Cholesterol máu cao: ‘Thủ phạm’ nhiều bệnh nguy hiểm
Ít người để ý rằng những căn bệnh như tim mạch, ung thư, đái tháo đường bắt nguồn từ chính lối sống của chúng ta khiến cholesterol máu cao, trong đó có chế độ ăn nhiều thịt đỏ, ít rau củ và ít vận động.
Một trong những cách để kiểm soát cholesterol trong máu cao là tập thể dục phù hợp với thể trạng, vừa sức và giữ cân nặng hợp lý – Ảnh: DUYÊN PHAN
Cơ thể luôn cần cholesterol nhưng thiếu hụt hay dư thừa chúng đều gây nên những nguy hại cho sức khỏe. Vì thế, việc giữ nồng độ cholesterol ở mức cần thiết là rất quan trọng.
Những thói quen “bào mòn” sức khỏe
Theo bà Lê Bạch Mai – nguyên phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, chế độ ăn nhiều chất béo no (nhiều thịt đỏ, sữa, kem bơ, phô mai, bánh ngọt, gan và các loại nội tạng động vật), các món chiên rán ( khoai tây chiên, gà rán, các thực phẩm chế biến từ ca cao, chocolate) về lâu dài sẽ góp phần gây tăng cholesterol máu.
Bên cạnh đó, những người ngồi hoặc nằm quá nhiều cũng có nguy cơ bị cholesterol máu cao. Người hút thuốc bị suy giảm HDL – cholesterol tốt, trong khi tăng LDL – cholesterol xấu. “Giảm cholesterol tốt sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, căn bệnh đang gây tỉ lệ tử vong hàng đầu trong nhóm bệnh không lây nhiễm ở Việt Nam” – bà Mai cho biết.
Tuy nhiên, người Việt dường như chưa kiểm soát được các thói quen ăn uống và sinh hoạt để giữ gìn sức khỏe. Theo bà Mai, điều tra các yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm sau 5 năm (2010 – 2015) cho thấy chỉ có 2 yếu tố là lượng rau – trái cây tiêu thụ và hoạt động thể lực đã có cải thiện bước đầu, mặc dù vẫn còn ở mức thấp.
Còn các chỉ số như hút thuốc lá, uống rượu bia đến mức nguy hại, tiêu thụ muối… đều chưa kiểm soát được.
PGS.TS.BS Nguyễn Hoài Nam – chủ tịch Hội Tĩnh mạch học TP.HCM, phó chủ nhiệm bộ môn phẫu thuật lồng ngực và tim mạch Đại học Y dược TP.HCM – cho biết có đến 80% lượng cholesterol được cơ thể tự tổng hợp, chủ yếu là gan (đường nội sinh), 20% còn lại hấp thu từ thức ăn (đường ngoại sinh).
Video đang HOT
Cholesterol là thành phần quan trọng tham gia cấu tạo tế bào, đóng vai trò trung tâm trong quá trình sinh hóa. Cơ thể cần cholesterol để sản xuất các hormone và cholesterol cần thiết cho các hoạt động của não, hệ miễn dịch, đảm bảo chức năng sống còn và duy trì nòi giống…
Tuy nhiên việc thiếu hụt hay dư thừa cholesterol đều gây nên những nguy hại cho sức khỏe.
Cụ thể, LDL – cholesterol xấu làm gia tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, tạo nên những mảng xơ vữa, làm hẹp và tắc mạch máu, gây nhồi máu cơ tim, cao huyết áp, đột quỵ…, trong khi đó HDL – cholesterol tốt làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch. Vì thế việc giữ nồng độ cholesterol ở mức cần thiết là rất quan trọng.
Làm sao để kiểm soát cholesterol?
Bà Mai hướng dẫn: mỗi người cần sử dụng 400gr rau quả/ngày, chú ý rau quả tươi, sạch, dùng nhiều rau quả có màu xanh đậm, vàng, đỏ. Uống đủ nước theo thể trọng từng người, người 50kg cần uống 2 lít nước/ngày, người 60kg lượng nước cần dùng tăng lên 2,4 lít/ngày, giảm tiêu thụ muối (mỗi người chỉ nên dùng 5mg muối/ngày).
Theo ông Nguyễn Hoài Nam, chế độ dinh dưỡng là phương pháp hữu hiệu để hạn chế cholesterol xấu. Tuy nhiên, cần hiểu đúng tầm quan trọng của dinh dưỡng vì cơ thể chúng ta có 20% lượng cholesterol hấp thu từ thức ăn.
“Từ trước đến nay chúng ta nhấn mạnh vai trò quan trọng của dinh dưỡng trong việc kiểm soát cholesterol, nhưng điều quan trọng nhất là cần làm sao để lá gan được hoạt động tốt vì gan là “nhà máy chính” trong cơ thể sản xuất cholesterol.
Một số người mắc hội chứng chuyển hóa, rối loạn hay suy giảm chức năng gan, thông thường cơ thể họ sẽ tổng hợp nhiều cholesterol xấu trong máu hơn người bình thường” – ông Nam chia sẻ.
Bên cạnh dinh dưỡng, theo ông Nam, phương pháp chính để kiểm soát cholesterol là tập thể dục phù hợp với thể trạng, vừa sức và giữ cân nặng hợp lý. Một số nghiên cứu cho thấy việc đi bộ thường xuyên sẽ làm giảm hàm lượng cholesterol xấu trong máu, làm tăng hàm lượng cholesterol có lợi, đặc biệt là HDL.
10 người trưởng thành, có 3 người có cholesterol cao
Thống kê của Bộ Y tế trong các ca tử vong do bệnh tim mạch, khá nhiều trường hợp là do cholesterol cao. Cứ 10 người trưởng thành thì có 3 người có chỉ số cholesterol cao vượt ngưỡng.
Lời khuyên của các chuyên gia y tế là người dân cần tránh xa khói thuốc lá, hạn chế uống rượu bia. Với việc dùng thuốc điều hòa cholesterol cũng sẽ hạn chế được sự gia tăng cholesterol xấu và làm tăng cholesterol tốt, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch.
Tuy nhiên, lưu ý việc sử dụng những loại thuốc này cần sự hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý mua về sử dụng vì chúng có thể gây ra tác dụng phụ như đau nhức cơ…
Ngừa bệnh trĩ ở người cao tuổi
Bệnh trĩ gặp chủ yếu ở người trưởng thành, trong đó người cao tuổi chiếm tỷ lệ cao hơn cả. Bệnh trĩ nếu phát hiện và điều trị muộn sẽ có nhiều biến chứng gây bất lợi cho người bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí gây nguy hiểm cho tính mạng.
Nguyên nhân gây bệnh trĩ
Có một số nguyên nhân hay gặp gây nên bệnh trĩ như tư thế làm việc đứng hoặc ngồi quá lâu hoặc do rối loạn nhu động ruột (táo bón, tiêu chảy, mót rặn, thường gặp ở người có tuổi), bệnh tăng áp lực tĩnh mạch, bệnh đường sinh dục, tiết niệu, hoặc những thay đổi nội tiết theo chu kỳ sinh dục của phụ nữ như mang thai, sinh đẻ hoặc trước chu kỳ kinh nguyệt.
Những người bị viêm đại tràng mạn tính, nhịn đại tiện thời gian lâu, ngồi nhiều, ít vận động... đặc biệt khi khi áp lực tĩnh mạch trĩ tăng lên mạnh, nếu đứng lâu, trong thời gian dài dễ mắc bệnh trĩ.
Người có tuổi bị bệnh lỵ mạn tính, kéo dài, mỗi ngày đại tiện nhiều lần và mỗi lần đại tiện phải rặn nhiều làm tăng áp lực trong ổ bụng (mỗi lần rặn áp lực trong ổ bụng tăng lên 10 lần), trong khi đó chức năng sinh lý thành tĩnh mạch đã bị lão hóa do tuổi cao, rất dễ xuất hiện bệnh trĩ.
Hoặc người lớn tuổi có tiền sử mang vác nặng trong thời gian dài làm áp lực ổ bụng, làm cho tĩnh mạch trực tràng và hậu môn bị phình, giãn ra bởi chất lượng của tổ chức mô kém cũng rất dễ mắc bệnh trĩ.
Một số người cao tuổi do bị ho dai dẳng kéo dài (viêm họng mạn tính, giãn phế quản, hen suyễn, COPD, suy tim...) cũng có khả năng gây nên bệnh trĩ bởi áp lực ổ bụng tăng, kéo theo tăng áp lực trực tràng. Chế độ ăn thiếu rau, thiếu chất xơ, hoặc uống thiếu lượng nước cần thiết sẽ gây nên táo bón kéo dài, đi đại tiện khó khăn, từ đó bệnh trĩ xuất hiện.
4 cấp độ của bệnh trĩ.
Triệu chứng của bệnh trĩ
Có 2 triệu chứng điển hình của bệnh trĩ bắt buộc người bệnh phải đi khám, đó là chảy máu lúc đi đại tiện và sa búi trĩ ra ngoài khi đi đại tiện. Chảy máu là triệu chứng có sớm nhất và thường gặp. Lúc đầu chảy máu rất kín đáo, tình cờ bệnh nhân phát hiện khi nhìn vào giấy lau vệ sinh sau khi đi đại tiện. Càng về sau do bệnh nặng thêm, cho nên mỗi lần đi ngoài người bệnh phải rặn nhiều do táo bón, máu bám vào phân càng nhiều, thậm chí máu chảy thành giọt hay thành tia.
Triệu chứng sa búi trĩ ra ngoài mỗi lần đi đại tiện gặp ở hầu hết các trường hợp bị trĩ nội. Sa búi trĩ, lúc đầu, sau mỗi khi đại tiện thấy có máu và một khối nhỏ thòi ra ở hậu môn, sau đó khối đó tự tụt vào được (đây là trĩ nội). Càng về sau búi trĩ càng thòi ra, khối lượng cũng to dần lên và không tự tụt vào được sau khi đi đại tiện mà phải can thiệp bằng cách dùng tay đẩy vào.
Khối búi trĩ đó dần dần nằm ngoài hậu môn không đẩy lên được, nếu cố đẩy sẽ gây đau đớn cho người bệnh. Thông thường trĩ gây đau ít, đau nhiều chỉ xảy ra khi có biến chứng như tắc mạch hoặc sa trĩ bị nghẹt hay do các bệnh khác kèm theo ở vùng hậu môn như: nứt kẽ hậu môn, áp-xe cạnh hậu môn. Ngoài ra, có ngứa quanh lỗ hậu môn do búi trĩ sa ra ngoài và tiết dịch gây viêm da quanh hậu môn.
Biến chứng do trĩ
Khi bệnh trĩ đã nặng tạo nên đám rối tĩnh mạch quanh trực tràng - hậu môn, làm cho thành tĩnh mạch giãn mỏng nên rất dễ thủng, dễ rách và chảy máu làm mất máu, thậm chí phải cấp cứu. Nếu chảy máu nhiều và kéo dài sẽ làm người bệnh bị thiếu máu.
Nếu búi trĩ to, máu dễ đông lại thành cục, gây tắc nghẽn và gây đau dữ dội cần phải can thiệp y tế. Khi trĩ thòi ra ngoài lâu sẽ gây chảy máu, nứt hậu môn, thậm chí rặn quá nhiều còn ảnh hưởng tới tầng sinh môn. Nứt, rách hậu môn và tầng sinh môn rất dễ bị bội nhiễm vi khuẩn từ phân và nước tiểu.
Lời khuyên của thầy thuốc
Khi nghi ngờ bị bệnh trĩ, người bệnh nên đi khám càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng. Bên cạnh đó, để phòng bệnh, cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày hợp lý để phòng bệnh trĩ, cần ăn nhiều chất xơ, rau xanh và trái cây sau mỗi bữa ăn.
Cần uống đủ lượng nước (mỗi ngày uống từ 1,5 - 2,0 lít nước). Nên tránh các loại có tính chất kích thích như cà phê, nước trà đặc, rượu và các loại gia vị cay, nóng như ớt, hạt tiêu, mù tạt. Tập thói quen đi đại tiện đều đặn hàng ngày vào một giờ nhất định, khi đi ngoài không nên ngồi lâu và bỏ thói quen đọc sách báo khi đi đại tiện (nếu có). Cần vận động cơ thể như đi bộ, chơi thể thao, bơi. Nên vệ sinh sạch vùng kín mỗi ngày.
Cách kiểm soát cholesterol xấu và tốt Cholesterol không phải đều xấu. Trên thực tế, cholesterol là một chất béo thiết yếu. Nó cung cấp sự ổn định trong mọi tế bào của cơ thể. Trong cơ thể con người có 2 loại lipoprotein mang cholesterol đến và đi từ tế bào. Một loại là lipoprotein tỷ trọng thấp, hay còn gọi là LDL, loại còn lại là lipoprotein tỷ...