Choáng với mức học phí trường tư: Gần 300 triệu đồng/năm học
Trong khi các trường công lập của TPHCM vẫn còn đang đợi thông báo chính thức của Sở GDĐT thành phố về các khoản thu đầu năm học mới thì ở khối ngoài công lập, mức học phí và các khoản thu đã được niêm yết. Nhiều người không khỏi giật mình khi nhìn vào mức học phí của các trường dân lập, tư thục, quốc tế này.
Mức học phí cao ngất ngưởng
Hầu hết các trường tư thục, quốc tế tại TP.HCM đều có mức học phí cao ngất ngưởng. Trường tiểu học dân lập Quốc tế Á Châu có mức học phí cho khối 1, 2, 3 là 4.124.000đ/tháng, khối 4,5 là 4.370.000đ/tháng.
Tiền ăn mỗi tháng tương ứng với các khối là 1.815.000đ và 1.936.000đ, chưa kể tiền xe đưa đón dao động từ 2.244.000đ đến 6.886.000đ/tháng tùy theo địa điểm. Cộng thêm phí xét tuyển 1.100.000đ và 907.500đ tiền đồng phục, mỗi phụ huynh có con học tại đây phải chi trung bình mỗi tháng từ 8 – 14 triệu đồng, đó là còn chưa tính đến tiền sách giáo khoa, tiền bảo hiểm y tế…
Đồng thời nhà trường còn thông báo: Học phí có thể tăng hàng năm, mức tăng cụ thể tùy vào sự biến động kinh tế, lạm phát hoặc chính sách của Nhà nước. Tiền sách, phí xe đưa đón học sinh, tiền ăn và đồng phục có thể tăng giảm theo tình hình thực tế.
Video đang HOT
Học sinh Trường tiểu học dân lập quốc tế Á Châu
Trường tiểu học và trung học Tây Úc mức học phí mỗi tháng từ 5.250.000đ đến 7.875.000đ tùy từng lớp. Ngoài tiền ăn (1.700.000đ – 2 triệu đồng/tháng), đầu năm học, phụ huynh còn phải đóng thêm 1.200.000đ tiền đồng phục, 450.000đ tiền phí y tế, 1.500.000đ phí sinh hoạt ngoại khóa và phí nội trú từ 4-6 triệu đồng/tháng.
Trường dân lập Thái Bình Dương cũng thông báo mức học phí của năm học 2013 – 2014 của trường từ 4.360.000đ – 8.600.000đ/tháng.
Với các trường có mác quốc tế, mức học phí còn “khủng” hơn rất nhiều. Học phí Trường tiểu học quốc tế APU cho lớp dự bị tiểu học là 134 triệu đồng/năm, bậc tiểu học là 183 triệu đồng/năm.
Trường dân lập Quốc tế Việt Úc (VAS) học phí của bậc mầm non là 77.244.000đ/năm, bậc tiểu học từ 89 triệu – 99.876.000đ/năm, bậc trung học từ hơn 107 triệu – hơn 193 triệu đồng/năm. Trường Quốc tế TAS mức học phí thấp nhất của lớp nhà trẻ là 109.260.000đ/năm, cao nhất là lớp 12 với 280.260.000đ/năm.
Với các trường quốc tế này, tiền ăn cũng đều dao động từ 20 – 30 triệu đồng/năm.
Chóng mặt với các khoản phí
Tuy cao ngất ngưởng nhưng học phí chưa phải là khoản tiền mà phụ huynh các trường tư lo lắng nhất vì còn rất nhiều khoản phí khác nghe còn “kinh” hơn. Phí đăng ký của Trường Quốc tế TAS từ 20 – 45 triệu đồng/học sinh, phí kiểm tra đầu vào 2,5 triệu, phí tuyển duyệt hồ sơ 2,5 triệu, phí giữ chỗ 25 triệu đồng. Tất cả các khoản phí này đều không hoàn lại.
Với Trường tiểu học quốc tế APU, tất cả học sinh cũ hay học sinh mới trước khi đăng ký nhập học đều phải đóng lệ phí giữ chỗ cho năm học mới là 21 triệu đồng. Học sinh mới phải đóng thêm phí ghi danh 4,2 triệu đồng.
Phí ghi danh của Trường dân lập quốc tế Việt Úc (VAS) dao động từ 4 – 7 triệu đồng tùy từng bậc học.
Phí được nhận ghi danh đảm bảo giữ chỗ tại Trường trung, tiểu học Bắc Mỹ là 31.516.500đ không hoàn lại, những học sinh cũ phải đóng hành chính phí là 4.202.200đ/năm.
Theo soha
Giải quyết bằng được chỗ học cho cấp mầm non, tiểu học
20 quận, huyện của Hà Nội đã có thống kê số học sinh tăng bởi tăng dân số cơ học. Không chỉ căng thẳng với các quận nội thành, Sóc Sơn cũng đang phải gấp rút lên kế hoạch đủ sắp xếp chỗ học với việc trội lên 1.800 học sinh so với năm học trước. Việc chủ động lên kế hoạch tuyển sinh đã được UBND Thành phố ưu tiên triển khai. Chiều 3-5, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã làm việc với các quận, huyện và ban, ngành liên quan về vấn đề này.
Tăng 11.000 học sinh lớp 1
Năm học mới 2013-2014, tình trạng gia tăng học sinh ở tất cả các cấp học đang khiến các nhà quản lý lo lắng. Theo ông Đoàn Hoài Vĩnh, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, để chủ động giải quyết tình trạng này, Sở đã làm việc với những quận, huyện có dự báo số lượng học sinh tăng mạnh để lên phương án tuyển sinh phù hợp. Theo đó, có hơn 20 quận, huyện có số học sinh tăng ở các bậc học như: Ba Vì, Ba Đình, Cầu Giấy, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Hoàng Mai, Long Biên, Hoàn Kiếm, Đống Đa... Thống kê ban đầu cho thấy số học sinh các cấp học đều tăng. Với mầm non, năm 2013 dự kiến tăng hơn 5.000 trẻ, lớp 1 tuyển hơn 125.000, tăng 11.000 học sinh, lớp 6 cũng tăng gần 4.000 học sinh.
Trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, số học sinh lớp 1 năm học mới là 4.799 học sinh tăng 816 học sinh so với năm trước. Quận Đống Đa năm học tới cũng tăng 901 học sinh lớp 1. Đặc biệt, việc tăng dân số cơ học không chỉ xảy ra ở các quận nội thành. Huyện Sóc Sơn cũng đã thống kê số học sinh vào lớp 1 năm học mới sẽ tăng hơn 1.800 học sinh. Lãnh đạo phòng GD-ĐT huyện Sóc Sơn cho biết, do là năm "lợn vàng" nên số học sinh vào lớp 1 năm học 2013-2014 tăng chưa từng có. "Với tổng số tăng hơn 1800 học sinh, học sinh tăng đều ở trên địa bàn xã, thị trấn, tuy nhiên, một số trường ở gần các khu công nghiệp có tập trung tăng nhiều hơn" - lãnh đạo Phòng GD-ĐT Sóc Sơn cho biết. Về cơ bản sẽ đảm bảo đủ phòng học cho học sinh nhưng Sóc Sơn vẫn sẽ phải xin ý kiến thành phố cho sĩ số trên 35 HS/lớp nhưng đảm bảo không tăng quá 40 HS/lớp.
Chủ động phân tuyến và tăng phòng học
Về công tác tuyển sinh đầu cấp cho năm học mới, Giám đốc Sở GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ lưu ý, rút kinh nghiệm năm học trước vẫn còn nhiều quận, huyện công tác điều tra còn làm chưa đạt yêu cầu, việc phân tuyến tuyển sinh cũng chưa hợp lý, có trường tuyển vượt chỉ tiêu, trường tuyển thiếu chỉ tiêu. Có những quận, huyện như Từ Liêm, Cầu Giấy, Ba Đình, Đống Đa, Hà Đông... có số học sinh trái tuyến quá lớn.
Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thị Bích Ngọc nhấn mạnh, Hà Nội là nơi tập trung nhiều cơ quan nên ngoài học sinh có hộ khẩu thường trú, còn có nhiều học sinh theo cha mẹ về thành phố. Điều này đòi hỏi ngành giáo dục phải chủ động để tạo điều kiện cho trẻ đúng độ tuổi đều được đến trường. Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết: "Năm nay thành phố đã chủ động họp với 29 quận, huyện. Tuy số học sinh các cấp tăng khác nhau nhưng công tác tuyển sinh cũng có nhiều thuận lợi do thành phố đã đầu tư tăng cường điều kiện cơ sở vật chất các trường. Năm 2012, thành phố đã xây mới gần 6.000 phòng học ở các quận, huyện. Riêng với mầm non, Hà Nội sẽ hoàn thành 6 trường mới ở 6 phường "trắng" trường mầm non". Thành phố cũng đã giao trách nhiệm cho Sở Quy hoạch - Kiến trúc rà soát lại quỹ đất khu vực nội thành mà các đơn vị tham mưu để xây trường. "Hiện thành phố đã giải quyết xong việc các phường đều có trường mầm non. Sang năm, Hà Nội quyết tâm xây thêm trường học ở khu vực nội thành, giải quyết tình trạng thiếu chỗ học cho trẻ mầm non và tiểu học" - bà Nguyễn Thị Bích Ngọc khẳng định.
Việc tuyên truyền đến người dân biết về công tác tuyển sinh cũng được thành phố đặt ra với yêu cầu cần công khai, đưa lên cổng điện tử của các quận, huyện và đưa lên mạng Sở GD-ĐT. "Thành phố đề nghị các quận, huyện phải bảo đảm đủ chỗ cho học sinh trong độ tuổi được đi học, công khai công tác tuyển sinh, không để xảy ra điểm nóng..." - Phó Chủ tịch UBNDTP Nguyễn Thị Bích Ngọc yêu cầu.
Theo ANTD
Thu học phí sai trong nhiều năm Theo Quyết định số 76 ngày 30.3.2007 của UBND tỉnh Ninh Thuận về việc quy định các khu vực thu học phí, điều chỉnh mức thu và sử dụng học phí đối với các hệ đào tạo của các cấp học thuộc ngành GD-ĐT tỉnh Ninh Thuận thì các trường tiểu học thuộc Phòng GD-ĐT TP.Phan Rang-Tháp Chàm do đọc không hiểu văn...