Choáng với dự án đội vốn ngân sách hơn 7.600 tỷ đồng của gia đình Bầu Thuỵ
Dự án nạo vét lòng sông Đáy nhằm thoát lũ Hoàng Long được điều chỉnh từ 2.078 tỷ lên 9.720 tỷ, “phình” ra hơn 7.000 tỷ đồng do Tập đoàn Xuân Thành của gia đình nhà Bầu Thuỵ thi công đang làm dư luận dậy sóng.
Vừa qua dư luận đã phải chấn động khi trong báo cáo kết quả kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước năm 2016, Kiểm toán Nhà nước cho biết tại Ninh Bình có dự án phải điều chỉnh tăng 36 lần từ 72 tỷ đồng lên 2.595 tỷ đồng.
Tuy nhiên, từ năm 2012, trong kết luận của Thanh tra Chính phủ (TTCP) về công tác quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án có sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn vay, vốn tài trợ của nước ngoài trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2005 – 2011 cho thấy nhiều dự án được kiểm tra đều điều chỉnh, bổ sung với giá trị còn “khủng” hơn rất nhiều.
Nạo vét 1km sông Đáy tốn 126 tỷ đồng của công ty nhà Bầu Thuỵ
Điển hình, dự án nạo vét lòng sông Đáy đoạn từ cầu Giám Khẩu đến cửa Đáy và các tuyến qua sông Đáy nhằm thoát lũ Hoàng Long (chiều dài 77 km) được điều chỉnh từ 2.078 tỷ lên 9.720 tỷ, “phình” ra hơn 7.600 tỷ đồng.
Dự án ban đầu được phê duyệt theo Quyết định số 1966/QĐ-UB ngày 27.10.2008 của UBND tỉnh Ninh Bình với tổng mức đầu tư là 2.078.805 triệu đồng, bố trí bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ (TPCP). Dự án do Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình làm chủ đầu tư, triển khai từ năm 2010 đến 2015 và đơn vị thi công là Tập đoàn Xuân Thành của gia đình Bầu Thuỵ.
Dự án Nạo vét sông Đáy từ cầu Gián Khẩu đến cửa đáy để thoát lũ cho sông Hoàng Long do Tập đoàn Xuân Thành thực hiện bằng vốn ngân sách đội vốn từ 2.078 tỷ đồng lên 9.720 tỷ đồng. (Ảnh: IT)
Nhưng chưa đầy 02 năm sau, ngày 30.9.2010, UBND tỉnh Ninh Bình lại ban hành Quyết định số 896/QĐ-UB, điều chỉnh tổng mức đầu tư của dự án lên thành 9.720.954 triệu đồng. Phần bố trí bằng TPCP là 7.235.954 triệu đồng. Như vậy, so với kế hoạch ban đầu, dự án đã được điều chỉnh vốn hơn 7.600 tỷ đồng. Trung bình, để nạo vét được 1km sông Đáy phải tiêu tốn hết khoảng 126 tỷ đồng.
Năm 2012, khi thanh tra về công tác quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án có sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn vay, vốn tài trợ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2005 – 2011, Thanh tra Chính phủ đã kết luận dự án nạo vét lòng sông Đáy đoạn từ cầu Gián Khẩu đến cửa Đáy và các tuyến qua sông Đáy nhằm thoát lũ Hoàng Long “có một số tồn tại”.
Video đang HOT
Cụ thể, chủ đầu tư đã áp dụng hình thức chỉ định thầu theo Văn bản số 408/UBND-VP4 ngày 19/5/2008 của UBND tỉnh Ninh Bình. Mà theo Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh, dự án “không thuộc nhóm dự án được áp dụng hình thức chỉ định thầu theo quy định tại Điều 20 Luật Đấu thầu; Điều 41 Nghị định 58/2008/NĐ-CP ngày 5.5.2008 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu”.
Lộ diện tập đoàn Xuân Thành của gia đình Bầu Thuỵ
Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, nhà thầu thi công dự án này là tập đoàn Xuân Thành Ninh Bình. Với nhiều người, khi nhắc đến Tập đoàn Xuân Thành, hầu hết đều hình dung đến “đại gia” Nguyễn Đức Thụy (“bầu” Thụy), Chủ tịch CTCP Tập đoàn ThaiGroup.
Tuy nhiên, Thaigroup là một pháp nhân độc lập, có mã số thuế riêng (MST: 2700236999) và chắc chắn không phải là pháp nhân đã được Ninh Bình chỉ định là nhà thầu tại dự án nạo vét lòng sông Đáy đoạn từ cầu Gián Khẩu đến cửa Đáy và các tuyến qua sông Đáy nhằm thoát lũ Hoàng Long.
Theo tìm hiểu của phóng viên, sau khi CTCP Xuân Thành Group đổi tên thành CTCP – Tập đoàn Thaigroup (vào tháng 05.2015), thì trên địa bàn tỉnh Ninh Bình vẫn tồn tại một pháp nhân có tên Tập đoàn Xuân Thành và được chi phối bởi gia đình Bầu Thụy. Đó là CTCP Tập đoàn kinh tế Xuân Thành (MST: 2700523305).
Tập đoàn Xuân Thành được chi phối bởi gia đình Bầu Thuỵ (Ảnh: IT)
CTCP Tập đoàn kinh tế Xuân Thành thành lập ngày 23.07.2009 có trụ sở tại số nhà 65, đường Vân Giang, phường Vân Giang, TP. Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình; do ông Nguyễn Xuân Thành (SN: 1950), Chủ tịch HĐQT, làm đại diện, đăng ký hoạt đông chính trong lĩnh vực xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác (mã ngành 4290).
Theo đăng ký kinh doanh thay đổi ngày 30.12.2014, CTCP Tập đoàn kinh tế Xuân Thành có vốn điều lệ 300 tỷ đồng và có 22 cổ đông sáng lập. Trong đó, 82% cổ phần công ty được đức tên Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Phát triển Xuân Thành.
18% cổ phần còn lại được chia đều cho 9 tổ chức (mỗi bên 20%), gồm: CTCP Đầu tư và Phát triển Xuân Thủy; CTCP Xuân Thịnh; Công ty TNHH Đầu tư thương mại Xuân Thành; CTCP Xuân Thành Land; Công ty TNHH MTV Chế biến khoáng sản Xuân Thiện; Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Xuân Thái; CTCP Xuân Thành Group; Công ty TNHH Xuân Thiện Ninh Bình.
Đáng nói, cả 22 cổ đông sáng lập nên Tập đoàn Kinh tế Xuân Thành đều có địa chỉ tại số nhà 65, đường Vân Giang, phường Vân Giang, Tp. Ninh Bình (cùng địa chỉ với Tập đoàn Kinh tế Xuân Thành); hoặc số nhà 8, đường 1, phố 9, phường Đông Thành, TP Ninh Bình (địa chỉ của ThaiGroup); hoặc ngắn gọn là phường Vân Giang, Tp. Ninh Bình. Nhiều khả năng, đó đều là các doanh nghiệp do cha con doanh nhân Nguyễn Xuân Thành lập nên, và là thành viên của “hệ sinh thái” doanh nghiệp lừng danh đất Ninh Bình.
Theo Nguyễn Ngân (tổng hợp)
Bãi giữ xe trong khu "đất vàng" 2.000 tỷ đồng của ông chủ Kinh Đô
Công ty TNHH Đầu tư Kido (tiền thân là Công ty TNHH Đầu tư Kinh Đô) do đại gia gốc Hoa Trần Kim Thành làm Tổng giám đốc hiện đang sở hữu dự án trên khu đất vàng số 8-12 Lê Duẩn, quận 1, TP.HCM. Tuy nhiên, hiện trạng khu đất được định giá 2.000 tỷ đồng này đang được dùng làm bãi giữ xe.
Thanh tra Chính phủ vừa có kết luận về thanh tra việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng khách sạn cao cấp, thương mại, dịch vụ, căn hộ cho thuê tại số 8-12 Lê Duẩn, quận 1, TP.HCM.
Theo kết luận, khu đất số 8-12 Lê Duẩn có diện tích 4.896m2 thuộc sở hữu nhà nước ban đầu do 4 đơn vị thuộc Bộ Công Thương thuê sử dụng làm trụ sở làm việc là Công ty CP Thiết bị phụ tùng Sài Gòn, Công ty CP Kim khí Thành phố, Công ty CP Hóa chất vật liệu điện TP và Công ty cổ phần Vận tải xăng dầu (VITACO). Công ty Quản lý kinh doanh nhà Thành phố là đơn vị được giao quản lý, cho thuê khu nhà đất này.
Đến năm 2010, 4 công ty thuộc Bộ Công Thương (sau này là cổ đông sáng lập Công ty CP Đầu tư Lavenue) đã đồng ý chuyển nhượng cho Công ty TNHH Đầu tư Kinh Đô (nay là Công ty TNHH Đầu tư Kido).
Đến tháng 6.2011, UBND TP đã có quyết định chấp thuận cho Công ty CP Đầu tư Lavenue sử dụng 4.896m2 đất tại số 8-12 Lê Duẩn để đầu tư xây dựng khách sạn cao cấp, thương mại - dịch vụ, căn hộ cho thuê với thời hạn sử dụng đất là 50 năm, hình thức sử dụng đất: Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất đối với khu đất tại số 8 Lê Duẩn và Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê hàng năm đối với khu đất số 12 Lê Duẩn.
Công ty Cổ phần Đầu tư Lavenue đã nộp đủ số tiền sử dụng đất và nộp tiền thuê đất đến 30.6.2016 vào ngân sách Nhà nước (hơn 700 tỉ đồng).
Theo Thanh tra Chính phủ, việc thu hồi đất có thuận lợi là hiện tại dự án chưa triển khai xây dựng mà hiện đang làm bãi giữ xe.
Về kinh tế, hiện nay giá đất tại khu vực đường Lê Duẩn khu trung tâm thành phố có giá trên 400 triệu đồng/m2. Nếu đấu giá khu đất 8-12 Lê Duẩn có vị trí tốt (3 mặt tiền) diện tích 4.896 m2 sẽ thu về trên 2.000 tỉ đồng.
Sau đây là hình ảnh cận cảnh bãi giữ xe trong khu đất 8-12 Lê Duẩn được PV Dân Việt ghi nhận ngày 15.5:
Theo Danviet
Bán rẻ 5.000m2 đất vàng cho đại gia Trần Kim Thành, ông Nguyễn Thành Tài bị đề xuất chịu trách nhiệm Thanh tra Chính phủ vừa chỉ ra trách nhiệm cua UBND TP.HCM và trực tiếp là ông Nguyễn Thành Tái, nguyên Phó chủ tịch UBND TP.HCM về việc bán rẻ 5.000m2 đất vàng của siêu dự án Lavenue Crown cho Công ty TNHH Đầu tư Kido do đại gia Trần Kim Thành làm tổng giám đốc. Thanh tra Chính phủ vừa có kết...