Choáng với mức lợi nhuận và trích lập dự phòng của SCB
Năm 2019, lượng lãi dự thu khổng lồ của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) tăng 10%. Tuy nhiên, trích lập dự phòng cũng tăng nhanh.
Theo BCTC hợp nhất của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), trong năm 2019, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của SCB tăng nhẹ 9% so với năm trước, đạt 2.596 tỷ đồng.
Tuy nhiên, do chi phí trích lập dự phòng rủi ro tăng gần 10% lên 2.371 tỷ đồng nên ngân hàng đang phải trích tới hơn 90% lợi nhuận cho dự phòng rủi ro. Do đó, lợi nhuận sau thuế tại nhà băng này giảm nhẹ 1% với 175 tỷ đồng (năm 2018 lợi nhuận sau thuế đạt 176 tỷ đồng).
Tính đến 31/12/2019, tổng tài sản của SCB đạt 567.895 tỷ đồng, tăng gần 12%. Trong đó, cho vay khách hàng tăng 11% với 333.879 tỷ đồng.
Nguồn: BCTC hợp nhất năm 2019.
Cùng với tăng trưởng cho vay, nợ xấu nội bảng của ngân hàng ở mức 1.644 tỷ đồng, tăng 30% chỉ sau một năm.
Trong đó, nợ nhóm 5 (nhóm nợ có khả năng mất vốn) – nhóm nợ nguy hiểm nhất tăng 15% ở mức 1.069 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng theo đó tăng từ 0.42% lên mức 0.49%.
Video đang HOT
Nguồn: BCTC hợp nhất năm 2019.
Ngoài ra, SCB còn giữ gần 31.747 tỷ đồng trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành, tăng 19% so với đầu năm. Trong đó, dự phòng trái phiếu chiếm gần 6.903 tỷ đồng, tăng 44% so với đầu kỳ.
Nếu tính cả nợ xấu nội bảng và nợ xấu ngoại bảng tại VAMC, tỷ lệ nợ xấu của SCB ở mức 7,38% chốt năm 2019, tăng so với mức 7,15% thời điểm một năm trước đó.
Nguồn: BCTC hợp nhất năm 2019.
Đáng chú ý, ngân hàng hiện có một lượng lớn lãi và phí dự thu giá trị gần 52.914 tỷ đồng, tăng 10% so với cuối năm 2017. Đây là mức cao nhất trong hệ thống ngân hàng thương mại, cũng là một chỉ báo kém khả quan.
Hà Phương
Theo doanhnghiepvn.vn
Tái cơ cấu thành công, VPBank tạo bệ phóng tăng trưởng mới
Một nền móng vững là cơ sở cho sự tăng trưởng lâu dài của VPBank sau quá trình mạnh tay cơ cấu lại tổ chức và quy trình.
Việc định hình và cấu trúc lại mô hình kinh doanh cũng cho phép VPBank kiểm soát được rủi ro.
Quả ngọt từ hành trình cấu trúc lại
Câu lạc bộ nhà băng đạt trên 10.000 tỷ đồng lợi nhuận năm 2019 lần đầu tiên gọi tên Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) bên cạnh số ít các nhà băng khác. Lợi nhuận trước thuế cả năm của VPBank đạt 10.334 tỷ đồng, tăng gần 13% so với năm 2018.
Đằng sau sự tăng trưởng này là cuộc cải tổ với những điều chỉnh đã thực hiện từ giữa năm 2018. Chia sẻ tại cuộc họp các nhà phân tích trên thị trường chứng khoán tuần qua, ông Nguyễn Đức Vinh - Tổng Giám đốc VPBank - nhấn mạnh tác động của quá trình tái cơ cấu lên hệ thống là điểm nổi bật trong năm 2019 của nhà băng này, tập trung ở tái cơ cấu tổ chức, quy trình hoạt động và mô hình kinh doanh.
Lãnh đạo của VPBank khẳng định, mô hình sau tái cấu trúc đơn giản, hiệu quả hơn và hoàn toàn không nhằm thay đổi chiến lược của ngân hàng. Con đường có thể khác so với kế hoạch ban đầu, nhưng đích đến vẫn là chiến lược mà ngân hàng đã đề ra. Theo ông Vinh, tái cơ cấu hệ thống nhằm đưa ngân hàng tập trung hơn vào chiến lược, biến VPBank trở thành ngân hàng bán lẻ thực thụ và tăng năng lực cạnh tranh.
Kết quả của quá trình tái cơ cấu là quy mô nhân sự của ngân hàng mẹ cũng tinh gọn hơn sau khi giảm hơn 2.000 người. Số lượng nhân sự giảm trong khi tăng trưởng tiếp tục được duy trì đã phản ánh kết quả tích cực của hàng loạt bước tái cơ cấu trong quy trình và đưa vào ứng dụng công nghệ từ các năm trước.
Việc tái cấu trúc lại quy trình hoạt động và đẩy nhanh quá trình số hóa, tự động hóa trong thời gian qua là một trong những yếu tố giúp ngân hàng tăng năng suất lao động. Phía VPBank cho biết năng suất lao động ở hầu hết các khu vực từ vận hành cho tới bán hàng đã tăng trong khoảng 25%-30%. Chỉ tính riêng ở ngân hàng mẹ, với tổng doanh thu hơn 17.500 tỷ đồng, VPBank đã nằm trong nhóm 3 ngân hàng tư nhân có doanh thu lớn nhất.
Nền tảng tiếp đà tăng trưởng các năm tới
Nhìn lại năm 2019, hai hiệu quả từ quá trình tái cấu trúc được Tổng giám đốc Nguyễn Đức Vinh chỉ ra, gồm việc chi phí tăng chậm hơn nhiều so với doanh thu và khả năng kiểm soát rủi ro của ngân hàng.
Tổng chi phí hoạt động của ngân hàng mẹ trong năm qua chỉ tăng 8,8%, trong khi doanh thu từ hoạt động kinh doanh cốt lõi tăng gần 25%. Tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động (CIR) của ngân hàng riêng lẻ, tính trên hoạt động kinh doanh cốt lõi, giảm xuống còn 37,9% so với mức 43,4% trong năm 2018. Hiệu quả sinh lời cũng được cải thiện rõ rệt. Tỷ suất sinh lời của VPBank năm 2019 trên vốn chủ sở hữu và tổng tài sản lần lượt là 21,5% và 2,4%, thuộc nhóm ngân hàng hoạt động hiệu quả nhất thị trường.
Cùng đó, việc định hình và cấu trúc lại mô hình kinh doanh cũng cho phép kiểm soát được rủi ro. Tỷ lệ nợ xấu hợp nhất cuối năm 2019 giảm xuống 2,95%, từ 3,21% cuối năm 2018. Nợ xấu ngân hàng mẹ chỉ ở mức 2,18%. Quan trọng hơn, ngân hàng mẹ đã tất toán toàn bộ dư nợ trái phiếu tại VAMC trong năm 2019. Cùng với hiệu quả từ tiết kiệm chi phí, Rủi ro giảm xuống là cơ sở cho tăng trưởng lợi nhuận của ngân hàng.
Có thể thấy rằng, các yếu tố giúp VPBank phục hồi tăng trưởng năm qua không phải là những yếu tố đột biến, mà đến từ sự thay đổi tinh gọn và hiệu quả hơn ở các nền tảng cơ bản. Hiệu quả mà quá trình tái cấu trúc mang đến cũng là cơ sở cho sự tăng trưởng lâu dài này sẽ tiếp tục trong năm 2020 và các năm tới.
Dương Thuỳ
Theo enternews.vn
Sạch nợ xấu tại VAMC, nhiều ngân hàng 'bứt phá' lợi nhuận Việc một số ngân hàng thông báo lãi khủng sau nhiều năm ảm đạm thực sự bất ngờ nhưng cũng cho thấy môi trường kinh doanh ngày càng tốt hơn. Lợi nhuận của nhiều ngân hàng tăng mạnh. (Ảnh: CTV/Vietnam ) Đến thời điểm này đã có gần 10 ngân hàng thương mại công bố kết quả kinh doanh năm 2019. Và, đa...