Chơi game bao năm, nhưng anh em có biết đến “cha đẻ của ngành trò chơi điện tử”?
Hãy dành 1 phút để tưởng nhớ đến huyền thoại đã làm nên cả ngành công nghiệp game cho anh em ta tận hưởng ngày nay.
Trò chơi điện tử là phát minh do con người tạo ra. Để phát triển cho tới ngày nay, trò chơi điện tử cũng đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm.Giờ đây khi được tận hưởng những bom tấn AAA, trải nghiệm những điều thú vị trong thế giới ảo rộng lớn vô cùng, game thủ có bao giờ nghĩ về câu hỏi “Ai là người sáng tạo và đặt nền móng cho games hay chưa?”.
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về con người huyền thoại này nhé!
Chân dung Ralph H. Baer, Cha đẻ của ngành trò chơi điện tử
Ralph Henry Baer (tên khai sinh Rudolf Heinrich Baer), sinh ngày 8/3/1922 – mất 6/12/2014, là một nhà phát triển video game, nhà phát minh và kỹ sư người Do Thái quốc tịch Mỹ. Ông được gọi là “Cha đẻ của ngành trò chơi điện tử” do nhiều đóng góp các trò chơi và các ngành video game trong nửa sau của thế kỷ 20.
Ralph Henry Baer sinh ra tại Đức, ông và gia đình sang Hoa Kỳ trước thế chiến II. Tại đây, ông đã thay đổi tên của mình và sau này phục vụ cho các nỗ lực chiến tranh của Hoa Kỳ. Trong những năm 60, Baer làm việc ở Hãng chế tạo vũ khí Sanders Associates, nhiệm vụ của ông là nghiên cứu chế tạo hệ thống ra-đa phòng thủ và thiết bị điện tử trong tàu ngầm. Là một kỹ sư thích mày mò nghiên cứu, Baer không thật sự hứng thú với nhiệm vụ quản lý ban nghiên cứu phát triển tại hãng này. Ông nói: “Ở đây người ta làm những thứ có thể sử dụng ba bốn năm, nhưng không ai trao đổi với ai về công việc của mình, khi có được sản phẩm cũng như khi không có, làm xong coi như chấm dứt. Tôi không hứng thú với loại công việc như thế” .
Là một chuyên gia về kỹ thuật truyền hình, ông luôn day dứt với ý tưởng phải làm gì đó để phục vụ hàng triệu người sử dụng máy truyền hình ở Mỹ và ông bí mật nghiên cứu trò chơi điện tử trên màn hình tivi. Cuối năm 1969, ông cho ra đời sản phẩm “Brown Box” – một hệ thống trò chơi video đầu tiên trên thế giới. Một trong những trò chơi đầu tiên nổi tiếng nhất được đặt tên là “ping pong” – gồm hai cái vợt, một quả bóng và một cái núm xoay để “cắt”, với cái núm này người ta có thể thay đổi đường bay. Chủ nhân hãng chế tạo vũ khí đã cho đăng ký bản quyền phát minh này và bán bản quyền cho Hãng sản xuất tivi Magnavox. Hãng này đặt tên cho trò chơi mới là “Odyssey”.
Video đang HOT
“Brown Box” – một hệ thống video game đầu tiên trên thế giới, chơi trên tivi
Dù tuổi cao nhưng Ralph Henry Baer không ngừng sáng tạo, mở một công ty riêng để phục vụ nghiên cứu, phát triển những ý tưởng vừa ngộ nghĩnh vừa điên rồ. Thí dụ, ông đã để cho một con gấu bông chuyện trò với một nhân vật hoạt hình trên màn hình, hay ông là người sáng tạo ra bức thảm chùi chân biết nói đầu tiên. Trò chơi “Simon” của ông ra đời từ những năm 80 và vẫn tồn tại.
Trong sự nghiệp của mình, ông liên tục phát triển và được cấp bằng sáng chế một số nguyên mẫu phần cứng, đặt nền móng đầu tiên cho những video game console, Magnavox Odyssey và thậm chí những game online multiplayer về sau này.
Ralph Baer chơi trò Telesketch của mình vào năm 1977
Trông một lần khi nói về tình trạng bạo lực trong các trò chơi điện tử ông Baer tỏ ra rất buồn rầu. Theo ông từ lâu trò chơi điện tử đã trở thành một môn nghệ thuật nhưng bị lạm dụng.
Năm 2004, ông được trao tặng Huân chương Quốc gia về Công nghệ nhờ những đóng góp của ông đối với “sự đột phá và tiên phong sáng tạo, phát triển và thương mại hóa các trò chơi tương tác” khởi đầu cho ngành công nghiệp trị giá nghìn tỷ USD trong cả lĩnh vực vui chơi giải trí và giáo dục ngày nay.
5 điều phiền phức mà tất cả chúng ta đều ghét về trò chơi điện tử
Giống như mọi sự vật khác trên cõi đời này, game cũng có đầy những rắc rối lớn nhỏ.
1. Khi bạn bỏ tiền mua một máy console, ngay hôm sau nhà sản xuất ra mẫu mới
Trong quá khứ, các nhà sản xuất console thường sẽ cho ra đời một mẫu mới, mỏng hơn vào khoảng giữa vòng đời của hệ thống console hiện tại của họ. Điều này đã cho phép họ tiết kiệm tiền phát triển một hệ thống hoàn toàn mới trong khi giúp thúc đẩy doanh bố bán hàng nhờ sự hứng thú của khách hàng với mẫu thiết kế mới. Về cơ bản, hệ thống mới mỏng hơn kia sẽ vẫn giống gần như 100% với bản nguyên mẫu, nhưng kể cả có là thế thì ta vẫn sẽ cảm thấy khó chịu khi mua một máy console ngay trước khi một mẫu mới được công bố.
2. Cập nhật là cập nhật
Bạn đi về nhà từ chỗ làm trong trạng thái mệt mỏi hoặc bực bội và đang háo hức được bước vào thế giới ảo để xả stress theo ý muốn. Bạn bật hệ thống console và vào game... chỉ để được chào đón bởi một thông báo rằng bạn không thể chơi game cho tới khi nào đã tải và cài đặt xong phiên bản cập nhật khổng lồ mới nhất (chuyện này sẽ mất đến vài giờ đồng hồ nếu internet chậm).
Nhìn chung, các bản cập nhật là cần thiết và tốt thôi, bởi game thời nay có dung lượng lớn và vô cùng phức tạp. Thời xưa, nếu một tựa game có tồn tại lỗi nặng, người chơi cùng lắm là tránh cái chỗ lỗi ra và vẫn có thể chơi phá đảo một cách bình thường, nhưng game thời nay khó có thể làm vậy. Giờ đây, các nhà sản xuất có thể gửi các bản vá lỗi và cập nhật liên tục, thậm chí tăng cường nội dung gameplay thông qua internet một cách dễ dàng. Nhưng dù sao, game nào cũng có tính năng cho phép cập nhật sau thì có phải tốt hơn không.
3. Khi họ "nerf" nhân vật/ vũ khí/ kỹ năng ưa thích của bạn
Các game online mang tính đối kháng cáo có thể mang tới hàng trăm, hàng nghìn giờ chơi lí thú cho người chơi. Chắc chắn, mỗi người chơi đều sẽ "phải lòng" một nhân vật, một món vũ khí hay một kỹ năng nào đó để giúp họ thành công trong mỗi trận chiến đấu. Nhưng ngày nay, các nhà phát triển có thể liên tục tăng cường và thay đổi dữ liệu của game online, đưa ra những điều chỉnh để khiến mọi thứ trở nên cân bằng hơn. Nếu họ quyết định một vũ khí nào đó là quá mạnh, họ sẽ có thay đổi để nó trở nên bình thường hơn.
4. Mất dữ liệu lưu trữ
Khi chơi game, một trong những điều khiến ta điên đầu nhất chính là chuyện mất dữ liệu lưu trữ, hoặc tệ hơn là quên không lưu lại hoặc điểm ghi nhớ gần nhất có khoảng cách quá xa. Điều này có thể trở nên cực kỳ khó chịu khi bạn vừa hoàn thành một phần chơi siêu thử thách nào đó và giờ đây bạn phải thực hiện lại từ đầu, phí hoài công sức bỏ ra suốt mấy giờ qua.
May mắn thay, tình trạng này không thực sự gây bực bội ở thời nay nữa hoặc ít nhất là cũng ít bực hơn ở thời xưa nhiều. Trong quá khứ, nếu bạn quên không lưu game và rồi chết hoặc tắt máy, bạn có thể mất hết cả một buổi ngồi chơi. Giờ đây, gần như tất cả game đều có một cơ chế tự động lưu trữ nào đó, và sự bố trí các điểm ghi nhớ cũng dễ thở hơn nhiều.
5. Khi bạn hết pin
Trong khi tay điều khiển của PlayStation 4 có lấy sẵn pin tự sạc, tay điều khiển của Xbox One lại không hề có. Bạn có thể chi thêm tiền để mua một bộ sạc pin, nhưng hầu hết mọi người đều lựa chọn phương pháp tích trữ cả mấy hộp pin AA để sử dụng dần dần. Tuy nhiên nhiều đến đâu cũng sẽ có lúc hết, và bạn sẽ rơi vào trạng thái uất ức khi hết pin giữa đêm khuya, đang ngay giữa khi chiến đấu ác liệt với Boss nữa chứ. Tệ nhất là bạn không có ai để oán trách ngoài bản thân mình cả!
Có nên cấm trẻ chơi game? Dù lo ngại lý do bảo mật hay ảnh hưởng tới thị lực, tính cách của trẻ, cha mẹ cũng không nên cấm đoán mà nên giao tiếp hiệu quả, kết hợp với các giải pháp hài hoà để trẻ vẫn được chơi trò chơi điện tử. Ngày càng nhiều trẻ em sử dụng điện thoại di động và các thiết bị khác...