Cho vay theo chuỗi giá trị – xu hướng quan trọng
“Trong nghị định mới có đưa ra hướng dẫn hình thức cho vay mới đó là cho vay theo chuỗi giá trị. Tôi đánh giá đây là xu hướng quan trọng trong ngành nông nghiệp (NN) của Việt Nam và được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng”- ông Cấn Văn Lực (ảnh) – thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia nhận định khi trả lời phỏng vấn NTNN.
- Nghị định 116/2018 (NĐ116) gỡ được những nút thắt nào trong quan hệ tín dụng tam nông và các tổ chức tín dụng, thưa ông?
NĐ 116 có rất nhiều điểm “mới” so với NĐ55 trước đây về tín dụng cho ND, nông nghiệp, nông thôn (NNNT). Tuy nhiên, có 2 điểm căn bản trong NĐ116, tôi cho là rất tích cực và phù hợp với thực tiễn hiện nay đó là vấn đề tăng hạn mức vay và hướng dẫn hình thức cho vay theo chuỗi liên kết.
Tại sao tôi lại nói những quy định này là tích cực? Thứ nhất, nếu như trước đây hộ ND, NN muốn vay 60 triệu nhưng hạn mức cho phép chỉ là 50 triệu. Để vay được 60 triệu, họ phải chia nhỏ các khoản vay và vay 2 lần tại 2 ngân hàng khác nhau chẳng hạn. Nhưng với quy định tại NĐ 116 này, rõ ràng với mức tăng hạn mức vay lên gấp đôi, người dân chỉ cần vay 1 lần cũng có thể vay đủ 60 triệu cho hoạt động sản xuất kinh doanh NN. Thủ tục đi vay cho phía người đi vay đồng nghĩa cũng đã giảm 1 nửa so với trước. Việc tăng hạn mức cũng là phù hợp và tất yếu vì thu nhập của ND, nông thôn hiện nay đã cải thiện, nhu cầu vay cũng lớn lên và có xu hướng làm ăn lớn hơn.
Thứ 2, trong nghị định mới có đưa ra hướng dẫn hình thức cho vay mới đó là cho vay theo chuỗi giá trị. Tôi đánh giá đây là xu hướng quan trọng trong ngành NN của Việt Nam và được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng. Vòng tròn sản xuất theo chuỗi liên kết sẽ tạo điều kiện cho các định chế tài chính yên tâm hơn khi mở hầu bao cho vay đối với tam nông khi các định chế tài chính có khả năng kiểm soát dòng tiền tốt hơn thông qua hình thức này.
- Với NĐ116, tín dụng tam nông liệu có bứt phá mạnh trong thời gian tới không, thưa ông?
Hiện nay tín dụng NNNT chiếm khoảng 20% tổng dư nợ, khoảng 1,3 triệu tỷ đồng . Với NĐ 116, tín dụng của lĩnh vực NNNT sẽ có thể được đẩy lên ở mức 22 – 25% tổng dư nợ. Con số này cũng là rất tích cực đối với ngành NN của Việt Nam.
Video đang HOT
Chúng ta không thể kỳ vọng tín dụng lĩnh vực NN, ND, nông thôn tăng trưởng bứt phá hay tăng trưởng quá mạnh. Tại sao lại như vậy? Lý do chính là trong bối cảnh hiện nay khi ngành NN ngày càng hiện đại hơn, tỷ trọng NN trong GDP về lâu dài có chiều hướng giảm. Vì vậy, dư nợ cho vay đối với NNNT không phải là tăng mạnh và cũng không thể đòi hỏi dư nợ đối với NNNT tăng mạnh được. Chúng ta muốn hiện đại hóa NN thì đương nhiên mảng NN sẽ thu hẹp về quy mô GDP nhưng sẽ tăng về hàm lượng giá trị.
- Theo ông, còn những điểm nghẽn nào chưa được NĐ 116 đề cập tới?
Đúng là 1 phần cơ bản những vướng mắc trong cho vay ND, NNNT đã được tháo gỡ trong nghị định mới này. Song bên cạnh đó cũng còn 1 số điểm tôi cho rằng cần phải lưu ý.
Thứ nhất, liên quan đến tài sản thế chấp. Hiện nay vướng mắc khi cho vay NNCNC thì tài sản thế chấp ví dụ như vấn đề liên quan đến nhà kính vẫn chưa được công nhận vì chưa có hướng dẫn cụ thể giữa Bộ Tài nguyên – Môi trường đầu mối phối hợp là Ngân hàng Nhà nước. Cái đó cần phải tháo gỡ bởi rõ ràng cho vay NNCNC gắn rất nhiều với nhà kính mà hiện nay không thế chấp được.
Thứ 2, liên quan đến khoanh nợ, nợ khó đòi hay nợ xấu, đòi hỏi sự vào cuộc rất quyết liệt của chính quyền địa phương và sự phối hợp chặt chẽ của các bên liên quan. Ngoài ra cần lưu ý đến bảo hiểm NN.
Xin cảm ơn ông!
Thúy Lê
Theo Danviet.vn
Đề xuất thêm nhiều chức năng cho Công ty Mua bán nợ Việt Nam
Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo Nghị định về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Công ty TNHH MTV Mua bán nợ Việt Nam (DATC). Với dự thảo này, DATC được mở rộng phạm vi đối tượng hoạt động, bổ sung một số chức năng, nghiệp vụ trong việc mua, bán, tiếp nhận, xử lý nợ và tài sản.
Theo Bộ Tài chính, dự thảo Nghị định được xây dựng nhằm hoàn thiện cơ chế hoạt động của DATC theo hướng mở rộng phạm vi đối tượng hoạt động, bổ sung một số chức năng, nghiệp vụ trong việc mua, bán, tiếp nhận, xử lý nợ và tài sản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như khả năng xử lý tài sản, thu hồi nợ; ưu tiên mua, xử lý nợ và tài sản của các DNNN thực hiện sắp xếp, chuyển đổi sở hữu để hỗ trợ cho quá trình tái cơ cấu.
Đồng thời, dự thảo bổ sung một số quy định mới để phù hợp với một số văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành và đặc thù hoạt động của DATC (hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh rủi ro, mua và xử lý nợ xấu; tham gia xử lý nợ, tái cơ cấu các DN có tình hình tài chính khó khăn, lâm vào tình trạng phá sản, đòi hỏi phải đa dạng hóa phương thức xử lý thu hồi nợ và khai thác tài sản; hoạt động tiếp nhận, xử lý nợ và tài sản loại trừ mang tính chất tận thu cho Nhà nước, phụ thuộc vào tiến độ sắp xếp, chuyển đổi sở hữu DNNN).
Dự thảo Nghị định cũng bổ sung một số cơ chế hiện đang áp dụng đối với DN tương đồng về hoạt động kinh doanh mua bán, xử lý nợ với DATC như VAMC (Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam) mà cụ thể là được tham gia "xử lý nợ xấu của các tổ chức kinh tế, tham gia hình thành và phát triển thị trường mua bán nợ có tổ chức và có sự quản lý của Nhà nước".
Về các hoạt động của DATC, dự thảo Nghị định bổ sung việc DATC tiếp nhận nợ và tài sản của các đơn vị sự nghiệp công lập khi thực hiện cổ phần hóa; được tiếp nhận các tài sản khác theo chỉ định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là các tài sản tồn đọng, các tài sản gắn với xử lý nợ để tiếp tục đầu tư khai thác hoặc xử lý thu hồi cho Nhà nước.
Việc bổ sung quy định DATC có chức năng tiếp nhận các tài sản, dự án tồn đọng để tiếp tục đầu tư khai thác hoặc xử lý, thu hồi vốn cho Nhà nước sẽ tạo thêm các phương án xử lý linh hoạt, đa dạng và có hiệu quả đối với các đối tượng này. Nội dung này cũng phù hợp với quy định tại điểm b và c khoản 2 Điều 38 Luật Quản lý và sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại DN.
Thực tế, tại một số DN mà DATC thực hiện tiếp nhận hoặc mua, xử lý nợ và tài sản theo chỉ định thì có một số dự án tồn đọng, tuy nhiên do chưa có cơ chế nên DATC không tiếp nhận hay mua lại dự án này để tiếp tục đầu tư, đưa vào vận hành, khai thác hoặc xử lý thu hồi vốn cho Nhà nước. Ngoài ra, nội dung bổ sung này cũng phù hợp với nhiệm vụ được giao khi thành lập DATC là xử lý các khoản nợ tồn đọng và tài sản tồn đọng góp phần lành mạnh hoá tình hình tài chính DN.
Đối với hoạt động mua nợ và tài sản theo chỉ định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, dự thảo nghị định cũng bổ sung nội dung đối tượng mua theo chỉ định là các dự án cần hỗ trợ xử lý nợ để tiếp tục đầu tư, khai thác theo chỉ định.
Về nguyên tắc hoạt động, Bộ Tài chính đề xuất quy định rõ DATC hoạt động theo nguyên tắc: Bảo toàn và phát triển vốn nhà nước; tự chủ, tự chịu trách nhiệm; công khai, minh bạch và tuân thủ các quy định của pháp luật; kiểm soát, hạn chế rủi ro trong quá trình hoạt động.
Hồng Vân
Theo baohaiquan.vn
BIDV sắp lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, HoSE: BID) vừa thông báo chốt danh sách cổ đông vào ngày 8/10/2018 để lấy ý kiến bằng văn bản các vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. Ảnh minh họa. Tiếp theo đó, từ ngày 15-30/10/2018, BIDV sẽ thực hiện lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản. Thời gian lấy...