Choáng với ông chủ Quảng Ninh đầu tư 80 tỷ đồng nuôi tôm sạch
Trong giới nuôi tôm ở Móng Cái (Quảng Ninh), cái tên Bùi Ngọc Liêm được biết và nhắc đến như một “ông trùm”. Ông Liêm là người thúc đẩy xây dựng nhãn hiệu tập thể “Tôm thẻ chân trắng Móng Cái” và tiên phong đưa ứng dụng khoa học mới trong nuôi tôm công nghiệp. Nhiều hội viên được ông Liêm giúp đỡ đã trở thành những ông chủ nuôi tôm giàu có ở vùng biên giới.
Thắng lớn từ “canh bạc” đầu tiên
Khác với phong cách của một “ông trùm” như người ta thấy, ông Bùi Ngọc Liêm giản dị, dễ gần và mang đậm chất mộc mạc của người nông dân. Nhìn cơ ngơi gần 7ha khu vực nuôi tôm đã đầu tư lên tới hơn 80 tỷ đồng, với tổng sản lượng tôm nuôi đạt hơn 40 tấn, doanh thu hơn 3,5 tỷ đồng/năm… của ông, ít người biết bao nhiêu mồ hôi, nước mắt ông Liêm đã rơi trên mảnh đất nuôi tôm ở khu 9, phường Hải Hòa, TP.Móng Cái này.
Một ao nuôi tôm thẻ chân trắng theo hình thức khép kín của ông Bùi Ngọc Liêm. Ảnh: Nguyễn Quý
“Không phải vụ nuôi nào trong nhà khép kín cũng thành công, hiệu quả cao. Quan trọng nhất vẫn là chất lượng con giống, kỹ thuật cho người nuôi, chăm sóc thú y và không thể loại bỏ yếu tố thời tiết”. Ông Bùi Ngọc Liêm
Ông Liêm quê Nam Định, là bộ đội chuyển ngành, làm cán bộ công nhân viên cơ quan nhà nước, rồi về nghỉ chế độ. Đến năm 1991, Bùi Ngọc Liêm quyết tâm ra Móng Cái để mưu sinh. Ông làm đủ mọi việc kiếm sống, nhưng luôn nung nấu những dự định, ý tưởng làm giàu của riêng mình. Năm 2001, hay tin Móng Cái thực hiện Dự án quốc phòng 327, với mục đích đưa dân ra vùng biên làm kinh tế, ông Liêm là một trong những người đầu tiên đăng ký. “Khi đó, nghề nuôi tôm cũng đã phát triển tại một số nơi, sau nhiều năm kinh doanh, sẵn chút vốn trong tay, nên tôi cũng muốn thử sức mình…” – ông Liêm kể lại.
Với ông Liêm, tiêu chuẩn 2ha để nuôi trồng thủy sản nằm trong dự án khi ấy là quá ít, trong khi với các hộ không chủ động về tài chính thì 2ha lại là quá nhiều. Chính vì vậy, ông Liêm đã mua lại tiêu chuẩn của một số hộ, gom lại được gần 10ha, sau đó tập trung vốn và vay tiền ngân hàng để thuê máy đắp ao.
Video đang HOT
Không một chút kiến thức nuôi tôm trong tay, ông khởi sự bằng cả 100.000m2 đất ven biển ngập đầy lau sậy; điện lưới lại chưa có, quạt nước phải chạy bằng máy nổ, một máy chỉ chạy được cho 1 ao… Bao nhiêu khó khăn có lúc tưởng như làm cho ông Liêm nản chí. Nhưng có vốn kiến thức cơ khí, ông Liêm mày mò làm bánh răng đảo chiều sử dụng cho hai ao nên đã giảm được đáng kể chi phí đầu tư và nhiên liệu chạy máy. Ông còn tranh thủ học hỏi kỹ thuật nuôi tôm từ bên Trung Quốc. Trời không phụ lòng người, những năm đầu nuôi tôm sú, tôm he Nhật Bản, nhờ chịu khó học hỏi và tìm hiểu kỹ thuật nên các vụ nuôi tôm của ông trúng lớn, thành công ngoài mong đợi.
Đầu tư nhiều, nhưng rủi ro ít
Đường vào trang trại nuôi tôm của ông Liêm giờ đây đã trải nhựa, ôtô tải chạy bon bon, điện lưới kéo đến tận nơi. Ông cho biết: Hiện nay, hạ tầng nuôi toàn bộ gần 7ha khu nuôi tôm của gia đình đã được đầu tư hiện đại, với tổng mức đầu tư đến thời điểm này đã lên tới hơn 80 tỷ đồng, đảm bảo tiêu chuẩn VietGAP.
Hơn 10 năm nuôi tôm, Bùi Ngọc Liêm nức tiếng là người chưa từng gặp thất bại. Nhưng: “Tính mình không thích kêu ca nhiều. Vừa áp dụng khoa học, vừa từ kinh nghiệm bản thân để xem xét, nhìn nhận mỗi khi gặp rủi ro, thất bại khi nuôi tôm, rồi rút ra bài học cho vụ tới” – ông Liêm tâm sự.
Theo ông Liêm, trong những vụ nuôi năm 2015, cơ sở nuôi tôm của gia đình ông cùng với nhiều hộ nuôi khác tại Móng Cái đã chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của tình hình dịch bệnh. Trong khi người nuôi tôm chỉ quan tâm đến các loại dịch bệnh như: Đầu vàng, đốm trắng, gan tụy… nhưng qua quan trắc, kiểm soát dịch bệnh tại cơ sở nuôi tôm của gia đình, ông Liêm đã phát hiện ra một loại vi trùng ký sinh khá phổ biến gây dịch bệnh trên tôm nuôi, và kiến nghị ngành chức năng tìm hướng xử lý dứt điểm.
Chính vì nguy cơ dịch bệnh với tôm lớn, từ năm 2016 ông Liêm chuyển sang đầu tư nuôi tôm trong nhà bạt, được thiết kế một cách khoa học từ hệ thống bể cấp nước, ao nuôi, khu xử lý môi trường… theo hình thức khép kín. Theo ông Liêm, mô hình nuôi tôm khép kín mặc dù mức đầu tư cao từ 600-700 triệu đồng/ao nuôi có diện tích 2.000m2, song hình thức nuôi này sẽ hạn chế được rủi ro đối với người nuôi tôm. Thời gian cho mỗi vụ nuôi cũng giảm đáng kể, vụ đông chỉ từ 90-100 ngày, vụ hè chỉ từ 70-80 ngày.
Như vậy, mỗi năm người nuôi tôm có thể nuôi được 3 vụ và năng suất tôm nuôi cũng cao hơn; năng suất bình quân đạt trên 10 tấn/ha khi nuôi chính vụ, còn nuôi trái vụ (vụ thu – đông) sẽ đạt 6-7 tấn/ha. Cái lợi khi nuôi tôm trái vụ là mặc dù sản lượng không lớn nhưng vào thời điểm đó tôm bán được giá hơn (khoảng 250.000 đồng/kg).
Theo Danviet
Mạnh tay đầu tư nuôi tôm công nghệ cao
Mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao sử dụng nhà lưới, lót bạt đáy ao, máy vận hành xử lý nước... với vốn đầu tư lên đến hàng tỷ đồng/ha đang được một số hộ nông dân miền Đông Nam Bộ hào hứng triển khai.
Thuyền lớn, sóng lớn
"Đã qua rồi cái thời "thả con tép, bắt con tôm", bây giờ nông dân (ND) nuôi tôm muốn bắt con tôm phải thả con tôm tốt" - anh Trần Văn Mùa (xã Hiệp Phước, Nhà Bè, TP.HCM) - một ND nuôi tôm theo mô hình này khẳng định. Mô hình nuôi tôm này được anh Mùa đúc kết kinh nghiệm từ những chuyến đi trong và ngoài nước, cho tỷ lệ nuôi tôm thành công cũng như hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần nuôi tôm ao đất.
Anh Trần Văn Mùa (Nhà Bè, TP.HCM) đang kiểm tra sự tăng trưởng của tôm nuôi theo mô hình công nghệ cao. Ảnh: T.Đ
Theo anh Huỳnh Công Phúc (xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP.HCM) - một ND đang đầu tư 6 ao tôm theo mô hình này (2.500m2/ao), bên cạnh vốn đầu tư lớn, mô hình này đòi hỏi ND phải biết thiết kế kỹ thuật công trình, cao trình, hệ thống cống xả, vận hành thay nước... Nếu đầu tư đúng và tuân thủ quy trình nuôi, rủi ro tôm chết là rất thấp.
Để nuôi 2 ao tôm 1.200m2 theo mô hình này, anh Mùa chuẩn bị 1 ao ương, 1 ao lắng, 2 ao sẵn sàng. Trung bình chi phí đầu tư theo mô hình này khoảng 2 tỷ đồng/ha. Ngược lại, tỷ lệ thành công nuôi tôm theo mô hình này khá cao, năng suất trung bình đạt 120 tấn/ha, mỗi năm sản xuất 3 vụ tôm.
Trong khi đó, tại 2 huyện Long Thành, Nhơn Trạch (Đồng Nai), hiện đang có hơn chục ND đã triển khai mô hình nuôi tôm này. Với 2 ao nuôi tôm gần 3.500m2, từ đầu năm đến nay, ông Nguyễn Trường Đại (xã Vĩnh Thanh, Nhơn Trạch) đã thu hoạch được gần 20 tấn tôm thịt. Ông Đại so sánh, nếu như với cách nuôi truyền thống trong ao đất, ông thường thả 50 con giống/m2 thì với với tôm công nghệ cao ông thả đến 200 con/m2. "Nhờ quy trình nuôi an toàn sinh học, chọn lọc con giống tốt nên con tôm khi thu hoạch đạt được cỡ lớn từ 25-30 con/kg" - ông Đại cho biết.
Bà Nguyễn Thị Lê Hoa (xã Long Phước, huyện Long Thành, Đồng Nai) - một ND đang nuôi theo mô hình này chia sẻ, gần chục năm qua, theo nghề nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao đất, bà gặp thất bại nhiều hơn thành công vì rủi ro dịch bệnh. "Khi chuyển qua mô hình mới này, do luôn chủ động kiểm soát môi trường nuôi nên hạn chế được rất nhiều nguy cơ dịch bệnh cho con tôm" - bà Hoa khẳng định.
Lập vùng nguyên liệu tôm sạch
Có thể thấy, do nuôi tôm công nghệ cao và theo quy trình vi sinh, quản lý tốt dư lượng kháng sinh nên tôm thu hoạch gần như là tôm sạch. Theo đó, để ứng dụng công nghệ này, ND phải chọn con giống sạch, chất lượng; tuân thủ đúng quy trình xử lý nguồn nước đầu vào; sử dụng vi khuẩn có lợi cạnh tranh với vi khuẩn có hại; đặc biệt ao được thiết kế để các chất thải, chất bẩn có hại tập trung lắng xuống khu trũng ở đáy ao, người nuôi phải vệ sinh hàng ngày và hút các chất bẩn ra khỏi ao nuôi...
Phòng Kinh tế huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai cho biết, hiện toàn huyện có khoảng chục hộ đã ứng dụng công nghệ cao để nuôi tôm và đều đạt lợi nhuận tốt. Xác định đây là mô hình kinh tế cho hiệu quả cao nên địa phương đang triển khai nhân rộng cho bà con. Huyện sẽ ưu tiên đầu tư về cơ sở hạ tầng, như đường, điện... cho các vùng chuyên canh nuôi tôm thâm canh để khuyến khích ND ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất.
Lợi thế không nhỏ của mô hình này là thu hút được doanh nghiệp quan tâm đồng hành với ND trong sản xuất. Theo ông Mùa, hiện có khoảng 8 công ty luôn sẵn sàng thu mua tôm nếu cho bà con nuôi tôm công nghệ cao ở xã Hiệp Phước. "Họ chấp nhận làm đối tác cung ứng vật tư, con giống và thu mua hết tôm thu hoạch của ND" - ông Mùa cho biết.
Theo ông Phạm Văn Quý - Phó Chủ tịch Hội ND huyện Nhà Bè, TP.HCM, hiện tại xã Hiệp Phước có 9 ND nuôi tôm theo mô hình này với diện tích gần 15ha. Các hộ nuôi tôm công nghệ cao ở xã Hiệp Phước đang liên kết để đăng ký làm tôm VietGAP nhằm cung ứng ra thị trường tôm sạch và xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị kinh tế cho con tôm.
Đại diện một công ty đang chuyển giao công nghệ nuôi tôm này cho ND ở Đồng Nai cho biết, doanh nghiệp vẫn tiếp tục đồng hành với người nuôi để nhân rộng mô hình này. Hiện doanh nghiệp này có các nhà máy chế biến tôm đông lạnh tại huyện Trảng Bom (Đồng Nai) và tại tỉnh Bến Tre... nên người nuôi không lo đầu ra cho tôm.
Theo Dantri
Thu tiền tỷ nhờ trồng bưởi da xanh Chỉ với 8.000 m2 đất trồng bưởi xa xanh (BDX) VietGAP, ông Đào Văn Minh, ngụ xã Quới Sơn (huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) thu về hơn 1 tỷ đồng mỗi năm. Mô hình của ông được nhiều đoàn khách trong và ngoài nước tham quan học hỏi kinh nghiệm sản xuất. Trước đây, toàn bộ diện tích đất của ông Minh...