“Choáng” với quyền hành của “đại bàng” mafia trong nhà tù tệ nhất nước Mỹ
“Cảnh sát”, “cai ngục” hay “quản giáo” là những khái niệm không hề có trong từ điển của kẻ đứng đầu một băng đảng khét tiếng tại Mỹ khi sống sau song sắt trại giam.
Người xưa có câu “một ngày trong tù bằng nghìn thu ở ngoài”, để thấy rằng đây là nơi có điều kiện sống khắc nghiệt và nguy hiểm đến mức nào. Nhưng cũng có người kể lại rằng các “ông lớn” khi vào tù vẫn cứ “sướng như tiên”. Vậy sự thực điều gì đã và đang diễn ra đằng sau những chấn song sắt nhà tù? Loạt bài “Cuộc sống trong tù của những tên tội phạm khét tiếng” sẽ phần nào trả lời câu hỏi này.
Trùm mafia Tavon White mới chình là kẻ điều hành nhà tù Baltimore.
Tavon White là một trong những thủ lĩnh cấp cao của băng đảng Black Guerrilla Family. Thành lập từ năm 1966, băng đảng này nổi tiếng trong giới xã hội đen với những phi vụ buôn bán ma túy, trộm cắp ô tô quy mô lớn hoặc đâm thuê chém mướn.
Với khoảng 1.000 thành viên được nhận diện, Black Guerrilla Family cũng là băng đảng trong tù lớn thứ 4 tại nước Mỹ, thống trị các nhà tù ở California và Maryland. Đây thực sự là nỗi ám ảnh đối với các tù nhân. Chúng chuyên thực hiện các hoạt động phi pháp như mại dâm hay buôn bán ma túy trong tù.
Là lãnh đạo của Black Guerrilla Family, quyền lực của Tavon White luôn luôn được khẳng định cho dù sa cơ trong tù.
Trong một cuộc truy quét quy mô lớn của cảnh sát thành phố Baltimore (bang Maryland), Tavon White đã bị bắt giữ và đưa thẳng tới nhà tù Baltimore.
Là một trong những nhà tù được xây dựng lâu đời nhất nước Mỹ, thậm chí còn trước cả cuộc nội chiến của Mỹ (1861-1865), cơ sở vật chất của Baltimore khá tồi tàn, xuống cấp. Tọa lạc tại trung tâm thành phố Baltimore, nơi đây giam giữ hơn 1000 tù nhân nam.
Tại đây, “cảnh sát” hay “cai ngục” dường như là những khái niệm không có trong từ điển của trùm Tavon White bởi vì trên thực tế, băng đảng Black Guerrilla Family mới là những kẻ điều hành bộ máy nhà tù này trong nhiều năm qua.
Dù thụ án 20 năm tại đây, tên mafia Tavon White vẫn đều đều kiếm được hàng chục ngàn USD mỗi tuần nhờ vào buôn lậu ma túy, điện thoại cùng như một số hàng cấm khác và thậm chí cả mại dâm trong tù.
Video đang HOT
Tất nhiên, hành vi phạm tội này diễn ra với sự giúp đỡ và hợp tác của một nhóm giám thị, quản ngục nhà tù Baltimore.
Ngoài ra, tên White còn dụ dỗ các nữ quản ngục quan hệ tình dục với y và những tù nhân khác để lôi kéo họ vào đường dây buôn lậu. Kết quả, y đã khiến 4 nữ quản ngục gồm Jennifer Owens (31 tuổi), Katera Stevenson (24 tuổi), Chania Brooks (27 tuổi) và Tiffany Linder (27 tuổi) mang thai và sinh ra 5 đứa con.
Các tù nhân không ở trong băng Black Guerrilla Family đều bị hắn ép buộc phải liên lạc với người thân bên ngoài để trả tiền bảo vệ, nếu không muốn bị đánh đập, gây khó dễ trong tù.
Đường dây tội phạm này hoạt động trắng trợn trong suốt một thời gian dài. Trong một cuộc điện đàm bị nhà chức trách ghi âm, Tavon White còn tỏ ra ngông cuồng và khoe khoang với một người khác rằng nhà tù này “hoàn toàn” do hắn kiểm soát. “Đây là nhà tù của tôi. Nghiêm túc mà nói thì tôi là người ra quyết định cuối cùng tại đây”.
“Trên thực tế, Tavon White và những kẻ trong băng đảng của hắn chính là kẻ vận hành nhà tù này”, Thống đốc bang Maryland – Larry Hogan đã phải thốt lên như vậy và thừa nhận rằng “đây là nhà tù tệ nhất nước Mỹ”.
Với những hành vi trắng trợn này, Tavon White và những kẻ liên quan trong băng đảng của hắn đã phải đối mặt với những cáo buộc nhiều tội danh.
Ngày 30/7/2015, Thống đốc Larry Hogan đã tuyên bố ngay lập tức đóng cửa Trại giam thành phố Baltimore, một trong những nhà tù cũ kỹ và xuống cấp nặng nhất tại Mỹ.
———–
Mời độc giả đón đọc phần tiếp theo của loạt bài Cuộc sống trong tù của những tên tội phạm khét tiếng vào 4h ngày 04/08/2017.
Theo Danviet
Nghe nhà sáng lập Wikileaks tiết lộ cuộc sống hãi hùng trong tù
"Tôi bị giam chung với những kẻ quan hệ tình dục và giết hại trẻ em. Ở đây, bạn sẽ phải nghe tiếng khóc lóc, gào rú cả đêm", ông chủ WikiLeaks kể về những tháng ngày bị giam cầm của mình.
Người xưa có câu "một ngày trong tù bằng nghìn thu ở ngoài", để thấy rằng đây là nơi có điều kiện sống khắc nghiệt và nguy hiểm đến mức nào. Nhưng cũng có người kể lại rằng các "ông lớn" khi vào tù vẫn cứ "sướng như tiên". Vậy sự thực điều gì đã và đang diễn ra đằng sau những chấn song sắt nhà tù? Loạt bài "Cuộc sống trong tù của những tên tội phạm khét tiếng" sẽ phần nào trả lời câu hỏi này.
Chân dung nhà sáng lập Wikileaks Julian Assange.
Được thành lập vào năm 2006, Wikileaks thu hút sự chú ý của thế giới lần đầu tiên sau khi công bố những hình ảnh về các tù nhân tại nhà tù vịnh Guantanamo của Mỹ tại Cuba.
Từ bí mật của các nhà lãnh đạo, cho tới những vấn đề nhạy cảm giữa các quốc gia, tất cả đều được Wikileaks phơi bày. Điều này từng làm ảnh hưởng không nhỏ tới quan hệ ngoại giao giữa nhiều quốc gia trên thế giới.
Năm 2010, Mỹ lên tiếng cáo buộc trang web Wikileaks vi phạm Luật tình báo Mỹ và Julian Assange - người sáng lập WikiLeaks phải chịu trách nhiệm cho tội danh làm rò rỉ hàng loạt tài liệu mật của Mỹ.
Ngày 7/12/2010, Julian Assange (lúc đó 39 tuổi) đã bị bắt tại London (Anh), tuy nhiên lại theo lệnh bắt giữ của chính quyền Thụy Điển với tội danh quấy rối tình dục và cưỡng bức hai cô gái người Thụy Điển trong một chuyến đi đến nước này vào tháng 8/2010.
Sau khi bị bắt, ông chủ Wikileaks được chuyển sang một khu vực riêng biệt trong nhà tù Wandsworth. "Tôi sẽ không bao giờ quên những gì đã trải qua", Assange nói.
Wandsworth là nhà tù lớn nhất nước Anh. Được xây dựng vào những năm 1850, đây là nơi giam giữ hơn 1.600 tù nhân phạm tội đặc biệt nghiêm trọng với các tội danh giết người, hiếp dâm, buôn bán ma túy, lừa đảo...
Bước vào Wandsworth, ấn tượng đầu tiên là những tiếng la hét, đập phá của các tù nhân. Tại đây, những người may mắn sẽ được lựa chọn phục vụ trong nhà bếp và nhân viên vệ sinh còn lại hầu hết phải giam mình trong phòng 22 giờ một ngày, chỉ được ra ngoài tập thể dục 30 phút.
Julian Assange là tù nhân nổi tiếng nhất tại đây nên cũng được chú ý hơn cả. Ông chủ Wikileaks ban đầu cũng phải khỏa thân và để cho bác sĩ khám khi mới đến. Ở nhà tù Wandsworth, mọi tù nhân đều được kiểm tra để xem có nguy cơ tự sát hay không.
Assange không được dùng máy tính, thậm chí là bút viết. Một ngày của ông chủ Wikileaks cũng như các tù nhân khác, bắt đầu lúc 7h45, ăn sáng với ngũ cốc và sữa được phát vào đêm trước, và đây cũng là thực đơn cho bữa tối. Ăn trưa lúc 12h45 và tối lúc 16h45.
"Tôi bị giam chung với những kẻ quan hệ tình dục với trẻ em và cả những tên giết hại trẻ em", Julian Assange cho biết. "Những kẻ điên khùng la hét suốt đêm về những tội ác đã gây ra. Ở đây, bạn sẽ phải nghe tiếng khóc lóc, gào rú cả ngày".
Bên trong nhà tù Wandsworth lớn nhất nước Anh.
Trong tù, Assange lúc nào cũng cảm thấy bị nguy hiểm. Ông này thậm chí còn bị mất một chiếc răng sau khi nhai phải một vật kim loại trong chiếc đĩa đựng cơm và đậu trong tù. "Tôi không biết đó đơn giản chỉ là một tai nạn hay có ai đã bỏ nó vào". Assange đã gói chiếc răng gẫy vào một mẩu giấy nhưng sau đó nó đã biến mất khi ông ra khỏi phòng giam để tập thể dục. "Tôi cho rằng chiếc răng được lấy đi vì người ta không muốn có bất kỳ bằng chứng gì về những chuyện đã xảy ra".
Ngoài ra, chuyện liên tục bị bỏ bom thư dọa giết diễn ra như cơm bữa. "Tôi thường xuyên bị dọa giết", Assange tiết lộ.
Nhiều nguồn tin khác cũng cho biết Julian Assange thậm chí còn gặp nhiều vấn đề về sức khỏe, ho kinh niên và cao huyết áp, cơ thể mệt mỏi do thiếu vitamin D vì không được thường xuyên tiếp xúc với bên ngoài.
Tuy nhiên sau đó không lâu, ông chủ Wikileaks được tại ngoại sau khi đóng 240.000 bảng Anh bảo lãnh.
Nhưng ngày 15/6/2012, Anh đã quyết định dẫn độ Assange tới Thụy Điển và việc này khiến nhà sáng lập WikiLeaks phải tới Đại sứ quán Ecuador ở London nộp đơn xin tị nạn chính trị tại Ecuador và tiếp tục đối mặt với cuộc chiến pháp lý chưa có hồi kết.
-----------
Mời độc giả đón đọc phần tiếp theo của loạt bài Cuộc sống trong tù của những tên tội phạm khét tiếng vào 4h ngày 04/08/2017.
Theo Danviet
Mỹ: Điều bất ngờ khi tìm ra kẻ bị truy nã gắt nhất sau 18 năm Vợ của kẻ từng bị FBI truy nã lâu nhất trong lịch sử thừa nhận đã giúp chồng mình ẩn náu suốt 18 năm cho đến khi lìa đời. Donald Eugene Webb (phải) đã lẩn trốn FBI suốt 18 năm cho đến khi chết. Theo Daily Mail, Donald Eugene Webb là một tên tội phạm nổi tiếng từng nằm trong danh sách 10...