Choáng với ngành công nghiệp ‘thổi view’ YouTube
Lượt xem (lượt view) là thứ ‘tiền tệ’ thời thượng trong kỷ nguyên mạng xã hội mà các nhà quảng cáo, các Youtuber, nhà sản xuất, cung cấp dịch vụ… đều say sưa tích trữ.
Nhu cầu đó đã thúc đẩy cho một ngành công nghiệp mới – công nghệ tạo lượt xem, lượt “like” (thích) và “follow” (theo dõi) giả – mà chính Youtube cũng đang bất lực, chưa tìm ra cách giải quyết triệt để.
Trang web này quảng cáo thổi 2.000 view với giá chỉ 3 USD.
Martin Vassilev, 32 tuổi, sống tốt bằng việc bán lượt xem giả mạo các video trên YouTube. Làm việc tại nhà ở Ottawa (Canada), anh ta đã bán được khoảng 15 triệu lượt xem trong năm 2018, bỏ túi dễ dàng hơn 200.000 USD.
Vassilev không tự sản xuất ra các lượt xem ảo, anh chỉ là người trung gian. Trang web 500Views.com của anh kết nối khách hàng với các dịch vụ cung cấp lượt xem, lượt thích (like) và không thích (dislike) được tạo bởi máy tính chứ không phải con người. “Tôi có thể cung cấp lượng lượt xem không giới hạn cho một video”, Vassilev trả lời phỏng vấn phóng viên tờ New York Times (Mỹ).
“YouTube đã cố gắng ngăn chặn trong nhiều năm, nhưng không thể. Luôn luôn có cách để vượt rào”, anh nói.
Sau Google, YouTube là trang được nhiều người tìm kiếm hơn bất kỳ trang web nào khác. Theo một nghiên cứu năm 2018 của Trung tâm nghiên cứu Pew, đây là nền tảng được yêu thích nhất trong giới trẻ, vượt qua cả những người khổng lồ như Facebook và Instagram. Nhưng cũng giống những nền tảng công nghệ khác, YouTube đang phải vật lộn với lượng tương tác ảo trong nhiều năm nay.
Dựa trên hàng chục cuộc phỏng vấn, các hồ sơ giao dịch cũng như bỏ tiền thử mua lượt view giả, tờ New York Times (NYT – Mỹ) đã kiểm tra cách thị trường “view ảo” hoạt động và khả năng của YouTube trong việc phát hiện hành vi thao túng.
Video đang HOT
Một trang web quảng cáo “thổi” view, lượt like và số người theo dõi trên kênh YouTube.
Để kiểm tra các trang web, một phóng viên của NYT đã đặt “mua” hàng ngàn lượt xem giả từ 9 công ty cho các video không liên quan đến báo chí. Gần như tất cả các giao dịch được thực hiện trong khoảng 2 tuần. Một trong những bên cung cấp view ảo cho NYT là Devumi.com. Theo hồ sơ của công ty, họ đã thu được hơn 1,2 triệu USD trong 3 năm bằng cách bán được 196 triệu lượt xem trên YouTube. Gần như tất cả các view vẫn tồn tại đến nay mà không bị YouTube “gỡ”.
Tiền thật, người xem giả
Năm 2014, ca sĩ trẻ mới vào nghề người Mỹ Aleem Khalid đã thuê công ty quảng cáo Crowd Surf quảng bá các ca khúc của mình. Tuy vậy công ty này đã mua 10.000 lượt “view ảo” cho mỗi video. “Điều tuyệt vời nhất của các nền tảng truyền thông xã hội từ lúc chúng xuất hiện chính là sự trung thực. Nhưng bây giờ tôi thấy thấy cả đều là giả tạo”, Khalid thất vọng nói.
Tiến sĩ Judith Oppenheimer, 78 tuổi, trả cho một công ty 5.000 USD để quảng cáo cho một cuốn sách mà bà đã tự bỏ tiền xuất bản. Video của bà nhanh chóng đạt hơn 58.000 lượt xem, nhờ tài “ảo thuật” của Devumi. “Không có cam kết nào về việc doanh số cuốn sách sẽ tăng cũng như không có bất kỳ hợp đồng nào được ký giữa tôi và họ. Ngay sau khi mua dịch vụ, tôi nghĩ sẽ không có gì làm bằng chứng nếu họ không tăng lượt xem cho tôi. Tuy nhiên, họ chỉ thực hiện trong một ngày”, bà Oppenheimer nói.
Cuộc chiến không hồi kết
Giống như các công ty truyền thông xã hội khác bị quấy rối bởi các tài khoản mạo danh và các chiến dịch gây ảnh hưởng nhân tạo, YouTube đã phải vật lộn với nạn view giả mạo trong nhiều năm qua.
Hệ sinh thái view giả mà Martin Vassilev là một phần có thể làm suy giảm uy tín của YouTube, bằng cách thao túng “đồng tiền kỹ thuật số” (tức “lượt view”) thể hiện giá trị với người dùng. Mặc dù YouTube cho biết lượt xem giả mạo chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng số, nhưng chúng vẫn có tác động đáng kể bằng cách đánh lừa người tiêu dùng và nhà quảng cáo.
Martin Vassilev, chủ trang 500Views.com, trụ sở tại Ottawa, chuyên trung gian cung ứng lượt view ảo.
Các nhà cung cấp dịch vụ view ảo liên tục phát triển cách thức “lách luật” YouTube mới như các hệ thống truy cập tự động, video ẩn và tự bật trên máy tính người dùng. YouTube cho biết họ có các quy trình hiệu quả để chống lại các phương pháp này.
Tuy nhiên, năm 2013, trên YouTube xuất hiện rất nhiều lượt xem ảo từ các máy ảo. Chúng mô phỏng hoàn hảo các hoạt động xem video thông thường của người dùng. Điều này dấy lên lo ngại việc YouTube sẽ không thể phân biệt đâu là lượt xem giả và thật.
Nhiều năm sau đó, YouTube vẫn tiếp tục vật lộn với cuộc chiến chống lại các hành vi gian lận. Trang chia sẻ video số 1 thế giới không tiết lộ số lượt xem giả mà họ chặn mỗi ngày, nhưng cho biết đã nỗ lực để kiềm chế tỉ lệ ít hơn 1% tổng số lượt xem. Tuy vậy, với hàng tỷ lượt xem mỗi ngày trên YouTube thì hàng chục triệu lượt xem giả mạo có thể được tạo ra hàng ngày.
“Việc thao túng số lượt xem sẽ còn là một thách thức chừng nào ‘view’ và mức độ phổ biến còn là ‘tiền tệ’ của YouTube”, một chuyên gia nhận xét. Cách duy nhất YouTube có thể loại bỏ tình trạng này là họ phải xóa bỏ hoàn toàn bộ đếm lượt xem, Martin Vassilev khẳng định. Tuy nhiên, điều đó sẽ đi ngược với mục đích của mạng xã hội chia sẻ video khổng lồ này.
Báo Tin tức
Extension hàng triệu người dùng YouTube ưa thích vừa bị xóa
Một ứng dụng mở rộng rất nổi tiếng trên Chrome đã bị Google xóa vì vi phạm chính sách của hãng.
Phần mở rộng (extension) "Automatic 4K/HD for YouTube" trên trình duyệt Chrome có chức năng ép YouTube mở video ở độ phân giải cao nhất, thay vì phụ thuộc vào chất lượng mạng như bình thường. Theo ZDNet, ứng dụng này đã có tới 4,2 triệu người dùng từ chợ ứng dụng Chrome Web Store.
Tuy nhiên từ đầu tháng 2, ứng dụng này bắt đầu xuất hiện quảng cáo về một phần mở rộng... chặn quảng cáo trên Chrome và YouTube, một nguồn thu quan trọng của Google. Quảng cáo sẽ xuất hiện ngay sau khi tải và thường xuyên trong ngày, có thể gây khó chịu cho người dùng.
Phần mở rộng này sẽ hiển thị quảng cáo về một ứng dụng chặn quảng cáo ngay sau khi cài đặt.
Ngay sau khi có quảng cáo, Automatic 4K/HD for YouTube bắt đầu nhận nhiều đánh giá kém trên Chrome Web Store, chủ yếu là phàn nàn về quảng cáo hiện lên liên tục.
"Mới vài ngày trước vẫn còn dùng tốt, nhưng sau đó bắt đầu hiện lên quảng cáo về ứng dụng chặn quảng cáo, và còn tự động mở trang web của ứng dụng này", một người đánh giá cho biết.
Có vẻ như ứng dụng này đã tận dụng tính năng hiện quảng cáo trên trình duyệt Chrome trên máy tính. Điều này đã vi phạm chính sách của Google, vốn cấm các quảng cáo mang tính lừa đảo hoặc khiến người dùng khó chịu.
Hiện tại, Automatic 4K/HD for YouTube đã bị xóa khỏi Chrome Web Store. Khi truy cập vào đường dẫn của ứng dụng này, người dùng sẽ nhận được 1 trang web lỗi 404. Google xác nhận họ đã xóa ứng dụng này khỏi chợ ứng dụng, tuy nhiên không nói rõ liệu ứng dụng này đã bị xóa hẳn hay chỉ là tạm thời.
Những trình mở rộng cho Chrome vi phạm điều khoản hoặc ăn cắp thông tin người dùng không phải là hiếm. Vào tháng 1, nhóm quản lý Chrome Web Store cũng xóa một trình mở rộng ăn cắp số thẻ tín dụng của người dùng.
Theo zing
Nghi vấn Youtube xóa dislike của người dùng ở những video của các công ty lớn Liệu rằng đây chỉ là lỗi, hay Youtube đang cố tình che dấu sự phẫn nộ của người dùng với những video được làm bởi các công ty có tên tuổi? 2018 là một trong những năm đầy những khó khăn của Youtube, khi lượng người sử dụng nền tảng chia sẻ video này trở nên quá tải, vượt tầm kiểm soát của...