Cho vay doanh nghiệp trả lương lãi suất 0%, cần có cơ chế giám sát
Trước tác động tiêu cực của dịch Covid-19 đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là người lao động, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp vớ i Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nghiên cứu việc cho vay tái cấp vốn, lãi suất 0% để hỗ trợ doanh nghiệp trả lương cho người lao động.
Trong đó, có nội dung hỗ trợ người sử dụng lao động được vay Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) với lãi suất 0%, thời hạn không quá 12 tháng, mức vay tối đa theo 50% mức lương tối thiểu vùng/tháng/người để trả lương cho người lao động bị ngừng việc trong 3 tháng và có trách nhiệm trả số tiền lương ngừng việc còn lại cho người lao động.
Dự kiến số tiền cho vay là 16.200 tỷ đồng, tổng số lao động được hỗ trợ là 3 triệu người.
ây được nhận định là tin vui không chỉ với doanh nghiệp mà cả với người lao động và trong đó, minh chứng khá rõ nét đối với các doanh nghiệp trong các lĩnh vực thâm dụng lao động như dệt may, da giày.
ầu năm 2020, dịch Covid-19 bùng phát từ Trung Quốc khiến ngành dệt may Việt Nam rơi vào khó khăn do thiếu hụt nguyên phụ liệu sản xuất.
Khi nỗi lo về nguyên liệu chưa kịp giải tỏa, thì mới đây, nhiều doanh nghiệp nhận được thông báo các đối tác tại thị trường Mỹ và EU sẽ tạm ngưng nhận hàng trong khoảng thời gian từ 3 tuần đến 1 tháng.
Mặc dù vậy, vấn đề cấp bách nhất được các lãnh đạo doanh nghiệp cho biết là làm thế nào để đảm bảo đời sống cho người lao động.
ặc thù của ngành dệt may là sử dụng nhiều lao động và phần lớn là lao động phổ thông, không có khả năng chuyển đổi công việc trong tình hình hiện nay.
Do đó, việc duy trì việc làm và thu nhập cho công nhân không chỉ là bài toán sống còn của doanh nghiệp, mà còn tác động rất lớn đến đời sống xã hội.
Theo các doanh nghiệp dệt may, xuất khẩu hàng hóa bị đình trệ, doanh nghiệp giảm giờ làm, nhưng vẫn phải trả lương cơ bản cho công nhân với mức trung bình hơn 6 triệu đồng/người/tháng.
Video đang HOT
Như vậy, ước tính một doanh nghiệp quy mô vừa, với khoảng 1.000 lao động, mỗi tháng phải chi trả hơn 6 tỷ đồng tiền nhân công, còn những doanh nghiệp lớn với quy mô từ 10.000 lao động thì số tiền trả lương hàng tháng lên tới hàng chục tỷ đồng.
Thực tế cho thấy, nếu không xử lý tốt vấn đề này có thể dẫn tới việc doanh nghiệp buộc phải sa thải lao động hàng loạt.
iều đó không chỉ ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp khi dịch bệnh qua đi, mà nó còn tiềm ẩn nhiều vấn đề gây bất ổn xã hội.
Theo Tổng cục Thống kê, về tình hình lao động, việc làm quý I/2020, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ở mức thấp kỷ lục do dịch bệnh.
Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi tăng cao nhất trong 5 năm trở lại đây do nhu cầu thị trường lao động sụt giảm.
Về phía ngân hàng, trao đổi với Báo ầu tư Chứng khoán, vấn đề được các lãnh đạo ngân hàng đặc biệt quan tâm đó là cơ chế cho vay, cơ chế giám sát để chính sách hỗ trợ hướng đến đối tượng thụ hưởng cuối cùng là người lao động, tránh các trường hợp trục lợi, bên cạnh cơ chế xử lý rủi ro.
“Ngân hàng có phải trích lập dự phòng rủi ro cho những khoản cho vay này hay không? Thậm chí trong trường hợp xấu nhất là doanh nghiệp phá sản, không trả được nợ, rủi ro này được xử lý thế nào? ó là những vấn đề vô cùng quan trọng mà các nhà hoạch định chính sách cần phải tính tới nếu muốn chính sách có thể sớm đi vào cuộc sống, hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động, mà không tạo rủi ro cho ngân hàng”, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế phân tích.
Trong diễn biến mới nhất, Thường trực Hội đồng nhân dân TP. Hà Nội vừa đồng ý về nguyên tắc với đề xuất của Ủy ban nhân dân Thành phố trong việc bổ sung 650 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Thành phố ủy thác (đợt 1) qua chi nhánh NHCSXH TP. Hà Nội.
ược biết, nguồn vốn này nhắm đáp ứng khoảng 65% nhu cầu vốn cần thiết để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn Thành phố nhằm phục hồi sản xuất, khắc phục thiệt hại do dịch bệnh trong năm 2020, qua đó góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, tạo việc làm và bảo đảm an sinh xã hội.
NHCSXH cho biết, đơn vị này đang hoàn thiện hướng dẫn liên quan đến công tác hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhằm đảm bảo nguồn vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng, công khai, minh bạch.
Nhuệ Mẫn
Gói hỗ trợ do ảnh hưởng Covid-19: Không có chỗ cho doanh nghiệp Nhà nước "đục nước béo cò"
Đề cập đến gói hỗ trợ cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19, luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Basico cho rằng, danh sách được nhận hỗ trợ sẽ không rõ ràng như danh sách quản lý hộ khẩu, danh sách tiền lương... nên rất dễ bị lợi dụng.
"Miếng bánh" mà doanh nghiệp nào cũng muốn được chia phần
Chính phủ đang có những động quyết liệt và nhân văn, đó là hỗ trợ cho các doanh nghiệp gặp khó khăn bởi dịch COVID-19 bằng gói hỗ trợ tiền tệ, hiện nâng lên khoảng 300.000 tỷ đồng.Giải pháp này sẽ góp phần quan trọng giúp các doanh nghiệp vượt qua những khó khăn trong giai đoạn dịch bệnh hiện nay, dành nguồn lực tập trung duy trì và phục hồi sản xuất - kinh doanh trong thời gian tới.
Luật sư Trương Thanh Đức: Gói hỗ trợ tín dụng không nhiều nên hãy dành cho các doanh nghiệp thực sự yếu thế. (Nguồn: Cafef.vn)
Dù vậy, về phía doanh nghiệp, gói hỗ trợ này chính là "miếng bánh" mà doanh nghiệp nào cũng muốn được chia phần, và càng mong muốn hơn trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp cần được tháo gỡ khó khăn trong việc tiếp cận vốn, thực thi các chính sách hoãn, giãn nợ, giảm lãi suất hiệu quả hơn...
Đứng trước "miếng bánh" đó, có thể dễ dàng hình dung ra đây là thời điểm để một số doanh nghiệp tranh thủ tận dụng cơ hội bằng cách "ôn nghèo kể khổ" nhằm mong được giúp đỡ.
Mới đây, một đơn vị đã đề nghị cho các tập đoàn Nhà nước tiếp cận gói hỗ trợ tín dụng, thời hạn vay tối thiểu 3 năm, lãi suất 0% nhằm phục vụ nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, thanh toán lương cho người lao động...
Chia sẻ với báo Điện tử Tổ Quốc, luật sư Trương Thanh Đức cho rằng, đối với những doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp chủ đạo mà thiên hạ chưa "chết" mà họ đã "chết" rồi thì cần phải xem lại. Nếu đã yếu kém như vậy thì không thể xem là doanh nghiệp vai trò chủ đạo.
Vị luật sư này nhấn mạnh, gói hỗ trợ tín dụng này không nhiều nên hãy dành cho các doanh nghiệp thực sự yếu thế.
"Không thể con đẻ thì cứu, con rơi thì kệ... Vừa rồi một lãnh đạo ủy ban đề xuất gói vay lãi suất 0%. Tôi cho rằng với mức lãi suất như vậy chỉ nên dành cho trường hợp trợ cấp người bần cùng. Doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả mà lại được hưởng gói trợ cấp như vậy thì thà rằng cứ để cho "chết" và dành hỗ trợ cho doanh nghiệp khác để họ sống khỏe, sau này họ nộp thuế cho nhà nước, tạo nhiều công ăn việc làm, phát triển thị trường ...", ông Trương Thanh Đức nói.
Ông Trương Thanh Đức cũng chia sẻ thêm, với gói hỗ trợ này cần phải có khâu giám sát chặt chẽ, bởi không tránh được tình trạng "đục nước béo cò". Ngoài ra, danh sách được nhận hỗ trợ sẽ không rõ ràng như danh sách quản lý hộ khẩu, danh sách tiền lương... nên rất dễ bị lợi dụng. Vì thế rất cần phải minh bạch, giám sát chặt chẽ.
Cần có biện pháp để tránh tình trạng trục lợi chính sách
Báo Tuổi trẻ dẫn nguồn tin rằng, nhiều doanh nghiệp khẳng định rất khó tiếp cận gói hỗ trợ tín dụng từ ngân hàng, dù Chính phủ đã công bố gói tín dụng và bản thân các doanh nghiệp cũng đáp ứng được điều kiện để nhận hỗ trợ. Ngay sau khi nghe thông tin, các doanh nghiệp đã liên lạc với ngân hàng nhưng chỉ nhận được phản hồi đại loại như "chưa có thông tư hướng dẫn", "có thông tư nhưng ban lãnh đạo chưa chỉ đạo nên chưa biết hướng giải quyết"...
Thủ tướng nêu rõ tinh thần, không để doanh nghiệp thiếu vốn tín dụng, tạo mọi thuận lợi để doanh nghiệp tiếp tục duy trì phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: Nam Nguyễn
Theo một số chuyên gia kinh tế, để gói tín dụng hỗ trợ có thể dễ dàng tiếp cận hơn đối với các ngành, doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề nhất thì nguyên tắc thực hiện chính sách là phải kịp thời, minh bạch, các tiêu chí phải hết sức rõ ràng cụ thể, dễ thực hiện. Đặc biệt, các đối tượng doanh nghiệp thụ hưởng phải đúng, phải trúng...Càng rõ ràng, công khai... bao nhiêu thì càng giảm tiêu cực, làm sai bấy nhiêu.
Vấn đề này, ngày 8/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về việc chuẩn bị nội dung Hội nghị trực tuyến "4 trong 1" của Chính phủ với các địa phương cũng đã cho biết, gói hỗ trợ tiền tệ, hiện nâng lên khoảng 300.000 tỷ đồng.
Thủ tướng nêu rõ tinh thần, không để doanh nghiệp thiếu vốn tín dụng, tạo mọi thuận lợi để doanh nghiệp tiếp tục duy trì phát triển sản xuất, kinh doanh. Không được để tình trạng nơi nào quen biết thì cho hưởng mức thấp, nơi nào không quen biết thì như cũ.
Người đứng đầu Chính phủ đề nghị tiếp tục tính toán việc giảm lãi suất cho vay, ngành ngân hàng cần lưu ý kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp về tiếp tục miễn, giảm tiền lãi, bảo lãnh tín dụng, hỗ trợ lãi suất với tinh thần ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn hiện nay. Chính vì thế, để gói hỗ trợ này mang lại hiệu quả cao, Chính phủ và các bộ, ngành cần có các hướng dẫn cụ thể, chi tiết và kịp thời. Đồng thời, cần có các biện pháp quản lý chặt chẽ để tránh tình trạng trục lợi chính sách, ưu đãi không đúng đối tượng.
Hà Giang
HDBank dành 5.000 tỷ đồng cho Gói Swift SME, lãi suất chỉ từ 6,5% hỗ trợ nhanh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Sẻ chia khó khăn, tiếp sức kịp thời cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh, vượt qua dịch bệnh Covid-19, HDBank tiếp tục triển khai gói vay ưu đãi mới Swift SME với lãi suất chỉ từ 6,5%/năm. Lãi suất của gói tín dụng ưu đãi đặc biệt cạnh tranh, linh hoạt chỉ từ mức...