Chơi dại lẻn vào khu cấm rồi bị ác quỷ nguyền rủa: Phim kinh dị lấy cảm hứng từ vụ án có thật 100% đang khiến netizen phát sốt
Bộ phim kinh dị này chưa ra mắt nhưng đã khiến dân tình sốt xình xịch.
Incantation (Nguyền Rủa) là bộ phim điện ảnh Đài Loan sắp ra mắt trong tháng 3 tới đây. Dù mới chỉ tung trailer nhưng phim lại được khá nhiều khán giả Việt Nam để ý tới, một phần là bởi nó mang yếu tố giả tài liệu và tà giáo khá giống với bom tấn kinh dị Thái – Hàn trước đó, The Medium.
Incantation là bộ phim làm theo dạng giả tài liệu, theo chân người phụ nữ tên Lý Nhược Nam. Cách đây 6 năm, cô cùng nhóm bạn lẻn vào một khu cấm địa, nơi tổ chức nghi lễ của một giáo phái bí ẩn. Hành động này đã vô tình chọc giận những linh hồn ác quỷ đang ngủ say khiến từng người trong nhóm của cô lần lượt bị nguyền rủa.
Được biết, Incantation từ vụ án có thật, rất ly kỳ xảy ra ở Cao Hùng vào năm 2005. Cả gia đình họ Ngô 6 người đều lần lượt tự nhận rằng mình được thần linh nhập vào, làm ra những chuyện quái dị, thậm chí còn tổn hại lẫn nhau. Tình trạng kéo dài gần 1 tháng, lúc này họ cho rằng vẩy muối, gạo, tuyệt thực và dí nhang đang cháy vào người có thể xua đuổi tà ma, những thành viên bị bỏ đói chỉ được phép ăn và uống chất thải của chính mình. Cuối cùng cô con gái cả qua đời vì chết đói nhưng gia đình này vẫn một mực cho rằng đó là yêu ma chứ không phải con gái mình.
Khán giả Việt khá hào hứng với dự án này, có điều việc phim có chiếu ở Việt Nam hay không vẫn là một dấu hỏi lớn.
Bình luận của khán giả:
Video đang HOT
- Dạo này thấy khá nhiều bài đăng về phim này, hi vọng các nhà phát hành sẽ thấy triển vọng của nó và mang về chiếu
- Hóng review quá ạ chứ em làm gì có can đảm xem phim này
- Phim Đài dạo này chất lượng phết, mỗi tội không nổi ở Việt Nam nên là không biết có được chiếu không
- Xem trailer đã rén rồi, chắc gì đã được chiếu ở Việt Nam
- Cái này mới ra dáng chuyện ma gần nhà chứ, còn bộ kia thì thôi quên đi
- Thế này mới đúng phim kinh dị chứ, nói chứ tui còn chưa dám xem The Medium, quả này rén quá
'The Medium' - phim về văn hóa tâm linh Thái Lan
Phim kinh dị gây ám ảnh người xem bằng những thước phim giả tư liệu, khai thác hoạt động tâm linh ở vùng ngoại ô Thái Lan.
Tác phẩm được ra mắt vào mùa hè 2021 với sự tham gia của nhà sản xuất, biên kịch người Hàn Na Hong Jin - đạo diễn của The Wailing - và nhà làm phim Thái Banjong Pisanthanakun - đạo diễn Shutter. Tác phẩm chiến thắng hạng mục Phim Hay Nhất tại LHP quốc tế Bucheon International Fantastic Film lần thứ 25.
Lấy bối cảnh vùng quê Thái hẻo lánh, The Medium theo chân một đoàn làm phim ghi lại công việc của bà đồng Nim (Sawanee Utoomma), cùng quá trình tiếp nhận linh hồn thần Bayan nhập thể của cháu gái Mink (Narilya Gulmongkolpech). Tuy nhiên, có vẻ bên trong Mink không phải là linh hồn của vị thần họ tôn thờ, mà là một thực thể tà ác hơn.
Sự bất lực của con người trước những thế lực vô hình
Sau thành công của những bộ phim giả tài liệu (found-footage) như The Blair Witch Project (1999), Paranormal Activity (2007), nhiều phim thử khai thác phong cách làm này để mang đến trải nghiệm đặc biệt chân thật cho người xem. The Medium cũng không ngoại lệ. Phần lớn cảnh quay trong phim được sử dụng góc máy handheld giúp khán giả có chung góc nhìn với các nhân vật khác, cùng theo dõi hành trình sa chân vào bóng tối của Mink.
Nữ chính gây chú ý vì những cảnh chấp nhận làm xấu bản thân.
Với kịch bản phát triển từ câu chuyện gốc, bộ phim The Medium có sự ảnh hưởng lớn từ tác phẩm đình đám trước đó của ông là The Wailing. Nỗi sợ trong The Medium cũng được khai thác từ những chất liệu tương tự: sự chiếm hữu của linh hồn tà ác trong thân xác của người thân ruột thịt.
Phim bắt đầu chậm rãi với lời tự sự gần gũi của bà Nim, xây dựng bối cảnh bí ẩn nặng màu tâm linh, đồng thời khơi gợi trí tò mò đối với những khán giả đam mê chủ đề tín ngưỡng. Sử dụng nhiều chi tiết bạo lực và những cái chết méo mó biến dạng, phim gây cảm giác khó chịu cho người xem trước sự vùng vẫy không lối thoát của các nhân vật. Đặc biệt chi tiết mang tính hình tượng khi thần Bayan bị báng bổ và rời bỏ gia đình Nim để lại cảm xúc mạnh mẽ về nỗi chơi vơi, tuyệt vọng của con người trước sự lung lay trong đức tin.
Cốt truyện có nhiều khác biệt
Nhiều khán giả nhận định The Mediu m có sự giao thoa giữa The Exorcist (1973) - cũng lấy nghi thức trừ tà làm trung tâm - và Paranormal Activity (2007) - khai thác sự rùng rợn của những thước phim được ghi hình. Tuy nhiên, phim sở hữu câu chuyện riêng, khi khiến khán giả phải đặt nhiều giả thuyết về sự tồn tại của thần Bayan cũng như liệu vị thần cổ ấy có về phe của con người.
Trên Korea Herald, Pisanthanakun chia sẻ: "Đạo diễn Na và tôi đã đồng ý với nhau là sẽ làm một bộ phim không chỉ đơn thuần dọa người xem mà còn phải khiến họ nhìn lại về những đức tin của họ". Dù đã thực hiện một số phim kinh dị trước đó, Pisanthanakun vẫn không tránh khỏi khó khăn ban đầu trong dự án vì thiếu kinh nghiệm đối với lĩnh vực mê tín, trừ tà.
Vị đạo diễn 41 tuổi phải xin phía sản xuất thời gian để tìm hiểu nghiên cứu thêm về đề tài này. Ông góp phần chỉnh sửa, thêm thắt những chi tiết cho phù hợp thực tế văn hóa Thái Lan trong quá trình hoàn thiện kịch bản.
Vì thế, The Medium khắc họa khá trọn vẹn văn hóa tâm linh và tính ngưỡng người Thái, kể cả những chi tiết nhỏ như phong tục treo áo màu đỏ để che mặt quỷ dữ. Thước phim tài liệu mở ra những câu hỏi về tâm linh trong tâm trí của khán giả, khi mỗi sự kiện kỳ bí đều có thể giải thích tùy theo cảm nhận của từng người. Variety đánh giá bộ phim để lại "cánh cửa mở" cho những ý tưởng mới mẻ khác khi khai thác chủ đề về mê tín và thần thoại.
Hành trình làm phim cùng thần tượng
Chia sẻ với Yonhap News, đạo diễn Banjong Pisanthanakun nói ông đã trở thành người hâm mộ của Na Hong-jin sau khi xem buổi chiếu The Chaser cách đây 5 nămtại m ột lễ hội nghệ thuật ở Bangkok. Vài năm sau đó, đạo diễn Na chủ động liên hệ và mời Pisanthanakun tham gia dự án phim ma dựa trên kịch bản của ông. Đây cũng là bộ phim đầu tiên Na thực hiện dưới vai trò nhà sản xuất.
Hai đạo diễn chủ ý lựa chọn những diễn viên không quá nổi tiếng nhưng vẫn phải chuyên nghiệp, vì những vai diễn trong kịch bản khá khó nhằn. Họ đồng tình lựa chọn những diễn viên sân khấu chưa được nhiều người biết đến và đã tìm được Narilya Gulmongkolpech cho vai Mink. Sau khi The Medium công chiếu ở Thái, Gulmongkolpech được công chúng khen ngợi vì thần thái diễn xuất, dám hy sinh đóng những cảnh dơ bẩn, "phá hình tượng".
Phong cách quay giả tư liệu khiến phim thêm ám ảnh.
Pisanthanakun tập trung vào việc ghi hình và chỉ đạo bộ phim, còn Na Hong-jin thì chú trọng việc chau chuốt lại kịch bản tiếng Hàn. Việc giao tiếp giữa 2 đạo diễn phim kinh dị không gặp quá nhiều vấn đề khi có sự giúp đỡ của phiên dịch viên.
Vì tình hình dịch bệnh phức tạp và lệnh cấm di chuyển trong khu vực, ê-kip của The Medium tại Thái đã phải họp online và gửi footage phim cho đội sản xuất bên Hàn mỗi ngày. Sự phối hợp ăn ý của ê-kip Thái - Hàn đã giúp dự án diễn ra tốt đẹp kể cả ở khâu hậu kì.
Doanh thu của tác phẩm hiện đứng thứ 6 trong danh sách phim chiếu rạp ở Hàn Quốc năm 2021.
Xứ Đài "thả xích" bom tấn zombie đáng sợ nhất quả đất: Cả thành phố chìm trong biển máu, bỏ xa Train To Busan về độ tàn sát Bộ phim zombie Đài Loan The Sadness gây choáng với mức độ bạo lực chưa từng có. Nếu Hollywood có World War Z hoành tráng, điện ảnh xứ kim chi "nở mũi" tự hào cùng Train To Busan thì giờ đây đến lượt làng phim Hoa ngữ tiếp chiêu. Vừa qua, đoạn trailer cực kì ghê rợn của bom tấn zombie The Sadness...