Choáng với bản sao “khối xây dựng trái đất” trong quả cầu lửa rơi xuống Đức
Các nhà khoa học đã tìm ra những “khối xây dựng hành tinh đá”, tức loại hành tinh giống trái đất trong một thiên thạch rơi xuống Đức hồi tháng 9 vừa qua.
Kết quả phân tích thiên thạch Flensburg, một vật thể không gian lạ lùng hạ cách xuống Đức tháng 9 năm ngoái đã bị choáng váng khi phát hiện những khoáng chất phải được hình thành trong điều kiện của vũ trụ xa xưa, hàng tỉ năm về trước.
Thiên thạch mang bản sao của “khối xây dựng trái đất – ảnh: Markus Patzek
Nhóm khoa học gia từ Đại học Mnster (Đức) cho biết họ tin rằng vật thể không gian kỳ diệu này đến từ nhóm “vi thể hành tinh” của một loại hành tinh to lớn trong vũ trụ sơ khai. Vi thể hành tinh chính là các vật thể rắn trong các đĩa tiền hành tinh. Theo chân khác thiên thạch, chúng đã đào thoát và đi vào những hệ hành tinh khác, trở thành các “khối xây dựng hành tinh đá”, tức loại hành tinh giống trái đất.
Chúng là những vật liệu đến muộn, khi trái đất đã hình thành cơ bản từ những thứ trong đĩa tiền hành tinh của chính mình. Nhưng chúng đã làm một nhiệm vụ quan trọng đó là cung cấp nước nguyên thủy để tạo ra các đại dương bao phủ trái đất, cũng như các hành tinh đá khác.
Video đang HOT
Các nhà khoa học tại phòng thí nghiệm – ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
Theo 2 tác giả chính là giáo sư giáo sư Addi Bischoff và giáo sư Markus Patzek, thiên thạch Flensburg có thể giúp chúng ta khám phá ra nhiều điều chưa biết về nguồn gốc của trái đất và các hành tinh đá giống trái đất. “Nghiên cứu giúp chúng ta hiểu rõ hơn về quá trình hình thành của vật rắn đầu tiên, sự bồi tụ và tiến hóa của các vật thể không gian và các hành tinh nhỏ”.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Meteoritical Bulletin Database.
A. Thư
Theo nld.com.vn/Daily Mail, Meteoritical Bulletin Database
Trái đất hình thành nhanh hơn so với giả định
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng, Trái đất nguyên thủy - tức là cái khuôn để từ đó hình thành Trái đất ngày nay, đã xuất hiện rất nhanh, chỉ trong vòng 5 triệu năm.
Trái đất hình thành nhanh hơn so với dự đoán.
Các nghiên cứu do Trung tâm Nghiên cứu sự hình thành sao và các hành tinh (StarPlan) ở Copenhagen (Đan Mạch) thực hiện, hé lộ một lịch trình mới trong hình thành Trái đất nguyên thủy. Bằng cách đo các đồng vị sắt trong các thiên thạch được chọn lựa, các nhà khoa học đưa ra kết luận là Trái đất nguyên thủy đã hình thành trong khoảng 5 triệu năm.
Trong thang độ thiên văn, đây là thời gian khá ngắn ngủi. Nếu coi thời gian tồn tại của Hệ Mặt trời là 24 giờ, thì thời gian hình thành Trái đất nguyên thủy chỉ chiếm 90 giây. Theo các nghiên cứu trước đó, trong "24 giờ tồn tại của Hệ Mặt trời", thời gian hình thành Trái đất nguyên thủy là 5 - 15 phút.
Theo StarPlan, Trái đất không hình thành trên cơ sở các va chạm tình cờ của các thiên thể lớn hơn qua hàng chục triệu năm. Thuyết Trái đất hình thành trên cơ sở tích tụ bụi vũ trụ có vẻ thích hợp hơn. Điều này được khẳng định bởi các phép đo chính xác nhất đối với các đồng vị sắt từ các thiên thạch khác nhau.
"Nếu sự hình thành Trái đất là quá trình ngẫu nhiên, trong đó các thiên thể va chạm với nhau thì chúng ta không thể so sánh thành phần sắt Trái đất với một kiểu thiên thạch. Thay vào đó chúng ta sẽ có hỗn hợp tất cả thiên thạch", GS Martin Schiller, tác giả chính công trình nghiên cứu, cho biết như vậy.
Sự việc một loại vật chất có xuất xứ từ các thiên thạch carbon kiểu CI co ý nghĩa quan trọng trong phân tích thời gian hình thành Trái đất nguyên thủy.
"Kỷ nguyên duy nhất trong lịch sử Hệ Mặt trời, trong đó vật chất giống như thiên thạch CI dễ dàng được tìm thấy trên Trái đất, chính là thời kỳ tồn tại đĩa tiền hành tinh", GS Schiller nói.
Thời kỳ đĩa tiền hành tinh kéo dài khoảng 5 triệu năm. Các loại bụi đặc trưng của thiên thạch CI đã kết hợp với khí và bắt đầu quay xung quanh Mặt trời, để từ đó hình thành nhân Trái đất nguyên thủy.
Những phát hiện mới cho thấy, các hành tinh trong các khu vực khác của vũ trụ cũng có thể hình thành nhanh hơn so với dự đoán trước đây.
Tuấn Sơn
Theo giaoducthoidai.vn
Phát hiện mới thay đổi quan điểm về thời gian Trái đất được sinh ra Theo một phân tích mới về các đồng vị sắt được tìm thấy trong thiên thạch, Trái đất có thể mất 5 triệu năm để hình thành. Nghiên cứu này là một đóng góp đáng kể cho sự hiểu biết hiện tại của chúng ta về sự hình thành hành tinh, cho thấy các cơ chế có thể thay đổi nhiều hơn chúng...