Cho vay ngang hàng (P2P): Cấm hay quản phải làm ngay
Cho vay ngang hàng ( P2P Lending) là mô hình cho vay chứa đựng rủi ro lớn do chưa có khung pháp lý bảo vệ. Đặc biệt, sự sụp đổ của hàng loạt sàn P2P Trung Quốc năm 2018 và trào lưu đổ xô sang Việt Nam, tiếp tục cảnh báo về mô hình này. Tuy nhiên, cho đến nay cấm hay quản vẫn còn là vấn đề bỏ ngỏ.
Mảnh đất màu mỡ
Mô hình P2P xuất hiện tại Việt Nam vào năm 2016. Đến đầu năm 2019, NHNN cho biết có khoảng 40 công ty P2P hoạt động như Tima, Trustcircle, We Cash, Interloan, Lendbiz… Trong đó khoảng 10 đơn vị có nguồn gốc từ Trung Quốc và một số công ty đến từ Indonesia, Malaysia, Singapore. Một thông tin Tập đoàn Nexttech công bố vào tháng 7-2019, cho thấy có khoảng 60-70 doanh nghiệp (DN) cung cấp dịch vụ P2P của Trung Quốc tràn sang Việt Nam.
Việc cấm P2P Lending gần như không thể vì đây là xu thế của cách mạng công nghệ 4.0. Vì vậy, cần giải pháp để hợp thức hóa, quản lý hiệu quả mô hình này, tránh những hậu quả đáng tiếc cho người dân, DN.
TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính – NH
Cùng với sự gia tăng về số lượng, dịch vụ của P2P cũng được triển khai đa dạng. Bên cạnh cho vay cá nhân, nhiều công ty P2P như Lendbiz, VNVON đã kết nối nhà đầu tư với DN, hộ kinh doanh cần vốn với lợi tức đầu tư lên đến 20%/năm, còn DN dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn với thủ tục đơn giản, không cần tài sản thế chấp.
P2P Lending phát triển nhanh tại Việt Nam bởi lẽ tỷ lệ tăng trưởng các năm qua rất cao, ở mức 35-50%. Đây là miếng bánh hấp dẫn nhà đầu tư trong nước và DN nước ngoài. P2P Lending giúp thủ tục vay đơn giản và nhanh hơn, đáp ứng nhu cầu vay, nhờ ứng dụng công nghệ trong việc đánh giá xếp hạng khách hàng với quy trình rút gọn. Hình thức này tạo thêm kênh dẫn và tiếp cận vốn, gia tăng giá trị của tài nguyên dữ liệu về dân cư, hỗ trợ DNNVV vay, giảm trừ đáng kể hoạt động tín dụng đen.
Hoạt động ngoài vòng kiểm soát
Song P2P cũng xuất hiện nhiều biến tướng, chẳng hạn một số đối tượng ẩn danh và núp bóng giao dịch trên các nền tảng P2P Lending để trốn thuế, rửa tiền, tài trợ khủng bố; hoặc huy động tài chính đa cấp khiến người cho vay, người đi vay trở thành nạn nhân của hành vi lừa đảo, chiếm dụng vốn bất hợp pháp. Nhiều đối tượng cho vay nặng lãi, hoạt động tín dụng đen “núp bóng” các nền tảng P2P Lending để cho vay với mức lãi suất rất cao.
Video đang HOT
Ông Phạm Xuân Hòe, Phó Viện trưởng Viện chiến lược NHNN,
phát biểu tại một hội thảo về tính pháp lý P2P.
Đối với sự phát triển của mô hình P2P Lending, nhiều nước có khung pháp lý để quản lý. Ở Việt Nam, trước sự bùng nổ của dịch vụ P2P Lending, cuối năm 2018 NHNN đã nêu ý kiến tổ chức, cá nhân lợi dụng các nền tảng P2P Lending để thực hiện một trong các hoạt động NH không được NHNN cấp phép là vi phạm pháp luật. Được biết, Chính phủ đã giao cho NHNN là đầu mối nghiên cứu, và NHNN cũng đã tham khảo kinh nghiệm của các nước, đề xuất cho thực hiện thí điểm mô hình P2P là ngành kinh doanh có điều kiện. Tuy nhiên, cho đến nay, NHNN vẫn chưa công bố dự thảo quy định quản lý hoạt động này.
Như vậy, P2P Lending vẫn đang hoạt động không có sự kiểm soát của pháp luật và không thể xác định các đơn vị này đang thuộc ngành nghề, lĩnh vực nào. Đa số công ty P2P hiện nay hoạt động dưới hình thức tư vấn tài chính khi chưa được NHNN cấp phép, có nghĩa việc huy động và cho vay là không được phép. Bởi các định chế tài chính trung gian phải chịu sự điều chỉnh của NHNN, UBCKNN hoặc Bộ Tài chính, trong khi các công ty P2P chỉ chịu sự điều chỉnh của nơi cấp phép là Sở Kế hoạch – Đầu tư.
Cần tránh vết xe đổ
Không cấm nhưng vẫn chưa quản, do đó P2P Lending tại Việt Nam đang phát triển một cách tự phát, trong đó nhà đầu tư đang đứng ở đầu sóng ngọn gió. Bởi hiện nay người cho vay phải tự quản lý rủi ro và chấp nhận rủi ro nếu bị mất tiền khi bị hacker tấn công sập sàn, trục trặc kỹ thuật mất dữ liệu, hay thông tin cá nhân bị lợi dụng chia sẻ… vì không có hành lang pháp lý bảo vệ.
Thực trạng này dẫn đến rất nhiều hệ lụy. Thí dụ, Trung Quốc đã từng vượt mặt Mỹ và Anh để đạt giá trị 192 tỷ USD trên thị trường P2P, hiện đang phải trả giá vì đã thả nổi hoạt động của mô hình này. Trong năm 2018, hàng trăm sàn giao dịch P2P đã sụp đổ, hàng ngàn sàn sống lay lắt, hơn 20 công ty lớn vỡ nợ hơn 23 tỷ NDT (khoảng 3,3 tỷ USD), hàng trăm công ty nhỏ hơn cũng vỡ nợ hơn 30 tỷ NDT (khoảng 4,4 tỷ USD).
Ông Phạm Xuân Hòe, Phó Viện trưởng Viện chiến lược NHNN, chỉ ra 5 bài học từ sự sụp đổ này, chủ yếu đến từ vấn đề quản lý: (1) sự chậm chễ quản lý và tính cân bằng trong quản lý đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển đi kèm với rủi ro, bất ổn kinh tế – xã hội. (2) sự đánh đổi giữa lợi ích và rủi ro – vốn là đặc tính chung của các nhà đầu tư. (3) thông tin thiếu minh bạch và không được cập nhật kịp thời cơ sở dữ liệu trong kinh tế chia sẻ, thí dụ về nhận diện khách hàng vay – KYC/eKYC. (4) các giới hạn cho phép (cần quản lý) đối với sàn P2P. (5) vấn đề sáng tạo mô hình kinh doanh mới từ cách mạng công nghệ 4.0 và tư duy chính sách.
Để tránh vết xe đổ này, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính NH đã nhiều lần đề xuất phải có khung pháp lý đối với các công ty P2P Lending. Cụ thể, cần có các quy định về giới hạn đầu tư/cho vay của nhà đầu tư; quy định về tiêu chuẩn cấp phép, hoạt động và giám sát đối với tổ chức cung cấp nền tảng P2P; quy định về xác thực khách hàng (KYC), về công bố thông tin và kế hoạch giải quyết khi công ty P2P phá sản (đối với công ty P2P). Nhiều chuyên gia cũng bày tỏ quan điểm đối với P2P Lending hoặc cấm hoặc hợp thức hóa bằng khung pháp lý. Dù vậy, cho đến thời điểm này, cấm hay quản cũng vẫn chưa thấy NHNN có động thái gì.
Đỗ Linh
Theo saigondautu.com.vn
Đế chế Grab? (Kỳ 2): Grab - Dịch vụ siêu ngân hàng đồng đẳng
Sau khi kiến tạo được Grab Money, Grab sẽ tập trung thúc đẩy số lượng tiền sử dụng trong hệ sinh thái dịch vụ của mình thông qua mở rộng các dịch vụ/ hàng hóa có thể thanh toán được bằng Grab Money.
Các dịch vụ như du lịch, hàng hóa tiện ích trong cuộc sống từ từ được triển khai để gia tăng số lượng người sử dụng lẫn doanh số thanh toán bằng Grab Money.
Grab money chỉ là bước đệm
Sau khi thúc đẩy người dùng gia tăng kể trên, Grab sẽ bắt đầu triển khai Grab tín dụng - Grab Credit thông qua tự động cấp cho các khách hàng một lượng Grab nhất định tương ứng 5-10 triệu tiền Việt Nam. Khách hàng có toàn quyền không sử dụng số tiền này hoặc sử dụng và sẽ thanh toán sau 45 ngày tương ứng như thẻ tín dụng hiện tại các ngân hàng đang triển khai.
Grab Money có thể chỉ là bước đệm để Grab "tấn công" sang các lĩnh vực khác.
Thông qua cung cấp Grab tín dụng, Grab sẽ thúc đẩy nhanh hơn nữa quá trình Grab hóa thanh toán hàng hóa dịch vụ tại các quốc gia. Rõ ràng với tiện lợi của tiền Grab, khách hàng sẽ sử dụng ngày càng nhiều trong thanh toán và hạn chế từ từ sử dụng các dịch vụ từ ngân hàng truyền thống.
Sau khi Grab tín dụng được chấp nhận, Grab sẽ từ từ triển khai các chương trình trả góp và cho vay tiêu dùng như chúng ta chứng kiến các chương trình trả góp thông qua hỗ trợ tiêu dùng trong 6-12 tháng không lãi của các ngân hàng. Tiền tệ Grab và dịch vụ tín dụng chính thức tham gia và lớn mạnh nhanh chóng trong tầng lớp tiêu dùng.
Tuy nhiên viễn cảnh trên là một sự đe dọa nghiêm trọng tới sự tồn vong của các ngân hàng truyền thống thì dịch vụ cho vay đồng đẳng P2P kế tiếp sau khi khách hàng quen sử dụng Grab tín dụng sẽ là cơn đại hồng thủy với ngành ngân hàng.
Tham vọng về "siêu ngân hàng"
Bản chất của ngành ngân hàng đó là huy động vốn và sau đó cho vay thu lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất tiền gửi và tiền vay. Trên nền tảng Grab tín dụng và tiền tệ Grab, Grab sẽ dễ dàng cho phép ai cũng có thể cho vay tiền và mượn tiền theo các quy định của Grab và Grab thu lợi nhuận từ phí trên giao dịch hoàn toàn giống thu từ dịch vụ xe hiện tại.
Một cá nhân sử dụng Grab có lịch sử tín dụng tốt trên Apps sẽ được Grab mở dịch vụ kêu gọi mạng ngang hàng cho vay. Ví dụ bạn sinh viên A đang chạy Grab hoàn toàn đặt lệnh cho vay từ mạng ngang hàng Grab 25 triệu cho đóng tiền học. Bạn A sẽ chọn thời gian trả là 36 tháng và lãi xuất ví dụ 12 % một năm trên số dư nợ trả. Một cá nhân X có tiền dư thừa thay vì gửi ngân hàng sẽ trực tiếp nạp tiền vào ứng dụng cho vay ngang hàng. Cá nhân X sau khi thấy điểm tín dụng số do Grab đánh giá tốt sẽ cho vay bạn A. Các hoạt động thanh toán và giao dịch hoàn toàn tự động trên nền tảng trung gian là tiền tệ Grab nhằm đảm bảo an toàn và thuận lợi. Grab sẽ tự động thu phí và đánh giá điểm số tín dụng cả hai đầu cho vay và đi vay.
Thông qua dịch vụ cho vay ngang hàng này, mọi cá nhân có tiền nhàn rỗi đều có thể trở thành " ngân hàng " cho vay ngang hàng trên ứng dụng với các thời gian cho vay và lãi suất tự thỏa thuận với người vay theo các quy định sân chơi của Grab. Một bạn sinh viên có toàn quyền kêu gọi cho vay 500 triệu cho 4 năm học đại học với lãi xuất tùy thích và sẽ có hàng chục cá nhân cho vay 500 triệu cho bạn sinh viên này. Ngược lại một cá nhân có thể nạp 1 tỷ trên ứng dụng cho vay và công bố sẽ có nguồn tiền tín dụng 1 tỷ cho vay ngắn hạng 1-3 tháng với lãi suất 1 - 1.5 % một tháng theo dư nợ trả.
Tất cả những dịch vụ trên cộng hưởng với nhau sẽ là một cuộc cách mạng đột phá trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng. Sở dĩ Grab có thể chiến thắng bởi vì hệ sinh thái dịch vụ lẫn số lượng khách hàng của Grab đã đủ lớn để đảm bảo triển khai dịch vụ ngân hàng số thành công. Bên cạnh đó là nền tảng công nghệ và khả năng hoạt động xuyên quốc gia cũng như dòng tiền đầu tư khổng lồ đã biến Grab thành ngân hàng số lớn trong khu vực. Bài viết kế tiếp sẽ chia sẻ những giải pháp công nghệ Grab sẽ sử dụng trong dịch vụ ngân hàng và tài chính số.
Ths Vũ Tuấn Anh - Chuyên Gia Khởi Nghiệp - Đổi Mới Sáng Tạo và Chuyển Đổi Số
Theo enternews.vn
Công ty chứng khoán ra khỏi tình trạng "ngủ đông" Một số công ty chứng khoán sau nhiều năm hoạt động mờ nhạt đang có chuyển động mới, đặc biệt sau khi có sự thay đổi về cơ cấu cổ đông cũng như ban lãnh đạo. Ảnh Shutterstock. Chứng khoán Thành công (TCSC, mã chứng khoán TCI) có sự thay đổi cổ đông lớn khá mạnh mẽ vào thời điểm cuối năm 2018,...