Cho vay kiểu “tay không bắt giặc”, ngân hàng có dám?
Số liệu cho thấy 5 tháng đầu năm tín dụng chỉ tăng 1,31% so với đầu năm, quá thấp so với mục tiêu 12-14% cả năm. Các ngân hàng tiếp tục than thở do DN thiếu tài sản thế chấp, nợ xấu…
Ngân hàng và DN nên có muốn ngồi lại để tìm cách tháo gỡ khó khăn?
Ngân hàng – tiệm cầm đồ cao cấp
Hầu hết DN đều kêu hình thức cho vay vốn của hệ thống ngân hàng Việt cho đến hiện nay vẫn không khác nào tiệm cầm đồ cao cấp, có nghĩa là DN muốn được vay vốn thì buộc phải có tài sản thế chấp.
Theo ông Lê Quang Doãn, Tổng giám đốc công ty TNHH sản xuất-thương mại Minh Diệu, hầu như ít ngân hàng nào mà cho vay lại không có tài sản thế chấp. Mặc dù, DN đã có phương án sản xuất kinh doanh thì vẫn phải có đất đai hay máy móc thiết bị để thế chấp cho khoản vay.
Ông Trần Quốc Thanh, Giám đốc công ty TNHH Đại Hữu than thở, DN vay tín chấp của ngân hàng rất khó.
Còn Giám đốc công ty TNHH Anh Minh Thành cho biết, DN không dễ gì có thể vay vốn bằng dự án hay phương án sản xuất kinh doanh. Nếu DN có đưa dự án/phương án sản xuất kinh doanh đẹp, mang cả đơn hàng, khách hàng đối tác, tính được chi phí, lợi nhuận… trình bày cho ngân hàng nhưng ngân hàng nói nếu lỗ xảy ra thì ai chịu, lấy gì ra đảm bảo…?
Video đang HOT
Vấn đề khó cho vay bằng dự án cũng do ảnh hưởng trước kia nhiều ngân hàng cho vay dính dự án “ma”, cái lệ này khiến những DN làm ăn đoàng hoàng bị dính lây. Do vậy, điều đầu tiên muốn vay vốn ngân hàng phải có tài sản thế chấp rồi hẵng tính đến các vấn đề khác.
Cho vay theo dự án – Còn xa
Theo ông Nguyễn Thanh Toại, Phó tổng giám đốc ACB, hiện ACB vẫn cho DN vay thế chấp bằng dòng tiền, cho vay theo hợp đồng cung ứng. Tuy nhiên, đối với DN muốn được vay vốn bằng dự án/phương án sản xuất kinh doanh thì ngân hàng phải căn cứ vào phương án bao tiêu (đầu ra).
Nếu DN tốt thì vẫn có thể vay được nhưng nếu quá rủi ro thì ngân hàng cũng phải cân nhắc.
Còn ông Lê Hải Lâm, Phó tổng giám đốc của ngân hàng Eximbank cho rằng, vấn đề là DN không chịu xây dựng thương hiệu, quản lý cũng không hiệu quả, không tôn trọng luật chơi. Nhiều DN coi tiền vay như tiền của mình, muốn xài gì thì xài nên ngân hàng e dè.
Theo ý kiến của ông Hùng, vấn đề ở đây là làm sao nâng cao trách nhiệm mỗi bên cả ngân hàng và DN. Vì trong thời buổi công nghệ phát triền thì việc kiểm tra thông tin về loại máy móc đó rất dễ, chỉ cần gọi đến nơi sản xuất máy móc đó hoặc xem trên mạng là có thông tin đầy đủ. Nên không có việc kê giá lên để được vay nhiều.
Do vậy, cán bộ ngân hàng cũng phải nâng cao trình độ và nghiệp vụ của mình trong vấn đề thẩm định khách hàng, dự án, máy móc chứ không thể dựa vào nguyên lý cứ phải có tài sản thế chấp là bất động sản mới cho vay. “Nhiều khi cán bộ tín dụng ngân hàng chỉ cần nắm tài sản thế chấp là yên tâm, chẳng cần biết dự án đó là gì.”
Còn một cán bộ tín dụng của ngân hàng cho rằng, khả năng lập dự án của DN rất kém, vì DN là người trực tiếp sản xuất và nắm bắt thị trường mà không thuyết phục được thì làm sao chúng tôi tin mà cho vay?
“Vấn đề ở đây là chúng ta có thiện chí với nhau hay không?” – ông Hùng cho biết. Vì chính là khi thẩm định dự án hay máy móc đó có khả thi hay không thi trước tiên là DN phải bên trung thực chứ không phải kiểu “lập dự án cho có”, còn bên ngân hàng cũng phải góp phần là “cái kim chỉ nam”, tham mưu giúp DN hoàn thiện dự án nếu thấy nó hiệu quả. Đây là kiểu hợp tác cùng có lợi, DN giúp ngân hàng đầu tư vốn hiệu quả, ngân hàng bơm vốn cho DN làm ăn tốt.
Chẳng hạn, một DN có ý tưởng đầu tư vào kinh doanh đèn Led vì tương lai sản phẩm này rất hữu dụng vì nó rất tiết kiệm điện. Còn nếu dự án của DN tốt nhưng viết chưa hay thì cán bộ tín dụng ngân hàng nếu giỏi chuyên môn, nghiệp vụ sẽ giúp DN hoàn thiện dự án.
“Nếu anh làm trong ngành sản xuất đó mà chính anh không rành rẽ thì làm sao anh có thể thuyết phục tôi bỏ tiền cho anh vay được?”- đây là việc ngân hàng không nên cho vay dù có tài sản thế chấp khác, ông Hùng thẳn thắn. Nếu chúng ta bắt bí với nhau thì chắc chắn là không thể nào thực hiện được. Vì ngân hàng cho vay ra thì cũng phải chịu rủi ro, và rủi ro đó đã được chuyển vào lãi suất rồi. Chứ không thể đòi 100 món cho vay ra thu hồi đủ cả 100 món.
Giám đốc của công ty Anh Minh Thành cũng cho rằng, một khi DN làm ăn đoàng hoàng muốn vay vốn để làm ăn thì họ cũng phải tính toán và lường được khả năng của họ, không quá sức để đảm bảo tiền vay hiệu quả còn trả nợ. “Khi DN đưa dự án ra vay thì cán bộ tín dụng phải thực sự có trách nhiệm kiểm tra, thẩm định. Nếu đúng thì ngân hàng nên mạnh dạn giải ngân, vì đối với những DN thực sự làm ăn thì chắc chắn họ dám cho ngân hàng kiểm tra, xem xét kỹ và chấp nhận cho ngân hàng quản lý dòng tiền của họ, thậm chí cho xem cả sổ sách kế toán”.
Ông Lê Hải Lâm cũng cho biết thêm, hiện có nhiều DN vay tín chấp của Eximbank chứ không phải là không có. DN có dự án/phương án kinh doanh cụ thể, khả thi đến Eximbank, chúng tôi đồng ý ngồi lại cùng DN để gỡ khó trong vay vốn. Hiện ngân hàng đang “đổ ra đường” để tìm khách hàng vay.
Theo Infonet
Huyền Như kháng cáo đòi biệt thự 43 tỷ cho mẹ
Chấp nhận án chung thân, Huyền Như kháng án đòi ngôi biệt thự ở Quảng Nam bởi cho rằng tài sản trị giá 43 tỷ đồng này là của mẹ mình nhưng đang bị kê biên trong phần thi hành án dân sự.
Ngày 14/2, TAND TP HCM đã nhận được đơn kháng cáo của Huỳnh Thị Huyền Như (35 tuổi, nguyên trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ, Vietinbank chi nhánh TP HCM) trong ngày cuối cùng của hạn định.
Bị cáo Huyền Như trong phiên tòa sơ thẩm. Ảnh: H.D
Trong đơn, nữ bị cáo vừa bị cấp sơ thẩm tuyên chung thân không xin giảm án mà chỉ kháng cáo một phần bản án liên quan đến 12 tài sản bị kê biên. Huyền Như đề nghị Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tuyên trả lại căn biệt thự H2 thuộc dự án The Nam Hải (tỉnh Quảng Nam) trong số tài sản bị kê biên.
Theo Như, bất động sản này đang đứng tên bà Nguyễn Thị Lang (mẹ ruột Huyền Như), không phải là tài sản do bị cáo mua bằng tiền chiếm đoạt được. Đồng quan điểm, bà Lang cũng có đơn xác nhận đã cho con gái mượn tài sản này "để có vốn làm ăn". Hiện Như đang bị buộc án chung thân, bà đề nghị tòa trả lại phần tài sản này để ở và nuôi con của Như.
Trước đó, bản án của TAND TP HCM cũng bị VKS kháng nghị, đề nghị tăng mức phạt đối với Võ Anh Tuấn, nguyên phó giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Nhà Bè (Vietinbank Nhà Bè) và Đào Thị Tuyết Dung (Giám đốc Công ty TNHH Dung Vân). Theo Viện, Anh Tuấn và Tuyết Dung là những đồng phạm tích cực giúp Huyền Như chiếm đoạt số tiền lớn. Mức án 20 năm tù màtòa sơ thẩm áp dụng với Tuấn và 12 năm tù cho Dung là chưa tương xứng, cần phải xem xét lại.
Đã có 22 trong tổng số 23 bị cáo của vụ án kháng cáo. Trong đó 3 bị cáo kêu oan, số còn lại xin giảm nhẹ hình phạt. Còn hầu hết các bị hại và nguyên đơn dân sự cũng đều kháng án đề nghị xem xét lại tư cách tham gia tố tụng của Vietinbank và đòi ngân hàng này phải có trách nhiệm trong việc bồi thường gần 4.000 tỷ đồng mà Huyền Như đã chiếm đoạt.
Theo nội dung vụ án, để có tiền trả các khoản nợ lãi suất cao do thua lỗ trong kinh doanh bất động sản và chứng khoán, Huyền Như đã làm giả 8 con dấu của các cơ quan tổ chức, giả chữ ký của nhiều cá nhân để thực hiện hàng loạt hợp đồng huy động vốn giả, chiếm đoạt gần 4.000 tỷ đồng của 9 công ty, 3 ngân hàng và 3 cá nhân.
Bị truy tố về các tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Làm giả con dấu tài liệu của cơ quan tổ chức, Huyền Như phải nhận mức án chung thân. Trong quá trình điều tra, Như bị kê biên, thu giữ tài sản trị giá hơn 229,4 tỉ đồng, trong đó có nhiều bất động sản.
Theo VNE
Năm 2020: Thu ngân sách từ đất và BĐS dự kiến 10-15% tổng thu ngân sách Bộ Xây dựng vừa trình Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển thị trường bất động sản đến năm 2020 với mục tiêu tăng diện tích ở bình quân/người và tăng thu ngân sách từ lĩnh vực này. Theo kế hoạch của Bộ Xây dựng, sẽ bảo đảm cơ cấu hàng hóa bất động sản được phát triển phù hợp với nhu...