỏe vì nó có thể làm tăng cơn đau tim và chết sớm. Nhưng sự thật thì cholesterol là một phần rất quan trọng của cơ thể. Nó là một phần thiết yếu của tất cả các màng tế bào. Nó cũng được sử dụng để sản xuất kích thích tố steroid như testosterone, estrogen và cortisol.
Nếu không có cholesterol, chúng ta thậm chí không tồn tại. Và cơ thể luôn cố gắng đảm bảo đủ lượng cholesterol trong cơ thể. Gan cũng có thể sản xuất cholesterol, vì vậy, bổ sung cholesterol từ chế độ ăn uống không phải luôn luôn là cách duy nhất. Nhưng khi chúng ta ăn nhiều thực phẩm giàu cholesterol, gan bắt đầu sản xuất ít cholesterol hơn.
Vì vậy, tổng số lượng cholesterol trong cơ thể chỉ thay đổi rất ít (nếu có), nó chỉ đến từ chế độ ăn uống thay vì từ gan. Khi chúng ta ăn rất nhiều trứng (chứa cholesterol), gan sản xuất ít hơn để thay thế.
Ảnh minh họa
Những gì xảy ra khi ăn vài quả trứng mỗi ngày?
Trong nhiều thập kỷ, con người đã được khuyên nên hạn chế tiêu thụ trứng, hoặc ít nhất là nên hạn chế ăn lòng đỏ trứng (lòng trắng trứng chủ yếu là protein và ít cholesterol).
Khuyến nghị phổ biến là nên tiêu thụ tối đa 2-6 lòng đỏ trứng/tuần. Tuy nhiên, một nghiên cứu trên tạp chí Dinh dưỡng của Mỹ, xuất bản T6/2013 đã cho chúng ta cái nhìn mới về việc ăn trứng.
Trong những nghiên cứu, những người tham gia được chia thành hai nhóm... một nhóm ăn nhiều (1-3) quả trứng mỗi ngày, nhóm còn lại ăn các thực phẩm khác. Sau đó, các nhà nghiên cứu theo những người này trong vài tháng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
- Trong hầu hết các trường hợp, HDL (cholesterol "tốt") tăng lên
- Lượng LDL (cholesterol "xấu") thường không thay đổi hoặc tăng nhẹ
- Ăn trứng giàu Omega-3 có thể làm giảm triglyceride máu - triglyceride là một yếu tố nguy cơ quan trọng với sức khỏe
- Nồng độ trong máu của chất chống oxy hóa carotenoid như Lutein và Zeaxanthine tăng đáng kể
Có vẻ như phản ứng của cơ thể đối với việc tiêu thụ trứng phụ thuộc vào từng cá nhân.
Trong 70% số người ăn trứng không thấy hiện tượng tăng LDL, 30% còn lại có sự tăng nhẹ và không có tác động đến bệnh tim.
Ảnh minh họa
Mối quan hệ giữa trứng và bệnh tim
Nhiều nghiên cứu đã xem xét sự liên quan giữa mức tiêu thụ trứng và nguy cơ bệnh tim. Trong các nghiên cứu như thế này, những nhóm người tham gia nghiên cứu được theo dõi trong nhiều năm.
Sau đó, các nhà nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê để biết liệu thói quen nhất định (như chế độ ăn uống, hút thuốc hoặc tập thể dục) có liên quan đến hoặc là một nguy cơ làm giảm hoặc tăng một số bệnh hay không.
Hầu hết các nghiên cứu đều nhất quán cho thấy những người bị tiểu đường ăn toàn bộ quả trứng có nhiều khả năng phát triển bệnh tim, thậm chí còn có thể có nguy cơ giảm đột quỵ.
Nhiều nghiên cứu quan sát cho thấy những người ăn trứng không có nguy cơ gia tăng bệnh tim, nhưng một số nghiên cứu cho rằng những người bị bệnh tiểu đường sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tim hoặc đột quỵ khi ăn nhiều trứng.
Những lợi ích sức khỏe khác của trứng
Trứng cũng chứa các chất dinh dưỡng và có nhiều lợi ích khác đối với sức khỏe, cụ thể như sau:
- Hàm lượng Lutein và Zeaxanthine cao. Đây được coi là 2 chất chống oxy hóa giúp làm giảm nguy cơ các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.
- Hàm lượng Choline cao - một chất dinh dưỡng cho não mà hơn 90% người dân đang thiếu.
- Hàm lượng protein chất lượng cao, từ đó cung cấp nhiều lợi ích - bao gồm tăng khối lượng cơ và sức khỏe của xương tốt hơn.Nhiều nghiên cứu cho thấy ăn trứng làm tăng cảm giác no và giúp bạngiảm béo.
Theo Tri thức trẻ
Những thực phẩm "quét" sạch cholesterol xấu Dù bạn không ăn mỡ, ăn nhiều thịt, cơ thể vẫn sản sinh cholesterol xấu. Do đó, hãy bổ sung những thực phẩm sau vào bữa ăn hằng ngày để "quét" sạch những tác nhân gây hại cho cơ thể này Ngũ cốc nguyên cám Chất xơ hòa tan có trong các loại ngũ cốc nguyên cám như bột mì nguyên cám, gạo...