Choáng vì góp 200 triệu để sửa hẻm
Dự án là do dân tự làm nhưng tiền đóng góp quá cao, người không có điều kiện phải gửi đơn cầu cứu khắp nơi.
“Khi hẻm xuống cấp, khoảng tháng 8.2015, một số người có điều kiện trong hẻm muốn làm lại theo hình thức tự đầu tư. Tuy nhiên, việc lấy ý kiến mức đóng góp không rõ nên khi triển khai gây ngỡ ngàng” – ông Nguyễn Kiến Hưng mở đầu câu chuyện.
Vượt quá khả năng
Trong đơn gửi cho Sở GTVT và nhiều đơn vị liên quan, ông Nguyễn Kiến Hưng – chủ khu đất ở hẻm 1023 đường Lê Văn Lương ( xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè) phản ánh thêm: “Hẻm đang thi công, làm lại hệ thống thoát nước nhưng khu đất của gia đình tôi không được đấu nối vì họ đòi số tiền quá cao, đến 200 triệu đồng”.
“Lúc đầu, kinh phí chủ yếu do những người có điều kiện trong hẻm lo, những hộ còn lại chỉ đóng góp khoảng 10 triệu đồng/hộ. Khi thi công đến khu đất của tôi thì tổ phó tổ quản lý dự án nói đóng tiền phải tính theo mét ngang, cứ 1 m đóng 5 triệu đồng. Đất gia đình tôi ngang 40 m phải đóng 200 triệu đồng, vượt quá khả năng của gia đình” – ông Hưng bày tỏ.
Video đang HOT
Công trình nâng cấp hẻm có thể gây áp lực cho những gia đình khó khăn. Ảnh: KB
“Nói không tiền là không hợp lý”
Ông Nguyễn Hữu Minh, tổ phó tổ quản lý dự án nâng cấp hẻm, cho biết hẻm trên rộng khoảng 8 m, dài300 m, chi phí gần 1,5 tỉ đồng. “Những nhà có đất rộng đến 40 m, 20 m mà nói không có tiền là không hợp lý. Song chúng tôi không ép, những hộ không góp tiền thì chúng tôi không đấu nối vào hệ thống thoát nước mới. Mai mốt họ đưa xe tải hay xe cơ giới vào đây thì chúng tôi sẽ không cho” – ông Minh lập luận.
Theo ông Minh, trong hẻm có hơn 30 hộ, những người có điều kiện đóng góp từ 100 triệu đến 200 triệu đồng, hiện còn dưới 10 hộ chưa đóng tiền. Trong đó, có khoảng năm chủ đất không xuất hiện, một số hộ thì cho rằng mức đóng góp không hợp lý.
Ép đóng là không được
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Lê Minh Trí, Chủ tịch UBND xã Phước Kiển, xác nhận sau khi hẻm và cống hư hỏng, người dân muốn nâng cấp nên có đơn gửi cho xã và được xã đồng ý. “Công trình do người dân tự thực hiện, mức đóng góp là tự nguyện nên xã không nắm rõ mỗi hộ đóng góp bao nhiêu. Xã sẽ kiểm tra, xem xét lại sự thỏa thuận của người dân cũng như phương thức thực hiện để đưa ra hướng giải quyết phù hợp” – ông Trí nói.
Theo ông Trí: “Nếu để xảy ra tình trạng dùng số đông áp đảo hay gây áp lực ép người nghèo thực hiện theo mong muốn của người giàu là không hợp lý”.
“Chưa thấy nơi nào đóng tiền nhiều thế” Một cán bộ phụ trách lĩnh vực thoát nước Sở GTVT TP.HCM cho biết: “Tôi chưa thấy nơi nào yêu cầu đóng góp số tiền lớn như vậy. Địa phương nên xem xét lại để có hướng giải quyết thỏa đáng. Thông thường các dự án do dân tự làm, mức đóng góp chủ yếu dựa trên tinh thần tự nguyện chứ không phải dựa vào diện tích nhà, đất”.
Ông Phương, người trong khu vực: Khu nhà xưởng của chủ tôi có bề ngang 20 m nên chắc cũng phải đóng đến 100 triệu đồng. Hiện chủ tôi đang đi nước ngoài, không biết với số tiền lớn thế này, chủ tôi có đồng ý không. Ông Dũng, nhà ở đầu hẻm: Hiện tôi chưa góp tiền vì chưa rõ cách thức thực hiện như thế nào. Việc tính theo mét ngang là không có cơ sở…
Theo Trung Thanh- Khang Bách ( Pháp luật TP.HCM)
Đà Nẵng chuẩn bị đưa 5 tuyến xe buýt trợ giá vào hoạt động
Sở GTVT thành phố Đà Nẵng đang triển khai Đề án mở mới 5 tuyến xe buýt trợ giá, phục vụ hành khách công cộng ở khu vực nội thành
Dự kiến, có 60 đầu xe buýt loại 40 chỗ ngồi được đưa vào hoạt động từ 5 giờ đến 21 giờ hằng ngày.
Một số đối tượng xe được miễn phí đi xe buýt.
Theo đề án này, hành khách là cán bộ lão thành cách mạng, tiền khởi nghĩa, Mẹ Việt Nam anh hùng, thương bệnh binh có tỷ lệ thương tật trên 81%, người khuyết tật nặng, nạn nhân da cam... được miễn vé đi lại; các đối tượng chính sách khác và người cao tuổi, hộ nghèo, công nhân làm việc trong khu công nghiệp, học sinh, sinh viên... được giảm từ một nửa tiền vé. Kinh phí trợ giá từ nguồn ngân sách và nguồn thu từ hoạt động quảng cáo trên phương tiện, nhà chờ.
Ông Nguyễn Đăng Huy, Phó Giám đốc Sở GTVT thành phố Đà Nẵng cho biết, các tuyến xe buýt nội thành này sẽ góp phần hạn chế phương tiện cá nhân và ùn tắc giao thông: "Nhằm hạn chế phương tiện giao thông cá nhân, về lâu dài thì giao thông công cộng rất quan trọng.
Hiện nay, 5 tuyến xe buýt trợ giá ở khu vực nội đô đã có dự án rồi, trong năm 2016 là đầu tư luôn, về tương lai sẽ nghiên cứu tiếp. Hiện nay, triển khai vận tải xe buýt tiện lợi, cung cấp phục vụ, dịch vụ đáp ứng yêu cầu của nhân dân thì lúc đó người dân sẽ đi vận tải công cộng nhiều"./.
Đình Thiệu
Theo_VOV
Cấp giấy phép lái xe số tự động từ 1.1.2016 Tổng cục Đường bộ VN vừa có văn bản gửi các Sở GTVT yêu cầu thực hiện chuẩn bị cơ sở kỹ thuật, nhân lực để thực hiện việc đào tạo, cấp giấy phép lái xe (GPLX) số tự động hạng B1 từ ngày 1.1.2016. Theo đó, Tổng cục yêu cầu các sở chỉ đạo các trung tâm sát hạch lái xe điều...