Choáng ngợp 4.000 chiến đấu cơ Mỹ nằm giữa sa mạc
Hơn 4.000 máy bay chiến đấu các loại cùng hàng triệu linh kiện, phụ tùng là những gì Quân đội Mỹ cất giữa vùng hoang mạc Tuscon, Arizona.
Boneyard là trung tâm bảo dưỡng hàng không lớn nhất của Mỹ nơi lưu dữ và niêm cất hơn 4.000 máy bay quân sự các loại từng hoạt động trong biên chế Quân đội Mỹ từ tận Chiến tranh Thế giới thứ II cho đến nay. Trong ảnh là dàn máy bay chiến đấu F-16 của Không quân Mỹ được niêm cất dài hạn tại Boneyard.
Trung tâm Boneyard có diện tích 10km2 tương đương 1.430 sân bóng và tọa lạc tại hoang mạc Tuscon thuộc tiểu bang Arizona. Sau khi được đưa vào Boneyard, những chiếc máy bay chiến đấu trị giá hàng chục thậm chí hàng trăm triệu USD chỉ còn hai lựa chọn một là chờ tái trang bị và hai là chờ bị tháo dỡ.
Nhiều máy bay trong số đó có thể trở lại hoạt động chỉ trong thời gian ngắn và chúng vẫn được bảo dường thường xuyên dù bị bỏ mặc ngoài sa mạc. Trong hầu hết các trường hợp từng bộ phận riêng lẻ của một chiếc máy bay được tái sử dụng cho một chiếc máy bay khác vẫn còn trong biên chế hoặc được bán cho nước ngoài.
Một trong những lý do khiến Tuscon được chọn trở thành “nghĩa địa” máy bay của Quân đội Mỹ là bầu không khí khô quanh năm ở đây. Từng có trường hợp những chiếc trực thăng được niêm cất 11 năm tại Boneyard nhưng sau đó vẫn có thể trở lại hoạt động. Trong ảnh là một chiếc cường kích A-10 Thunderbolt II của Không quân Mỹ.
Trong ảnh là một chiếc máy bay ném bom chiến lược tầm trung F-111 Aardvark của Không quân Mỹ từng một thời tung hoành trên bầu trời nhưng giờ đây chỉ là một khối kim loại tại Boneyard.
Trong những cái tên ở Boneyard có cả những ông vua bầu trời như những gì còn xót lại của chiếc máy bay ném bom Rockwell B-1 Lancer này.
Hàng dài những chiếc máy bay tiếp nhiên liệu trên không KC-135 tại Boneyard.
Liệu những chiếc chiến đấu cơ siêu âm cánh cụp cánh xòe F-14 Tomcat này còn có cơ hội trở lại bầu trời sau 10 năm nằm một chỗ tại đây.
Video đang HOT
Nếu đi lang thang trong Boneyard bạn cũng sẽ bắt gặp những cái tên huyền thoại của Hải quân Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ II như chiếc Douglas C-47 Skytrain trong hình.
Cả Không quân và Hải quân Mỹ đều bắt đầu loại biên từ cuối những năm 1960, số lượng C-47 được sản xuất trong thời điểm này đã lên tới hơn 10.000 chiếc.
Nguyên mẫu Boeing YAL-1A thuộc chương trình phát triển vũ khí tương lai của Không quân Mỹ cũng nằm “đắp chiếu” tại hoang mạc Tuscon.
Hàng dài những chiếc C-47 nằm trở khung tại Boneyard.
Một chiếc tiêm kích đánh chặn Convair F-106 Delta Dart của Không quân Mỹ được sản xuất từ thời Chiến tranh Lạnh vẫn còn được lưu giữ cho tới tận ngày nay.
Những chiếc máy bay vận tải quân sự Lockheed C-130 Hercules được niêm cất khá kỹ ở Boneyard chờ ngày trở lại hoạt động.
Cạnh đó là siêu máy bay vận tải quân sự hạng nặng Lockheed C-5 Galaxy mẫu máy bay vận tải lớn nhất từng được Mỹ chế tạo.
Theo_Kiến Thức
Khám phá "nơi sinh" vận tải cơ Il-476, An-124 tuyệt đỉnh
Nhà máy chế tạo và bảo dưỡng máy bay Aviastar-SP là nơi tạo ra các máy bay vận tải Il-476 và An-124 tuyệt đỉnh của Nga.
Aviastar-SP là một trong những nhà máy chế tạo và bảo dưỡng máy bay lớn nhất của Nga có trụ sở chính tại Ulyanovsk. Đây cũng là nơi sản xuất những chiếc máy bay vận tải Il-476 thế hệ mới cho Quân đội Nga và cũng như các máy bay chở khách thương mại Tu-204. Tổ hợp công nghiệp hàng không tại Ulyanovsk được Liên Xô thành lập từ năm 1976 và hoạt động cho tới tận ngày nay.
Toàn bộ khu sản xuất phức hợp của Aviastar-SP có thể tự sản xuất và lắp ráp hoàn chỉnh một chiếc máy bay, tất nhiên có một số bộ phận do các công ty khác sản xuất điển hình như các dòng động cơ phản lực. Aviastar-SP cũng từng tham gia vào dây chuyền sản xuất siêu máy bay vận tải hạng nặng An-124 "Ruslan" với Antonov của Ukraine, tuy nhiên giờ đây Aviastar-SP chỉ còn thực hiện công việc bảo trì.
Và để vận hành toàn bộ dây chuyền sản xuất máy bay tại Ulyanovsk Aviastar-SP cần tới hơn 10.000 công nhân và kỹ sư, họ đảm nhận nhiệm vụ sản xuất hơn 400 bộ phận khác nhau của mỗi chiếc máy bay.
Để làm được điều này, Aviastar-SP sở hữu một kho lưu trữ linh kiện và các thiết bị phục vụ công nghiệp hàng không lớn nhất thế giới. Trong ảnh là phần cánh đuôi của một chiếc máy bay sau khi được lắp ráp hoàn chỉnh.
Các dây chuyền sản xuất máy bay chính của Aviastar-SP hiện tại đều đang lắp ráp dòng máy bay vận tải quân sự Il-476. Trong năm 2015 nhà máy này cho đã bàn giao hai chiếc Il-476 cho Quân đội Nga còn chiếc thứ ba vẫn đang quá trình thử nghiệm.
Hiện tại Aviastar-SP đang sản xuất cùng lúc khoảng 10 chiếc Il-476, bên cạnh đó nhà máy này còn sản xuất thêm một biến thể tiếp nhiên liệu trên không của Il-476 được định danh là IL-478.
Quy trình giám sát chất lượng tại Aviastar-SP thuộc hàng nghiêm ngặt nhất thế giới và không chi tiết nào bị bỏ sót.
Khu vực nhà xưởng của Aviastar-SP có diện tích khá lớn với đủ sức chứa 4 chiếc Tu-204 cùng một lúc với chiều cao của trần xưởng lên tới 36m.
Kể từ năm 1990, Aviastar-SP bắt đầu sản xuất dòng máy bay chở khách thương mại Tu-204. Đây cũng là dòng máy bay thương mại đầu tiên của Nga có thể thực hiện chuyến bay đường dài mà không cần dừng lại tiếp nhiên liệu. Nó cũng được trang bị các động cơ phản lực PS-90A thế hệ mới giúp tiết kiệm tối đa nhiên liệu khi bay.
Mỗi chiếc Tu-204 cần tới hàng km dây dẫn chạy dọc thân máy bay.
Trong ảnh là hàng dài những chiếc An-124 "Ruslan" đang được bảo dưỡng tại Aviastar-SP.
An-124 "Ruslan" có thể được xem là dòng máy bay vận tải hạng nặng thành công nhất từng được Antonov chế tạo. Nó được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1986 và hiện tại trên thế giới có hơn 20 chiếc An-124 "Ruslan" vẫn còn đang hoạt động.
Trong ảnh là hai chiếc máy bay vận tải hạng nặng Il-476 và Il-76MD của Nga sau khi được bảo trì ở Aviastar-SP.
Bên trong khoang chứa hàng của một chiếc Il-476. Khi cần thiết nó cũng có thể được chuyển đổi lại thành máy bay vận tải quân sự cho các đơn vị đổ bộ đường không Nga.
Một chiếc Il-476 sau khi hoàn tất giai đoạn lắp ráp được chạy thử nghiệm dưới mặt đất trong một khoảng thời gian dài trước khi được bay thử nghiệm.
Ở Aviastar-SP mọi thứ dường như đều luôn hoạt động 24/7.
Trong ảnh là một chiếc An-124 chuẩn bị được kéo ra đường băng thử nghiệm, Aviastar-SP sở hữu đường băng dài tới 5km và là một trong bốn đường băng dài nhất thế giới.
Theo_Kiến Thức
Khám phá "nơi sinh" vận tải cơ Il-476, An-124 tuyệt đỉnh Nhà máy chế tạo và bảo dưỡng máy bay Aviastar-SP là nơi tạo ra các máy bay vận tải Il-476 và An-124 tuyệt đỉnh của Nga. Aviastar-SP là một trong những nhà máy chế tạo và bảo dưỡng máy bay lớn nhất của Nga có trụ sở chính tại Ulyanovsk. Đây cũng là nơi sản xuất những chiếc máy bay vận tải Il-476...