Choáng với số tiền người dân mang gửi tiết kiệm ngân hàng lấy lãi mỗi ngày
Cùng với đà tăng lãi suất tiết kiệm của các ngân hàng, số tiền gửi tiết kiệm của người dân cũng tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2022.
Theo số liệu được Ngân hàng Nhà nước mới công bố cho thấy trong tháng 6 vừa qua, người dân cả nước tiếp tục mang tới 50.468 tỷ đồng gửi vào hệ thống ngân hàng để lấy lãi. Thống kê cho thấy, số tiền gửi tiết kiệm của người dân trong tháng 6 đã tăng tới gần 37% so với tháng liền trước.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, người dân đã mang tổng cộng gần 319.000 tỷ đồng gửi thêm vào hệ thống ngân hàng, tăng 6,02% so với đầu năm. Mức tăng số dư tiền gửi 6 tháng đầu năm nay ở khu vực dân cư đã cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2021 và cao hơn 30% so với năm 2020.
Tính bình quân mỗi tháng trong nửa đầu năm 2022, người dân mang hơn 53.158 tỷ đồng gửi tiết kiệm ngân hàng. Tương đương bình quân mỗi ngày người dân mang thêm tới 1.772 tỷ đồng gửi vào ngân hàng.
Trong khi đó, 6 tháng đầu năm 2022, tiền gửi từ các tổ chức kinh tế vào các tổ chức tín dụng là 203.611 tỷ đồng, tăng 3,61 so với đầu năm. Tương đương, mỗi tháng các tổ chức kinh tế gửi vào hệ thống ngân hàng 33.935 tỷ đồng, thấp hơn rất nhiều so với số tiền tiết kiệm được người dân gửi vào ngân hàng lấy lãi.
Đà tăng mạnh dòng tiền gửi của người dân vào hệ thống ngân hàng diễn ra trong bối cảnh lãi suất huy động đã tăng liên tục từ đầu năm đến nay.
Video đang HOT
Người dân mang hàng chục nghìn tỷ đồng gửi tiết kiệm ngân hàng mỗi tháng
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, đến cuối tháng 6, lãi suất tiền gửi bình quân kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng tại các ngân hàng thương mại ở mức 3,3-3,6%/năm, tăng 0,1 điểm % so với cuối năm 2021.
Tương tự, lãi suất tiền gửi kỳ hạn từ 6 tháng đến 12 tháng đạt 5,1-5,9%/năm, tăng 0,2 điểm %; kỳ hạn trên 12 tháng đến 24 tháng phổ biến ở mức 5,4-6,6%/năm, tăng 0,1 điểm % và tiền gửi kỳ hạn trên 24 tháng là 6,3-6,7%/năm, tăng 0,2 điểm %.
Với xu hướng các nhà băng liên tục tăng lãi suất huy động trong thời gian gần đây, trong khi thị trường BĐS và chứng khoán chứng kiến sự chững lại, các chuyên gia phân tích cho rằng xu hướng người dân mang tiền gửi tiết kiệm ngân hàng sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao trong thời gian tới.
Theo khảo sát trong tháng 8/2022, lãi suất huy động của nhiều ngân hàng tiếp tục tăng mạnh. Cụ thể, ở kỳ hạn 6 tháng, mức lãi suất tiết kiệm tại quầy cao nhất được nhà băng nâng lên tới 7,1%/năm. Mức lãi suất tiết kiệm tại quầy kỳ hạn 9 tháng cũng được nâng lên thành 7,2%/năm. Trong khi kỳ hạn 12 tháng có mức lãi suất tiết kiệm tại quầy cao nhất là 7,45%/năm. Với hình thức gửi tiết kiệm online, mức lãi suất các kỳ hạn này lần lượt là 7,2%/năm, 7,3%/năm và 7,5%/năm.
Trong khi đó, lãi suất huy động kỳ hạn 13 tháng tại quầy được ngân hàng ABBank đẩy lên mức 8,8%/năm, đây cũng là mức lãi suất tiết kiệm cao nhất hệ thống ngân hàng hiện nay.
Với các kỳ hạn từ 18 đến 36 tháng, mức lãi tiết kiệm huy động tại quầy cao nhất lên tới 7,5%/năm. Với hình thức gửi tiết kiệm online, khách hàng được cộng thêm 0,05% so với hình thức tại quầy nâng mức lãi suất tiết kiệm online kỳ hạn 18 đến 36 tháng cao nhất lên đến 7,55%/năm.
Mức lãi tiết kiệm trên 7%/năm đang được hàng chục ngân hàng khác nhau như như ABBank, Bảo Việt, CBBank, Đông Á, Kiên Long, NCB, OceanBank, SCB, SHB, VietCapitalBank, PVcomBank, Nam Á Bank,… áp dụng cho kỳ hạn từ 6 tháng trở lên.
Nhận định về xu hướng của kênh tiền gửi tiết kiệm, Công ty chứng khoán VNDirect dự báo lãi suất tiền gửi có thể tăng thêm 0,3-0,5 điểm % trong nửa cuối năm nay. Trong khi, VCBS dự báo lãi suất sẽ tăng 1-1,5 điểm % trong cả năm.
Các ngân hàng thực hiện chính sách rút tiền linh hoạt có lợi cho khách hàng
Để hút khách hàng gửi tiền, nhiều ngân hàng đang hưởng ứng chính sách tiền gửi linh hoạt mới đây của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), mang lại lợi ích và sự chủ động hơn cho người gửi tiền trong việc lên kế hoạch sử dụng nguồn tiền tiết kiệm.
Người có tiền nhàn rỗi sẽ chọn kỳ hạn gửi tiết kiệm ngắn để trong trường hợp có cơ hội đầu tư có thể thực hiện rút vốn ra. Ảnh: ABBank
Trước đây, khi muốn rút tiền trước hạn, khách hàng phải chấp nhận rút toàn bộ phần tiền gửi và số tiền này sẽ được tính lãi suất không kỳ hạn, dẫn đến giảm bớt một khoản lợi nhuận đáng kể. Theo quy định mới đây tại Thông tư số 04/2022 của NHNN, khi người gửi tiền rút trước hạn một phần sổ tiết kiệm thì phần rút trước hạn sẽ chịu lãi suất không kỳ hạn từ 0,1 - 0,2%/năm, phần tiền gửi còn lại sẽ được ngân hàng giữ nguyên mức lãi suất ban đầu.
Theo đó, ABBank áp dụng cho khách hàng cá nhân gửi tiết kiệm tại quầy giao dịch sẽ được hưởng chính sách rút trước hạn một phần tiết kiệm vẫn hưởng lãi cố định tại ngân hàng. Nhằm tối ưu hóa lợi ích cho khách hàng khi gửi tiền NCB, MSB, SHB, VietABank... có sản phẩm "Tiết kiệm rút gốc từng phần" an toàn, linh hoạt dành cho khách hàng cá nhân.
So với quy định cũ, cách tính lãi khi rút trước hạn một phần khoản tiền gửi giúp người gửi tiền có lợi hơn. Khách hàng chủ động lựa chọn những kỳ hạn dài với lãi suất cao hơn để gửi mà không quá lo lắng về nhu cầu vốn đột xuất, rút vốn trước hạn sẽ mất toàn bộ phần lãi trong thời gian gửi. "Thông tư 04 thực sự đã 'cởi trói' cho các ngân hàng cũng như người gửi tiền. Các ngân hàng trên hệ thống sẽ thu hút được nguồn tiền gửi trung và dài hạn, đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi và trên hết, khách hàng được tối đa hóa lợi nhuận có được từ nguồn vốn nhàn rỗi", đại diện VietABank cho biết.
Bước sang tháng 8/2022, nhiều ngân hàng có động thái tăng mạnh lãi suất huy động nhằm thu hút vốn tiền gửi từ khách hàng. Khảo sát tại 30 ngân hàng thương mại trong nước, mức lãi suất tiền gửi cao nhất ghi nhận được là 7,8%/năm và thấp nhất là 5,6%/năm.
Techcombank tiếp tục là ngân hàng có lãi suất tiết kiệm cao nhất, niêm yết ở mức 7,8%/năm. Mức lãi suất này được áp dụng cho khoản tiền gửi từ 999 tỷ đồng trở lên tham gia gửi tiết kiệm tại kỳ hạn 12 tháng; CBBank với lãi suất đang triển khai cho kỳ hạn từ 13 tháng đến 60 tháng là 7,5%/năm. Mặc dù có lãi suất khá cao nhưng CBBank không có đính kèm bất cứ điều kiện nào về số tiền gửi tối thiểu. Kienlongbank và SCB cùng có lãi suất tiết kiệm cao nhất là 7,3%/năm, áp dụng cho mọi khoản tiền gửi. Kienlongbank niêm yết lãi suất này cho tiền gửi tiết kiệm tại kỳ hạn 36 tháng còn SCB đang triển khai cho các kỳ hạn gửi từ 12 tháng đến 36 tháng...
Tiền ùn ùn chảy về ngân hàng: Tăng hơn 100.000 tỷ đồng tiền gửi của dân trong một tháng Đây là tháng tiền gửi của người dân tăng mạnh nhất trong nhiều tháng trở lại đây. Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối tháng 1 vừa qua, tổng phương tiện thanh toán toàn nền kinh tế đạt hơn 13,7 triệu tỷ đồng, tăng 2,59% so với cuối năm 2021. Tổng tiền gửi tại các tổ chức tín dụng...