Chơi bóng bàn có thể làm chậm sự phát triển bệnh Parkinson
Chơi bóng bàn có thể làm chậm sự phát triển bệnh Parkinson. Môn thể thao này được phát hiện có thể kích thích não bộ, tăng khả năng phản xạ, nhờ đó mà tác động tích cực đến Parkinson.
Bóng bàn có thể mang lại những tác động tích cực, giúp làm chậm tiến triển của bệnh Parkinson – Ảnh minh họa: Shutterstock
Mỗi tuần chỉ cần dành 5 giờ chơi bóng bàn cũng có thể giúp giảm các triệu chứng run rẩy, chân tay cứng, cử động chậm chạp và cải thiện khả năng thăng bằng ở bệnh nhân Parkinson. Lợi ích này có thể tiếp tục duy trì trong ít nhất 6 tháng sau đó, theo Daily Mail.
Các nhà khoa học tin rằng thể thao có thể được dùng như một phương pháp chữa trị rẻ tiền và an toàn cho người bị Parkinson. Đây là một trong những loại bệnh thần kinh phổ biến nhất.
Bệnh nhân Parkinson bị thiếu hụt dopamine, một chất dẫn truyền thần kinh có vai trò then chốt đến khả năng vận động và ghi nhớ. Nguyên nhân là vì các tế bào thần kinh tạo ra Parkinson đã bị tổn thương. Hậu quả khiến người bệnh gặp hàng loạt triệu chứng như run, cơ bắp và xương bị cứng dần.
Video đang HOT
Tuy nhiên, chơi bóng bàn lại kích thích não sản xuất dopamine. Bóng bàn có thể giúp tăng cường phản xạ, kích thích não bộ và cải thiện khả năng phối hợp giữa tay và mắt, các nhà khoa học tại Đại học Fukuoka (Nhật Bản) cho biết.
Nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản thực hiện trên 12 người mắc bệnh Parkinson từ mức độ nhẹ đến trung bình. Tuổi trung bình của họ là 73. Thời gian mắc bệnh trung bình của họ là 7 năm.
Trước tiên, những người này được kiểm tra để xem họ xuất hiện những triệu chứng gì của Parkinson. Mức độ nghiêm trọng của những triệu chứng đó đến đâu.
Sau đó, tất cả được yêu cầu chơi bóng bàn mỗi tuần 5 lần, liên tục trong 6 tháng. Mỗi lần chơi kéo dài 1 tiếng. Họ cũng thực hiện các bài tập căng cơ do một chuyên gia bóng bàn hướng dẫn. Cứ sau 3 tháng, các triệu chứng của Parkinson được đánh giá một lần, theo Daily Mail.
Các bằng chứng cho thấy sau 3 tháng và 6 tháng, những người tham gia nghiên cứu đã có những cải thiện đáng kể về khả năng nói, viết chữ bằng tay, mặc quần áo, rời khỏi giường và đi bộ.
Ví dụ, trước khi chơi bóng bàn, người mắc Parkinson phải cố gắng đến lần thứ hai, thứ ba hoặc nhiều hơn mới có thể ngồi dậy khỏi giường. Sau nghiên cứu, họ chỉ cần cố gắng 1 lần đã có thể thực hiện được.
Bóng bàn cũng giúp họ có những cải thiện đáng kể ở các biểu hiện cảm xúc trên khuôn mặt, cải thiện tư thế, tốc độ cử động, giảm độ cứng của chân tay, giảm run tay, theo Daily Mail.
Theo Thanh niên
Phát hiện lạm dụng kháng sinh có thể gây bệnh Parkinson
Nghiên cứu hàng chục nghìn bệnh nhân Parkinson, các nhà thần kinh học của bệnh viện Đại học Helsinki (Phần Lan) đã tìm thấy mối liên hệ giữa việc sử dụng kháng sinh (phổ tác động rộng và loại kháng sinh chống vi khuẩn kỵ khí, nấm) và sự phát triển của bệnh Parkinson.
Khi kê đơn thuốc kháng sinh, các bác sĩ phải tính đến tác động của chúng đối với hệ vi sinh vật đường ruột và sự phát triển của một số bệnh, trong đó có bệnh Parkinson - Ảnh: CCO Public Domain
Theo Medical Xpress, các nhà thần kinh học của bệnh viện Đại học Helsinki (Phần Lan) đã tìm thấy mối liên hệ giữa việc sử dụng kháng sinh (phổ tác động rộng và loại kháng sinh chống vi khuẩn kỵ khí, nấm) và sự phát triển của bệnh Parkinson - nhóm các bệnh rối loạn vận động với đặc điểm cứng cơ, run, tư thế và dáng đi bất thường, chuyển động chậm chạp và trong trường hợp bệnh nặng người bệnh có thể mất đi một số chức năng vận động vật lý.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu tác dụng của việc dùng kháng sinh đối với 13.976 bệnh nhân người Phần Lan được chẩn đoán mắc bệnh Parkinson từ năm 1998 đến 2014. Nhóm đối chứng gồm 40.697 tình nguyện viên khoẻ mạnh.
Filip Scheperjans, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết ở một tỷ lệ đáng kể những người mắc bệnh Parkinson, bệnh lý có thể xảy ra ở ruột nhiều năm trước khi có biểu hiện của các triệu chứng điển hình của bệnh này.
Thành phần vi khuẩn của ruột ở bệnh nhân Parkinson là bất thường, nhưng nguyên nhân gây ra tình trạng này là không rõ ràng. Kết quả nghiên cứu cho thấy một số loại kháng sinh thông thường có ảnh hưởng đáng kể đến hệ vi sinh vật đường ruột và liên quan đến bệnh Parkinson.
Táo bón, hội chứng ruột kích thích và bệnh viêm ruột với việc lạm dụng kháng sinh quá mức đã được phát hiện có liên quan đến việc tăng nguy cơ phát triển bệnh Parkinson. Hơn nữa, việc dùng thuốc kháng sinh phổ biến hiện nay có thể ảnh hưởng đến sự khởi phát của bệnh 10 - 15 năm trước khi xuất hiện triệu chứng tiêu biểu.
Theo các nhà khoa học, kết quả nghiên cứu này có nghĩa là khi kê đơn thuốc chống vi trùng, các bác sĩ phải tính đến tác động của chúng đối với hệ vi sinh vật đường ruột và sự phát triển của một số bệnh, trong đó có Parkinson.
Các bác sĩ cho biết, mối liên quan mạnh mẽ nhất với nguy cơ phát triển bệnh Parkinson đã được xác định khi sử dụng các nhóm kháng sinh macrolide và lincosamide. Những tác dụng của thuốc chống vi khuẩn và tetracycline, sulfonamid và trimethoprim cũng như thuốc chống nấm có liên quan nhiều đến nguy cơ phát triển bệnh Parkinson.
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi
Thuốc ho Ambroxol có thêm tác dụng chữa bệnh parkinson Loại thuốc Ambroxol vẫn được dùng để trừ ho và các bệnh đường hô hấp khác được phát hiện có khả năng xâm nhập thành công vào mô não, giúp tăng 35% nồng độ GCase trong dịch não tủy và cải thiện tình trạng của các bệnh nhân mắc parkinson. Chính các búi rối alpha-synuclein hiện được coi là thủ phạm chính phá...