Choáng ngợp với cuộc sống vương giả của tỷ phú giàu nhất Trung Đông
Không chỉ là người giàu nhất xứ Trung Đông, Hoàng tử Alwaleed bin Talal của Saudi Arabia còn nổi tiếng bởi cuộc sống xa xỉ, đúng “chất” của một ông hoàng.
Theo xếp hạng tỷ phú mới nhất của tạp chí Forbes, hoàng tử Alwaleed bin Talal sở hữu giá trị tài sản ròng 20 tỷ USD và đứng ở vị trí người giàu thứ 20 trên thế giới. Tuy nhiên, đánh giá này của tờ tạp chí uy tín đã khiến hoàng tử Alwaleed bin Talal nổi giận. Ông cho rằng, tài sản của ông phải ở mức 29,6 tỷ USD và ông đúng ra phải nằm trong top 10 người giàu nhất thế giới.
Từ lâu, hoàng tử Alwaleed bin Talal đã nổi tiếng khắp thế giới trong vai trò một nhà đầu tư. Ông là người nắm cổ phần kiểm soát trong tập đoàn Kingdom Holding Company của Saudi Arabia, sở hữu hàng loạt dự án bất động sản lớn ở nước này, bên cạnh cổ phần trong nhiều công ty truyền thông Arab, cũng như các khoản đầu tư vào các công ty đại chúng và tư nhân trên toàn cầu như Citigroup, Twitter…
Cho dù hoàng tử Alwaleed bin Talal hay tạp chí Forbes nói đúng về số tài sản của ông, thì cũng không thể phủ nhận về sự giàu có và cuộc sống “như trong mơ” của vị tỷ phú giàu nhất Trung Đông này. Dưới đây là những hình ảnh về cuộc sống của hoàng tử Alwaleed bin Talal do trang Business Insider giới thiệu:
Hoàng tử Alwaleed bin Talal sinh ra trong gia đình hoàng gia Saudi Arabia. Ông là con trai của hoàng thân Talal and Mona Al Solh. Ông ngoại của ông là thủ tướng đầu tiên của Lebanon, còn ông nội của ông là vua Abdulaziz, người sáng lập nên Saudi Arabia.
Hoàng tử Alwaleed theo học đại học Menlo College ở Atherton California. Nhiều ý kiến cho rằng, việc theo học đại học ở Mỹ đem tới cái nhìn rất “Tây” cho vị hoàng tử xứ Trung Đông, đưa ông trở thành nhà đầu tư Saudi Arabia mà các doanh nhân Mỹ đều muốn tìm đến.
Alwaleed đã tạo ra được bước đột phá khi ông đầu tư vào một công ty tài chính nhỏ có tên Citicorp.
Sau khi tốt nghiệp đại học, Alwaleed được tặng 30.000 USD, bên cạnh khoản vay 300.000 USD và một căn nhà mà cha ông mua cho. Với số tài sản này, ông bắt đầu tham gia đầu tư. Vào năm 1991, khi 31 tuổi, Alwaleed quyết định đầu tư vào Citicorp và thu được khoản lời 800 triệu USD. Đến năm 2005, số tiền này đã lớn lên thành 10 tỷ USD.
Hoàng tử Alwaleed kết hôn với công nương Ameerah. Đây là người vợ thứ tư của ông, nhưng là người vợ hiện tại duy nhất của hoàng tử này. Hoàng tử Alwaleed không có vài bà vợ cùng lúc như một số nhân vật hoàng tộc Trung Đông khác. Cặp đôi này đã kết hôn được 8 năm và công nương Ameerah rất tích cực tham gia các hoạt động từ thiện.
Hoàng tử Alwaleed đã gặp gỡ với nhiều nhân vật trong số những người giàu có và có ảnh hưởng nhất thế giới, bao gồm các gương mặt hoàng gia, chính trị gia và người nổi tiếng như nữ hoàng Anh Elizabeth đệ nhị, Thái tử Charles của Anh, nguyên Tổng thống Pháp Nicholas Sarkozy, Hoàng hậu Rania của Jordan, huyền thoại nhạc pop đã quá cố Michael Jackson, cựu Thủ tướng Anh Tony Blair…. Vợ chồng ông là khách mời tại lễ cưới của Hoàng tử Anh William và công nương Kate Middleton.
Video đang HOT
Bộ sưu tập nữ trang mà hoàng tử Alwaleed sở hữu ước tính có trị giá lên tới 700 triệu USD. Khi nhà báo Kerry Dolan của Forbes tới thăm Alwaleed vào năm 2009, ông đã giới thiệu một phần trong bộ sưu tập trang sức ấn tượng này và cho biết, rất nhiều món trong đó hai vợ chồng ông chưa một lần dùng tới.
“Đỉnh nhất trong số những món được trưng bày là một chiếc dây chuyền bằng kim cương và ngọc lục bảo với ba viên ngọc lục bảo lớn bằng quả trứng chim sẻ gắn ở giữa, đi kèm cùng với một đôi bông tai và nhẫn. Bộ dây chuyền-hoa tai-nhẫn này trị giá khoảng 40 triệu USD”, Dolan viết. Trong ảnh là công nương Ameerah đang đeo một đôi hoa tai ấn tượng.
Hoàng tử Alwaleed chỉ ngủ có 4 giờ đồng hồ mỗi đêm và rất thích xem kênh truyền hình CNBC. Lịch sinh hoạt của ông khá kỳ quặc, trong đó ông thường đi ngủ vào lúc 4-5h sáng và thức dậy lúc 9h sáng. Ông ăn bữa chính vào lúc 8h tối hàng ngày và gọi đây là “bữa trưa”. Chiếc TV của hoàng tử luôn bật kênh CNBC trong lúc ông đang ăn hay làm việc. Ông thậm chí đã trở thành khách mời xuất hiện trên kênh này.
Hoàng tử Alwaleed là một người ủng hộ nữ quyền. Ông tự hào vì gần 65% số nhân viên trong cung điện và công ty đầu tư Kingdom Holding của ông là phụ nữ. Tuy nhiên, nữ phi công có tên Hanadi Zakariya Hindi của vị hoàng tử này chưa bao giờ được lái bất kỳ một chiếc máy bay nào của ông chủ.
Chiếc du thuyền trước đây của hoàng tử Alwaleed là chiếc New Kingdom dài 86m, đã từng xuất hiện trong bộ phim Điệp viên 007. Du thuyền này có sàn nhảy, rạp chiếu phim, chỗ đậu trực thăng, bể bơi… Tuy nhiên, Alwaleed đã bán chiếc New Kingdom và đặt hàng chiếc siêu du thuyền lớn thứ ba thế giới có giá 500 triệu USD. Chiếc du thuyền có chiều dài gần 170m này dự kiến sẽ được giao vào năm 2014.
Đương nhiên, hoàng tử Alwaleed cũng sở hữu rất nhiều xe hơi đắt tiền, từ chiếc Rolls Royce Phantom có giá dưới 500.000 USD cho tới chiếc Mercedes Benz SL 600 nạm kim cương giá 48 triệu USD, cùng nhiều chiếc Lamborghini và Ferrari.
Trước đây, hoàng tử Alwaleed đã tậu một chiếc máy bay Airbus 280 với giá khoảng 500 triệu USD. Trên máy bay này có 3 tầng, một phòng tắm phong cách Thổ Nhĩ Kỳ, một phòng hòa nhạc, một phòng họp với máy chiếu 3 chiều, và một gara cho chiếc Rolls Royce. Tuy nhiên, mới đây, Alwaleed đã bán lại chiếc máy bay này với mức giá không được công bố. Phát ngôn viên của ông nói rằng, số tiền thu về sẽ được dùng để đầu tư.
Hoàng tử Alwaleed vẫn đang sở hữu một chiếc Boeing 747 mà ông đã mua với giá 220 triệu USD. Trên chiếc máy bay này có một chiếc ngai, hai phòng ngủ, bàn ăn 14 chỗ, và 11 tiếp viên.
Nơi ở chính của hoàng tử Alwaleed là một cung điện 420 phòng ở Riyadh, Saudi Arabia. Cung điện này được xây dựng bằng đá marble cao cấp, treo những bức chân dung lớn của hoàng tử, hai bể bơi trong nhà và sân tennis ngoài trời.
Hoàng tử Alwaleed còn sở hữu một trang trại kèm khu nghỉ dưỡng lớn ở ngoại ô Riyadh. Trang trại này có diện tích hơn 120 mẫu, một sở thú mini, chuồng ngựa và 5 hồ nhân tạo.
Tỷ phú giàu nhất Trung Đông rất ham săn bắn. Ông thường tham gia vào các chuyến đi săn quy mô lớn. Chiến lợi phẩm khiến ông tự hào là một con ngựa vằn mà ông và con gái đã bắn hạ và đem về nhồi bông. Cung điện của Alwaleed chứa đầy những con thú mà ông đã săn được.
Hoàng tử Alwaleed thuê rất nhiều người lùn. Theo nhiều nguồn tin, giống như một vị hoàng đế trung cổ, Alwaleed giữ trong đoàn tùy tùng của ông một nhóm người lùn chuyên làm công việc pha trò. Ban đầu, nhiều người cảm thấy sốc về thông tin này, nhưng cách làm của Alwaleed có thể xem như việc thiện vì ông đã tạo công ăn việc làm cho người lùn.
Sống vương giả nhưng hoàng tử Alwaleed rất chăm làm từ thiện thông qua quỹ Alwaleed Bin Talal Foundation. Ông đã từng ủng hộ cho các nạn nhân bị ảnh hưởng bởi động đất và sóng thần ở Ấn Độ Dương, cũng như tài trợ cho các trường đại học lớn như Harvard và Cambridge.
Theo Dantri
Tá hỏa vì truyện cổ tích cho trẻ toàn cảnh man rợ
Con gái chị Liên bị ám ảnh bởi những cảnh bạo lực trong chuyện cổ tích.
Truyện cổ tích "Nàng Bạch Tuyết và 7 chú lùn". (Ảnh minh họa)
"Một con hoẵng nhảy tới, bác giết con hoẵng, lấy tim gan về nộp cho hoàng hậu, nói dối là tim gan Bạch Tuyết. Người đàn bà độc ác đó sai đầu bếp xào xáo cho mụ ăn..."-
Nửa đêm, vợ chồng chị Liên (Trương Định, Hà Nội) bừng tỉnh vì nghe tiếng thất thanh phòng bên. Chị ào sang thấy con gái đang run cầm cập, lắp bắp mấy câu trong truyện "Nàng Bạch Tuyết và 7 chú lùn".
Đã thành thói quen, tối nào chị Liên cũng đọc truyện cho con gái 4 tuổi trước khi ngủ vì theo chị, tập cho trẻ đọc sách sớm sẽ dễ hình thành niềm đam mê sách cho con sau này. Vậy là từ khi con vài tháng tuổi, chị đã ngân nga kể những mẩu chuyện dân gian thần tiên, huyễn hoặc.
Con lớn thêm chút nữa, chị mua rất nhiều các loại sách, truyện tranh, truyện cổ tích về đọc. Mỗi tối, chị đều dành nửa tiếng kể vài chuyện cho con dễ đi vào giấc ngủ.
"Tôi lựa sách rất cẩn thận, luôn lựa mua của nhà xuất bản có tiếng. Ngay cả khi đọc, tôi cũng chỉ chọn những mẩu chuyện đơn giản, nhẹ nhàng, có bài học phù hợp với độ tuổi của con"- chị nói.
Dù vậy, chị Liên không thể nghĩ, cô con gái 4 tuổi của mình lại "nhát" như vậy. Tối qua, chị đọc cho con nghe truyện "Nàng Bạch Tuyết và 7 chú lùn", môtíp nàng công chúa xinh đẹp và mụ phù thủy không có gì đáng nói. Tuy nhiên, trong mẩu chuyện này của Nhà xuất bản Dân Trí có chi tiết mụ phù thủy sai bác thợ săn giết Bạch Tuyết. Văn phong đoạn này khiến chị Liên cũng ghê sợ:
"...Người đi săn vâng lệnh đem cô bé đi. Khi bác lấy dao ra chọc tiết thì cô bé vô tội van khóc... Lúc đó một con hoẵng nhảy tới, bác giết con hoẵng, lấy tim gan về nộp cho hoàng hậu, nói dối là tim gan Bạch Tuyết. Người đàn bà độc ác đó sai đầu bếp xào xáo cho mụ ăn. Mụ đinh ninh đó là tim gan Bạch tuyết, ăn kỳ hết".
Vì chăm chú vào câu chuyện nên đọc đến đoạn này chị cũng chăm chú hơn, giọng đọc cao hơn. Có lẽ vì thế, chị thấy con gái la lên, lấy tay che mặt. Rồi tối đó, cháu bị ám ảnh, mơ ác mộng.
Nghe lời khuyên của mấy người hàng xóm, chị Hải (bán hàng ở chợ Mỹ Đình) cũng tìm mua mấy cuốn truyện cổ tích cho cu Bốp con chị bớt nghịch khi ở nhà cùng bà giúp việc.
Cu Bốp 6 tuổi, khá năng động. Cậu thích được nghe mẹ đọc truyện, nhưng thường chỉ thích đọc đi, đọc lại những truyện quen thuộc. Trong đó, cậu thích nhất là truyện "Nói dối như Cuội" và học theo tính cách nhân vật này.
Bố mẹ bận đi làm, Bốp thường ở nhà cùng bác giúp việc. Dạo này Bốp rất thường bày trò trêu bà giúp việc như nhốt bà trong nhà tắm, đổ nước xuống sàn làm bà bị ngã, hay là vứt đồ đạc ra nhà vừa dọn xong.
"Hôm qua đi làm về, mình thấy bác giúp việc bị ngã trên sàn, còn con mình đứng bên cười khúc khích. Mình tức quá tạt mông con vài phát. Thằng bé mếu máo: "Cho mẹ, cho bà vào rọ trôi sông, con bay lên trời làm Cuội".
Chị Hải lờ mờ nhận ra, con mình đang học theo các trò nghịch ngợm của nhân vật Cuội và làm y hệt. "Câu chuyện này chỉ đơn giản là các trò Cuội hại người, cuối cùng lại còn được làm vua. Đáng lẽ mình không nên cho con đọc các truyện có bài học kiểu như thế"- chị Hải cho biết thêm.
Chia sẻ với PV, một bạn đọc có tên Ngân tâm sự, chị rất khó khăn để lựa chọn truyện cho con. Cụ thể, thời gian qua báo chí phản ánh các yếu tố bạo lực, sex quá nhiều trong truyện tranh, dễ ảnh hưởng đến con trẻ, chị quyết không lựa chọn. Thay vào đó, chị mua những cuốn truyện cổ tích chọn lọc của nhà xuất bản có uy tín.
"Tôi mang truyện về đọc hết một lượt rồi mới dám đọc cho con. Thật không ngờ hầu như truyện nào cũng có bạo lực, chém giết, câu từ vô cảm, nhiều chi tiết lạ lùng. Truyện cổ tích ngày xưa tôi đọc đâu có thế"- chị Ngân bày tỏ. Bà mẹ hai con dẫn chứng, trong truyện "Cô bé Lọ Lem" mới có các tình tiết ngày xưa chị đọc không có như cô chị (con riêng của dì ghẻ) của Lọ Lem cắt ngón chân, gót chân, chặt bàn chân cho vừa chiếc giày để mong làm hoàng hậu, hay bầy chim mổ mắt cô ta.
"Một số phiên bản của truyện "Cô bé quàng khăn đỏ" quá nhảm nhí, vô cảm như để con sói hiếp dâm và ăn thịt hai bà cháu cô bé quàng khăn đỏ. Những truyện như "Nàng Tô Thị", "Hòn Vọng phu" hay "Sự tích ông đầu rau" có chứa các yếu tố loạn luân, trái với luân thường đạo lý, tuyệt đối không được cho trẻ đọc"- chị Ngân nói.
Bà mẹ trẻ băn khoăn, không biết các yếu tố bạo lực trong truyện có ảnh hưởng gì tới con và nên lựa chọn cho con đọc các loại truyện như thế nào? Truyện cổ tích liệu có còn phù hợp với trẻ?
"Có người phân tích trẻ sẽ bị ảnh hưởng, sợ sệt hay học theo các tình tiết, văn phong bạo lực, có người lại bảo không cần lo lắng vì trẻ còn nhỏ không biết gì. Hoặc nếu có biết cũng để trẻ học được tư tưởng ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác của người xưa. Tôi không biết nên thế nào?"- chị Ngân mong muốn có được câu trả lời.
Trước tiên, để an toàn cho sự phát triển của hai con, bà mẹ này đều phải "kiểm duyệt" các truyện- tức lựa chọn, đọc trước các truyện, thậm chí là thêm bớt, hay sửa nội dung của một số câu chuyện.
Theo xahoi
Án xưa - Luật nay: Lý Thường Kiệt bị hãm hại phải tịnh thân Lý Thường Kiệt tên thật là Ngô Tuấn (SN 1019) vào thời vua Lý Thái Tổ và mất năm 1105 dưới thời vua Lý Nhân Tông. Tranh minh họa Lý Thường Kiệt và bài thơ thần Nam quốc sơn hà Ông được lịch sử ghi nhận là một vị anh hùng dân tộc có nhiều đóng góp trong công cuộc phá Tống, bình...