Chọc cười bằng hài tục: Không phải thích “quăng gì thì quăng”
Nghệ sĩ hài Trà My cho biết đã là hài kịch thì đôi khi phải có sự dân dã để gần gũi với khán giả. Nhưng dân dã cũng cần đúng nơi đúng chỗ, không phải nơi nào cũng có thể nói bừa bãi theo kiểu ngẫu hứng, “thích quăng từ gì thì quăng”.
Đó là ý kiến của NSƯT Công Ninh về việc tạo tiếng cười từ các câu nói tục trong một số chương trình truyền hình hài hiện nay.
Tối 22.2 giải quán quân của chương trình Thách thức danh hài trao cho “hot boy trà sữa” Tấn Lợi đã vấp phải phản ứng gay gắt từ cộng đồng mạng. Với 3 phần thi không quá đặc sắc, chọc cười bằng ngôn từ có phần tục tĩu, thí sinh quê Cà Mau lại giành giải thưởng 150 triệu đồng.
Trên sóng truyền hình, Tấn Lợi gọi vợ là “nó”, “mập đ..”. Điều này khiến nhiều người đặt dấu hỏi rằng hài bây giờ phải có câu nói tục mới vui? Thực tế, các chương trình hài, game show thời gian qua cũng thường xuyên bị khán giả phản ứng khi diễn viên chửi thề, nói tục.
‘Chọc cười bằng câu nói tục là phản thẩm mỹ’
NSƯT Công Ninh phản đối cách gây cười bằng câu nói tục. Ảnh: NVCC.
NSƯT Công Ninh cảm thấy bất ngờ khi “hot boy trà sữa” chiến thắng trong Thách thức danh hài. Theo anh, những từ mà Tấn Lợi dùng không hẳn là tục tĩu nhưng không đẹp, không có tính thẩm mỹ. Cách gọi vợ là “nó”, “mập đ…” khiến khán giả đánh giá thí sinh không tôn trọng vợ.
Anh đánh giá cách diễn hài của hot boy trà sữa là hậu quả của việc ảnh hưởng từ dàn diễn viên hài. “Nhiều diễn viên hài thích đưa các câu nói tục vào tiểu phẩm như một cách gây cười. Những thí sinh không chuyên tưởng đó là cách hay nên học theo”, anh nhận định.
Đạo diễn Công Ninh cho rằng không nên chọc cười bằng những câu nói tục. Đây là cách gây cười phản thẩm mỹ, không thể chấp nhận được.
‘Nói tục trong game show không thể đổ lỗi cho diễn viên’
Trao đổi với nghệ sĩ hài Trung Dân về vấn đề này, anh cho biết đây là điều khó tránh khỏi khi diễn viên cao hứng trong lúc tập.
Video đang HOT
Nghệ sĩ Trung Dân cho rằng nói tục trong game show một phần do nhà sản xuất. Ảnh: NVCC.
Anh giải thích khi quay các chương trình game show, nhà sản xuất hầu như không có kịch bản chi tiết mà chỉ có ý chính. Diễn viên tham gia không chỉ đảm nhận vai trò diễn xuất mà còn có nhiệm vụ xây dựng và bồi đắp các chi tiết cụ thể mới thành một tiết mục hoàn chỉnh.
Game show là hài tình huống, không có kịch bản trước nên khi diễn, nghệ sĩ sẽ không tránh khỏi sai sót. “Tôi mà tham gia nhiều chương trình như các bạn trẻ, có lẽ tôi sẽ không tránh khỏi trường hợp đó”, nghệ sĩ hài nói.
Tuy nhiên, Trung Dân cho rằng không thể vì có câu nói tục trong các chương trình mà đổi lỗi hoàn toàn cho diễn viên.
“Trước khi có bản hoàn chỉnh phát sóng gửi đến khán giả thì nhà sản xuất phải biên tập, dàn dựng kỹ càng. Tại sao những câu nói tục của diễn viên vẫn được đưa lên sóng. Hơn ai hết các nhà sản xuất phải hiểu điều đó chứ?, Trung Dân thắc mắc.
Theo nghệ sĩ hài kỳ cựu, những vấn đề bất cập trong game show hiện nay chính là tiếng chuông cảnh tỉnh với các nhà quản lý văn hóa. “Nếu nhà đài muốn đem tới những món ăn tinh thần bổ ích cho khán giả thì cần kỹ càng hơn ở khâu kiểm duyệt. Kiểm duyệt cũng nên đồng bộ và thống nhất”.
‘Ngẫu hứng nhưng cần phải có kiểm soát’
Diễn viên hài Trà My cho rằng nghệ sĩ phải cẩn trọng từng lời nói. Ảnh: NVCC.
Chia sẻ với Zing.vn, nghệ sĩ hài Trà My cho biết đã là hài kịch thì đôi khi phải có sự dân dã để gần gũi với khán giả. Nhưng dân dã cũng cần đúng nơi đúng chỗ, không phải nơi nào cũng có thể nói bừa bãi theo kiểu ngẫu hứng, “thích quăng từ gì thì quăng”.
“Trong những phút cao hứng trên sân khấu, nghệ sĩ hài thường thêm một vài câu hoặc từ vào cho hài hước, kiểu thăm mắm, thêm muối. Nhưng không phải từ nào cũng nói được” – Trà My nói.
Là người thường xuyên xuất hiện trên sóng truyền hình, nữ nghệ sĩ hài cũng công nhận trên truyền hình hoặc trong các cuộc thi, nghệ sĩ và thí sinh lại càng cần phải cẩn trọng về ngôn ngữ. “Khán giả truyền hình là cả nước, do vậy sự cẩn trọng sẽ tốt hơn vì đôi khi vùng miền này chấp nhận được từ này vì coi nó không bậy nhưng người miền khác lại không chấp nhận được. Người diễn rất lưu ý điều này” – Trà My nói thêm.
Theo P.V (Zing)
Nghệ sĩ kịch liệt phản đối game show vì bị sắp đặt và tấu hài nhảm
Thanh Bùi kêu gọi dừng các cuộc thi tìm kiếm tài năng vì thị trường Việt Nam nhỏ, không nhiều nhân tài. NSND Hồng Vân cho rằng game show là sự "giật lùi văn hóa".
"Hot boy trà sữa" Tấn Lợi chinh phục giải thưởng "khủng" 150 triệu "Hot boy trà sữa" Tấn Lợi trở thành Quán quân Thách Thức Danh Hài mùa 3 sau khi vượt qua 5 vòng thi.
Trong khi các nghệ sĩ lao vào cơn lốc của truyền hình thực tế thì cũng có không ít người phản đối với những lý do riêng. NSND Hồng Vân lo sợ văn hóa đang bị lệch lạc vì yếu tố kinh doanh. "Tôi biết ai cũng phải làm việc để kiếm sống nhưng họ nên có trách nhiệm với văn hóa của mình", chị nhấn mạnh.
Tấn Beo từ chối nhiều chương trình bởi anh lo sợ khán giả nhàm chán và chê cười vì format của game show nào cũng giống nhau. Anh cũng tiết lộ vì không làm theo yêu cầu của nhà sản xuất nên họ "ngại mời mình làm giám khảo".
Nghệ sĩ Xuân Hương tự nhận những game show không thích hợp với mình. "Sự lỏng lẻo trong vấn đề kiểm duyệt chương trình của nhà quản lý, cộng thêm việc các nhà sản xuất luôn chạy theo những tên tuổi nổi tiếng và cả sự dễ dãi trong nghề nghiệp của nhiều nghệ sĩ sẽ góp phần tạo nên những tác phẩm thiếu chiều sâu nghệ thuật", chị nhấn mạnh.
NSƯT Hữu Châu từng khiến những người trong nghề "chột dạ" với tuyên bố: "Có những giám khảo đáng học trò tôi, nhận xét của họ rất mắc cười vì vậy tôi tuyệt đối không coi game show. Khi thí sinh diễn dở mà mình vẫn khen vì tiền thì ra ngoài tôi làm sao dám dạy ai nữa".
Trường Giang dù xuất hiện ở rất nhiều game show nhưng cũng thể hiện sự cứng rắn với thí sinh khi họ chưa đủ thuyết phục để giành giải. "Anh nói nghiêm túc, ví dụ có ông bầu nào mới em đi diễn hài, em đừng bao giờ nhận. Bởi vì em nhận em không làm ai cười được hết. Em lên diễn người ta cười được anh cho em 1 tỷ đồng", anh nói với một thí sinh.
La Thành cũng từng tham gia game show nhưng anh phản đối việc mang đời tư nghệ sĩ ra chọc cười khán giả. "Qua một game show với mười mấy số phát sóng không thể trở thành diễn viên được. Họ chỉ làm được vài năm thôi, sau đó không thể theo được vì lực diễn không có", nam diễn viên khẳng định.
Dù là một diễn viên hài khá ăn khách nhưng Anh Đức cũng hạn chế tham gia game show. Anh phát biểu: "Tôi thấy một số nhà sản xuất chưa hiểu thế nào về hài mà chạy theo thị hiếu của số đông. Hài bây giờ đa số xào nấu lại những cái cũ nhưng thể hiện vẻ bên ngoài hoành tráng như vũ đoàn, đem lửa trên sân khấu".
Thanh Bùi khẳng định anh không còn niềm tin vào những show truyền hình thực tế vì nhà sản xuất đang kinh doanh chứ không vì nghệ thuật. "Thị trường Việt Nam quá nhỏ thì tài năng không thể nào đủ để đáp ứng cho hàng loạt cuộc thi được", giọng ca tài năng phát biểu.
Tùng Dương cũng từng ngồi ghế nóng cuộc thi âm nhạc nhưng anh khẳng định nhà sản xuất luôn có sự xếp đặt, sử dụng chiêu trò và scandal. "Kết quả từ các game show, tài năng thực sự lại luôn bị xếp sau bởi những lý do khác, khiến kết quả cuộc thi không thuyết phục được khán giả".
Theo VNN
NSƯT Phạm Bằng: 'Không ngăn hài nhảm thì tôi cũng chết' Nghệ sĩ hài nổi tiếng của "Gặp nhau cuối tuần" chia sẻ rằng, nếu không ngăn được hài nhảm và không kéo được nghệ thuật hài trở về đúng giá trị của nó thì chính ông cũng "chết". NSƯT Phạm Bằng có cuộc trò chuyện với phóng viên Zing.vn giữa những ngày đầu năm bận rộn. Từ chối nhiều lời mới vì không...