Cho vay tiêu dùng, ranh giới tư duy “quản” và “siết” (Bài 2): Công ty tài chính trước áp lực thắt chặt điều kiện giải ngân
Khống chế giải ngân trực tiếp, hay vẫn được gọi là “cho vay tiền mặt” ở mức tối đa 30% là điều mà các công ty tài chính (CTTC) và các chuyên gia e ngại khiến hoạt động cho vay tiêu dùng bị “siết” lại.
Bài 2: Công ty tài chính trước áp lực thắt chặt điều kiện giải ngân
Theo quy định tại Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 43/2016/TT-NHNN, hoạt động giải ngân của các công ty tài chính (CTTC) sẽ bị kiểm soát chặt chẽ hơn. Về vấn đề này, các CTTC cho rằng, cơ quan quản lý nên thận trọng với mỗi thay đổi, bởi việc áp dụng các quy định phù hợp sẽ mang lại sự hiệu quả, tính hài hòa cho cả nền kinh tế nói chung và trong quản lý hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng…
Giải ngân trực tiếp không quá 30% tổng dư nợ: CTTC lo bị “bẻ ghi” chiến lược
Trao đổi với Báo ầu tư Chứng khoán về quy định giải ngân trực tiếp tại Dự thảo Thông tư là “Tổng dư nợ cho vay tiêu dùng giải ngân trực tiếp cho khách hàng vay không vượt quá 30% tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng của CTTC, các CTTC đều chung quan điểm, nếu nội dung này được áp dụng sẽ tác động sâu rộng đến chiến lược kinh doanh của họ.
ại diện một CTTC có trụ sở tại TP.HCM cho biết, trên thị trường thế giới cũng như Việt Nam đang tồn tại đa dạng mô hình CTTC tiêu dùng. Theo đó, bên cạnh các CTTC tiêu dùng có chiến lược đa dạng hóa dòng sản phẩm (bao gồm các sản phẩm cho vay tiền mặt, cho vay mua hàng hóa trả góp, phát hành thẻ tín dụng…), đã và đang tồn tại những CTTC có chiến lược chuyên biệt hóa, tập trung hóa vào một dòng sản phẩm duy nhất như chỉ tập trung vào dòng sản phẩm thẻ tín dụng, hoặc chỉ tập trung vào dòng sản phẩm cho vay mua phương tiện vận chuyển như xe gắn máy, xe ô tô…
Chẳng hạn, LOTTE Finance đã cho ra mắt 2 dòng sản phẩm chiến lược là cho vay tiền mặt vào tháng 12/2018 và thẻ tín dụng (gồm LOTTE Finance Visa Platinum và LOTTE Finance Visa) vào tháng 4/2019.
Khác với sản phẩm của ngân hàng có thể phát triển đa năng, sản phẩm của CTTC được thiết kế chủ yếu phục vụ số đông (hàng triệu khách hàng với tốc độ mở rộng nhanh), cung cấp những khoản vay nhỏ lẻ, cần phải xử lý khối lượng đơn vay lớn trong một thời gian ngắn nên việc hệ thống công nghệ thông tin cùng với các hệ thống quản lý rủi ro, vận hành, kênh phân phối được thiết kế đặc thù theo sản phẩm chiến lược là phổ biến.
Cách thiết kế này có ưu điểm là dựa trên tính chuyên môn hóa cao, nên chi phí lõi trên một đầu sản phẩm thấp, khả năng triển khai đại trà nhanh chóng, còn nhược điểm là khi có bất cứ thay đổi nào về định hướng chiến lược sản phẩm, chiến lược kênh phân phối, thì tính đáp ứng rất hạn chế và mất nhiều chi phí để thay đổi, nhiều khi phải bỏ cả “dây chuyền” hiện tại để chuyển sang dây chuyền mới.
“Ngay tại thời điểm thành lập công ty, chúng tôi đã nghiên cứu kỹ lưỡng nhu cầu thị trường, cơ hội, thách thức, hành lang pháp lý, đối thủ cạnh tranh… để đưa đến quyết định phát triển sản phẩm chuyên biệt hóa là cho vay tiền mặt, giải ngân trực tiếp cho người vay.
ây là định hướng chiến lược, nên từ sản phẩm cho đến hệ thống vận hành, quản trị rủi ro, hệ thống công nghệ thông tin, hệ thống quy trình, quy chế, quy định nội bộ… đều xây dựng trên tiêu chí phục vụ này. Bởi vậy, việc quy định giới hạn mới như tại Dự thảo Thông tư sẽ ảnh hưởng lớn tới mô hình và chiến lược kinh doanh của chúng tôi”, vị đại diện của CTTC trên nói.
iều kiện giải ngân trực tiếp gây bất lợi cho CTTC mới
Trước câu hỏi của Báo ầu tư Chứng khoán về sức ảnh hưởng của quy định CTTC chỉ được giải ngân trực tiếp cho khách hàng vay theo quy định tại iểm b, Khoản 1, iều 4a – Dự thảo Thông tư đối với khách hàng đã và đang vay tại CTTC đó (được đánh giá có lịch sử trả nợ tốt theo quy định nội bộ của CTTC…), đại diện SHB Finance cho biết, lịch sử hình thành, phát triển, quy mô của mỗi CTTC tại thị trường Việt Nam rất khác nhau.
ối với nhóm CTTC mới thành lập, do thời gian hoạt động chưa lâu, độ phủ chưa rộng, số lượng khách hàng thấp, việc bán chéo sản phẩm trong phạm vi hẹp sẽ gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của các CTTC này.
Video đang HOT
Theo SHB Finance, để có được khách hàng có lịch sử giao dịch tốt, các CTTC mới hoạt động sẽ phải mất tối thiểu 2 năm. Nếu rút ngắn thời gian cho vay đối với khách hàng thì sẽ gây sức ép về thời gian trả nợ và làm tăng số tiền trả nợ mỗi kỳ, dễ đẩy khách hàng đến áp lực trả nợ giống “ tín dụng đen”.
“ối tượng khách hàng của CTTC chủ yếu là công nhân và người lao động thu nhập thấp, nhu cầu cho vay không nhiều từ 25-30 triệu đồng, trong khi trần dư nợ của một cá nhân vay vốn không quá 100 triệu đồng, thời gian vay kéo dài từ 24-36 tháng, thời gian quay vòng khoản vạy chậm. Các khách hàng đã vay được vốn lần 1, phần nhiều ít có nhu cầu vay vốn mới khi chưa trả hết nợ cũ. Do vậy, khả năng giải ngân cho chính khách hàng trong tệp khách hàng cũ của các CTTC mới thành lập là khó và chậm”, đại diện SHB Finance phân tích.
Chưa kể đến, với quy định giới hạn tỷ lệ giải ngân trực tiếp cho khách hàng, CTTC sẽ phải cạnh tranh gay gắt hơn trong việc cung cấp sản phẩm cho vay tiêu dùng. Các đối tác bán hàng hóa, dịch vụ có thể lợi dụng tình huống để ép các CTTC chấp nhận các đòi hỏi về mức phí chi trả, tiêu chuẩn cho vay…, gây rủi ro cho thị trường cho vay tiêu dùng.
“Cho dù CTTC tiêu dùng mới có đưa ra những chính sách hấp dẫn, ưu đãi hơn với các khách hàng, song quy định mới sẽ vẫn tạo lợi thế cạnh tranh hơn cho các tổ chức tín dụng không chịu sự điều chỉnh của Thông tư và các CTTC lâu năm, vốn đã có lượng khách hàng giao dịch lớn. iều này vô hình chung tạo sự cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường”, đại diện SHB Finance nói.
Thận trọng khi điều chỉnh chính sách
Trao đổi với Báo ầu tư Chứng khoán, đại diện các CTTC cho biết, đã trực tiếp thảo luận, trao đổi ý kiến với đại diện Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về những tác động tiềm tàng sau khi Dự thảo Thông tư được phê duyệt. Theo đó, các CTTC đã đề xuất một số biện pháp để xử lý các phát sinh không mong muốn từ Dự thảo, chẳng hạn NHNN có thể nghiên cứu tham khảo các chính sách quản lý thị trường cho vay tiêu dùng ở các nước trong khu vực…
“Việc áp dụng các quy định để khống chế mức dư nợ vay tiêu dùng tín chấp trên một khách hàng dựa trên thu nhập mà một số quốc gia lân cận như Thái Lan, Indonesia, Malaysia… đã áp dụng thành công sẽ mang lại sự hiệu quả, tính hài hòa cho nền kinh tế nói chung và trong quản lý hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng tại Việt Nam, giúp thị trường này phát triển lành mạnh, bền vững, thay vì tác động vào phương thức giải ngân – vốn đang tạo sự linh hoạt, lựa chọn đa dạng cho khách hàng, cũng như trang bị tính cơ động có đủ sức ‘tấn công’ tín dụng phi chính thống của CTTC so với ngân hàng”, đại diện VietCredit nêu ý kiến.
“Hiện nay, chỉ hình thức cho vay giải ngân trực tiếp cho khách hàng mới có lợi thế lớn nhất để người dân lựa chọn các CTTC thay cho vay ‘tín dụng đen’ (vì cùng cho vay tiền mặt). Nếu hạn chế điều này thì vô hình chung sẽ đẩy người dân quay trở lại với loại hình cho vay bất hợp pháp này”, đại diện SHB Finance nhấn mạnh.
Nhằm đảm bảo việc cấp tín dụng tiêu dùng được an toàn hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho người vay vốn, đồng thời tạo điều kiện cho các CTTC nhỏ, CTTC mới gia nhập thị có thể phát triển nhanh chóng, ổn định, góp phần đẩy lùi được “tín dụng đen”, đại diện SHB Finance cho rằng, việc áp dụng phương thức giải ngân cho bên thụ hưởng hay cho người vay nên mang tính định hướng và có lộ trình áp dụng phù hợp với tình hình thực tế của nền kinh tế Việt Nam, tâm lý tiêu dùng của người dân và thực trạng của các CTTC.
ồng thời, không áp dụng hoặc áp dụng các giới hạn đối với các hình thức giải ngân cho vay tiêu dùng theo đặc điểm từng nhóm CTTC (phân chia theo vốn tự có, quy mô dư nợ, quy mô khách hàng)…; hướng tới kiểm soát hoạt động cho vay tiêu dùng của các CTTC tiêu dùng thông qua các dự án hỗ trợ về năng lực quản trị, điều hành và kiểm soát rủi ro, thu hồi nợ như hợp tác với các tổ chức tài chính quốc tế, các viện nghiên cứu xã hội để tập huấn, đào tạo cán bộ quản lý về quản lý rủi ro, thẩm định cho vay cá nhân, các dự án nghiên cứu chuyên sâu về tâm lý của người tiêu dùng Việt Nam…
“ể thị trường tài chính tiêu dùng phát triển ổn định, bền vững thì việc điều chỉnh sách là cần thiết, nhưng cần thận trọng, tránh gây khó khăn cho doanh nghiệp. Thực tế, tín dụng từ CTTC hiện chỉ chiếm 7% tín dụng tiêu dùng của nền kinh tế nên khó có thể gây tác động lớn”, đại diện FE Credit nhìn nhận.
Nhuệ Mẫn
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Siết giải ngân trực tiếp cho vay tiêu dùng: Thách thức với lĩnh vực còn non trẻ
Theo TS. Đỗ Hoài Linh (Viện Ngân hàng - Tài chính, Đại học Kinh tế Quốc dân), yêu cầu một tỷ lệ giới hạn việc giải ngân trực tiếp cho khách hàng trong tổng dư nợ trong dài hạn là cần thiết. Tuy nhiên, căn cứ để ban hành con số đó là bao nhiêu % thì cần có cơ sở khoa học.
TS. Đỗ Hoài Linh.
Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến dự thảo thông tư sửa đổi Thông tư số 43/2016/TT-NHNN quy định về cho vay tiêu dùng của công ty tài chính tiêu dùng. Trong dự thảo có một số điểm sửa đổi đáng lưu ý:
Đầu tiên, yêu cầu công ty tài chính phải đảm bảo tổng dư nợ cho vay tiêu dùng giải ngân trực tiếp cho khách hàng vay (giải ngân tiền mặt hoặc thông qua tài khoản) không vượt quá 30% tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng của công ty tài chính.
Thứ hai, công ty tài chính chỉ được giải ngân trực tiếp cho khách hàng vay đối với khách hàng đã và đang vay tại công ty tài chính đó, được đánh giá có lịch sử trả nợ tốt theo quy định nội bộ của công ty tài chính và không có nợ xấu theo kết quả phân loại nhóm nợ của Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam đến thời điểm gần nhất tính từ thời điểm ký kết hợp đồng cho vay tiêu dùng.
Trước nhiều tranh cãi về tác động của quy định mới này đến thị trường cho vay tiêu dùng, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với TS. Đỗ Hoài Linh.
- Thưa TS. Đỗ Hoài Linh, lý do đưa ra việc hạn chế giải ngân trực tiếp trong dự thảo Thông tư 43, đó là việc giải ngân này có rủi ro cao, khó kiểm soát mục đích sử dụng vốn vay, nên cần hướng đến khách hàng đã vay tại công ty tài chính và có lịch sử trả nợ tốt. Thưa TS, liệu rằng với kiến nghị đưa ra ở trên có thể giải quyết được những lo ngại đang đặt ra?
TS. Đỗ Hoài Linh: Có thể thấy, thực trạng cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính đang hoạt động tại Việt Nam hiện nay là phần lớn sẽ giải ngân trực tiếp cho khách hàng vay. Tuy nhiên, việc giải ngân trực tiếp cho khách hàng vay trong thực tế đang phát sinh một số rủi ro.
Do vây, mục tiêu sâu xa hơn của những thay đổi trong dự thảo là muốn hạ nhiệt sự bùng nổ nhanh chóng những rủi ro trong hoạt động của các công ty tài chính tiêu dùng giai đoạn vừa qua, hướng đến phát triển theo chiều sâu, an toàn và bền vững hơn là việc làm đáng ghi nhận.
Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng, nếu "siết chặt" quá theo sẽ khó đạt mục tiêu... Bởi vì, khi đó người tiêu dùng sẽ khó tiếp cận được nguồn vay (nếu so với vay nóng, vay tín dụng phi chính thức), lúc này vô hình trung trở thành "rào cản" cho mục tiêu đã đề ra.
Theo tôi, để dự thảo thực sự phù hợp với thực tiễn, cũng như tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng cho các công ty tài chính, việc tháo gỡ vướng kịp thời những vướng mắc, hướng dẫn triển khai là điều cần thiết.
Có như vậy, mới đạt được mục tiêu đã đề ra; đồng thời, góp phần kiến tạo thị trường cho vay tiêu dùng phát triển lành mạnh, nhất là thúc đẩy các công ty nhỏ, mới gia nhập thị trường phát triển nhanh chóng, ổn định, góp phần đẩy lùi được "tín dụng đen".
- Thưa TS, quy định chặt chẽ về việc giải ngân tiền mặt cho khách hàng sẽ tác động thế nào đến thị trường cho vay tiêu dùng cũng như các công ty tài chính?
Thông qua báo cáo của HSC chúng ta thấy được kỳ hạn của các khoản vay tiền mặt thường là trung hạn, và các khoản vay tài trợ hàng tiêu dùng thường là ngắn hạn. Tỷ trọng cho vay bằng tiền mặt của FE Credit là 80%, HD Saison là khoảng 50% và Home Credit là 40%. Nếu so sánh tỷ lệ yêu cầu trong dự thảo của Ngân hàng Nhà nước là không vượt quá 30% tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng của công ty tài chính thì trong ngắn hạn, đây sẽ là thách thức lớn đối với các công ty tài chính.
Đặc biệt, bối cảnh tỷ trọng sử dụng tiền mặt trong xã hội của chúng ta vẫn ở mức rất cao, do đó, Ngân hàng Nhà nước nên có những hướng dẫn cụ thể về cách thức giảm tỷ lệ này.
Cùng với đó là ban hành một lộ trình để các công ty tài chính có thể giảm từng bước, sao cho các nội dung quản lý Nhà nước gắn được với thực tế, tránh gây khó khăn quá lớn đối với các công ty tài chính tiêu dùng, nhất là khi các công ty trong lĩnh vực này đều khá non trẻ.
Còn về dài hạn, để ban hành con số đó là bao nhiêu % thì cần có cơ sở khoa học bằng nghiên cứu định lượng, dựa trên thực trạng hoạt động của các công ty tài chính hoặc tham khảo từ những quốc gia có đặc điểm tương đồng Việt Nam.
- Khi việc giải ngân trực tiếp cho khách hàng vay bị hạn chế và chỉ được giải ngân cho khách hàng đã và đang vay tại công ty tài chính đó, được đánh giá có lịch sử trả nợ tốt. Liệu quy định này có hạn chế khả năng tiếp cận tập khách hàng mới của công ty tài chính?
Chắc chắn các công ty tài chính sẽ bị ảnh hưởng nặng nề khi việc cho vay tiền mặt chỉ có thể thực hiện với những khách hàng vay có lịch sử tín dụng tốt và không có nợ xấu theo thông tin trên Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) tại thời điểm ký hợp đồng cho vay và giải ngân.
Quy định này còn đồng nghĩa với việc các công ty tài chính không được phép giải ngân trực tiếp với những khách hàng mới không có thông tin tín dụng.
Hệ quả là các công ty tài chính sẽ khó mở rộng được khách hàng mới, chỉ được phát triển lượng khách hàng mới thông qua kênh mua bán trả góp, tức là phải thông qua một bên thụ hưởng có vai trò làm cung ứng hàng hóa, dịch vụ. Do đó, theo tôi, số lượng khách hàng của các công ty tài chính có nguy cơ sẽ giảm vì điều kiện cho vay còn liên quan tới cả phần nợ xấu, lịch sử tín dụng...
- Cho vay tiêu dùng từng được kỳ vọng là một giải pháp có thể hạn chế "tín dụng đen". Nhưng với việc hạn chế giải ngân trực tiếp, động thái trên có thể cản trở mục tiêu dùng tín dụng chính thức để đẩy lùi "tín dụng đen" mà chính NHNN đang nỗ lực thúc đẩy, thông qua những giải pháp mà một trong số đó chính là việc thúc đẩy cho vay tiêu dùng của công ty tài chính nhằm đẩy mạnh cho vay tiêu dùng tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, góp phần hạn chế tình trạng tín dụng đen ở các địa bàn này. Quan điểm của TS về vấn đề này?
Có thể khẳng định, sự mở rộng hoạt động cùng với đó là thủ tục nhanh gọn, hệ thống đại lý khá rộng khiến sự nối dài hoạt động của công ty tài chính thời gian vừa qua khá tốt, giúp người dân có cơ hội tiếp cận vốn vay từ nguồn tín dụng chính thức nhiều hơn, và được kỳ vọng là một giải pháp có thể hạn chế "tín dụng đen".
Tuy nhiên, nhận xét khách quan chúng ta thấy với thị trường 60 triệu dân sống tại nông thôn, vùng sâu, vùng xa thì sự hiện diện của hệ thống tín dụng chính thức vẫn còn rất thiếu so với nhu cầu, cộng với tâm lý e ngại của người dân khi tiếp xúc với kênh tín dụng chính thức nên "tín dụng đen" vẫn là kênh cung cấp vốn chủ yếu.
Do đó, cần nhiều hơn nữa sự đa dạng của những hình thức tổ chức cung cấp tín dụng để phù hợp với từng phân khúc khách hàng, với mục đích vay vốn và độ rủi ro khác nhau, từ đó mới có thể đẩy lùi được "tín dụng đen".
- Có ý kiến cho rằng nên để thị trường cho vay tiêu dùng vận hành theo cơ chế thị trường chứ không nên đi theo hướng "không quản được thì cấm". Quan điểm của bà như thế nào về vấn đề này?
Chúng ta đang vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường và gia nhập các tổ chức quốc tế nên đúng là rất cần có sự tôn trọng với những điều chỉnh của tự thân thị trường dựa trên những quy luật vốn có của nó như cung - cầu, giá trị, cạnh tranh...
Tuy vậy, ở chừng mực nào đó, không thể thả lỏng thị trường hoàn toàn vì thị trường cũng có những khiếm khuyết nhất định, nên Nhà nước bắt buộc phải có những can thiệp để thị trường phát triển hài hòa, đặc biệt với lĩnh vực ngân hàng khi mà hoạt động liên quan tới "tiền".
Sự quản lý này không chỉ đúng với Việt Nam mà tất cả các nước trên thế giới đều có sự giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý trong lĩnh vực ngân hàng. Do đó, quan điểm của cá nhân tôi là không nên để thị trường cho vay tiêu dùng vận hành hoàn toàn theo cơ chế thị trường mà không có sự quản lý của Nhà nước. Nhưng sự quản lý của Nhà nước cần phải phù hợp.
- Cảm ơn những chia sẻ của TS. Đỗ Hoài Linh!
Nhật Hà
Theo vietnamfinance.vn
Siết giải ngân trực tiếp hay giám sát bằng chuẩn quản trị rủi ro? Dự thảo thông tư sửa đổi Thông tư số 43/2016/TT-NHNN, trong đó có các quy định về hạn chế giải ngân trực tiếp với công ty tài chính đang gây tranh cãi. Theo các chuyên gia tài chính - ngân hàng, việc kiểm soát rủi ro của các công ty tài chính hoàn toàn có thể thực hiện bằng các biện pháp khác...